Nhật đề xuất gửi 1 triệu người già Tokyo đi các tỉnh
Đề xuất từ Hội đồng Chính sách Nhật Bản (JPC) lập tức vấp phải phản ứng gay gắt từ các tỉnh
Một số nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản mới đây đã đề xuất chính quyền thủ đô Tokyo đưa 1 triệu người già về sinh sống ở các tỉnh khác, để giảm tải cho hệ thống y tế ở đô thị.
Theo Financial Times, đây là đề xuất từ Hội đồng Chính sách Nhật Bản (JPC), một cơ quan nghiên cứu trực thuộc Chính phủ. JPC cho rằng có ít nhất 41 tỉnh ở Nhật, ví dụ như Hokkaido hay Asahikawa, có hạ tầng tốt và còn thừa chỗ trống để chăm sóc người già tại Tokyo.
JPC đã lập tức vấp phải phản ứng gay gắt từ chính quyền các tỉnh do lo ngại về sức ép lên ngân sách và hạ tầng, chưa kể từ lâu nay các tỉnh đã gặp khó khăn trong phát triển kinh tế khi lực lượng lao động trẻ đổ xô về Tokyo.
Trên thực tế, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Tokyo không có đủ hạ tầng cần thiết để ứng phó với tình trạng số lượng người già ngày một tăng lên. Bài toán hạ tầng này không chỉ của riêng Tokyo, mà còn của nhiều thành phố lớn khác trên thế giới: trong khi nhu cầu văn phòng, nhà ở tăng lên từng ngày thì phải dành ngày một nhiều chỗ cho các trại dưỡng lão mọc lên như nấm.
Ông Tai Takahashi, nhà nghiên cứu thuộc JPC, khẳng định rằng người Nhật nào cũng nói đến việc số lượng người già đang gia tăng, nhưng chẳng ai biết thực tế nó đang ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng như thế nào. Ông nói, đã đến lúc cần phải cho công chúng biết sự trầm trọng của vấn đề và đưa ra hướng giải quyết triệt để.
Trong 10 năm tới, Tokyo dự kiến sẽ có khoảng 1,75 triệu người trên 75 tuổi. Và không giống như người già ở các tỉnh khác, 25% người già Tokyo sống một mình, không có ai chăm sóc.
Trong khi đó, số lượng các nhà dưỡng lão và trung tâm chăm sóc người già ở Tokyo thấp hơn mức trung bình của toàn nước Nhật. Chí phí chăm sóc người già đồng thời cũng rất cao.
Đó là còn chưa kể đến quỹ đất dành để xây dựng các trung tâm chăm sóc người già tại Tokyo cũng sắp cạn kiệt.
Theo Financial Times, đây là đề xuất từ Hội đồng Chính sách Nhật Bản (JPC), một cơ quan nghiên cứu trực thuộc Chính phủ. JPC cho rằng có ít nhất 41 tỉnh ở Nhật, ví dụ như Hokkaido hay Asahikawa, có hạ tầng tốt và còn thừa chỗ trống để chăm sóc người già tại Tokyo.
JPC đã lập tức vấp phải phản ứng gay gắt từ chính quyền các tỉnh do lo ngại về sức ép lên ngân sách và hạ tầng, chưa kể từ lâu nay các tỉnh đã gặp khó khăn trong phát triển kinh tế khi lực lượng lao động trẻ đổ xô về Tokyo.
Trên thực tế, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Tokyo không có đủ hạ tầng cần thiết để ứng phó với tình trạng số lượng người già ngày một tăng lên. Bài toán hạ tầng này không chỉ của riêng Tokyo, mà còn của nhiều thành phố lớn khác trên thế giới: trong khi nhu cầu văn phòng, nhà ở tăng lên từng ngày thì phải dành ngày một nhiều chỗ cho các trại dưỡng lão mọc lên như nấm.
Ông Tai Takahashi, nhà nghiên cứu thuộc JPC, khẳng định rằng người Nhật nào cũng nói đến việc số lượng người già đang gia tăng, nhưng chẳng ai biết thực tế nó đang ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng như thế nào. Ông nói, đã đến lúc cần phải cho công chúng biết sự trầm trọng của vấn đề và đưa ra hướng giải quyết triệt để.
Trong 10 năm tới, Tokyo dự kiến sẽ có khoảng 1,75 triệu người trên 75 tuổi. Và không giống như người già ở các tỉnh khác, 25% người già Tokyo sống một mình, không có ai chăm sóc.
Trong khi đó, số lượng các nhà dưỡng lão và trung tâm chăm sóc người già ở Tokyo thấp hơn mức trung bình của toàn nước Nhật. Chí phí chăm sóc người già đồng thời cũng rất cao.
Đó là còn chưa kể đến quỹ đất dành để xây dựng các trung tâm chăm sóc người già tại Tokyo cũng sắp cạn kiệt.