Ông trùm bán lẻ hàng thời trang của Anh quốc
Sau hơn 4 thập kỷ thành công trong lĩnh vực bán lẻ, Philip Green đã trở thành người giầu thứ tư của Anh quốc
Không chỉ với những người hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng thời trang mà với hầu hết người dân ở Anh quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới, danh tiếng của tỷ phú Philip Green đã trở nên rất quen thuộc.
Hiện nay, nắm trong tay chuỗi bán lẻ hàng thời trang Bhs và Arcadia Group lớn nhất Anh quốc, Philip Green đã chính thức vươn lên vị trí một trong những trùm trong lĩnh vực thời trang tại xứ sở sương mù.
Sau hơn 4 thập kỷ thành công trong lĩnh vực bán lẻ, Philip Green đã trở thành người giầu thứ tư của Anh quốc và là một trong những người có số tài sản lớn nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn với số tài sản cá nhân ước tính khoảng 7 tỷ USD.
Khởi đầu từ vị trí một nhân viên bán hàng bình thường trong một doanh nghiệp nhập khẩu. Bằng những kinh nghiệm thực tế đó, Philip Green đã bắt tay vào công việc kinh doanh tại cửa hiệu nhỏ của gia đình và sau đó tiến sâu vào lĩnh vực phân phối lẻ hàng thời trang.
Tính tới thời điểm hiện nay, mạng lưới bán lẻ bao gồm cả Bhs và Arcadia Group của Philip Green ước tính đã lên tới 2.300 cửa hiệu và tổng giá trị tài sản khoảng 361 tỷ Bảng, đây chính là hệ thống bán lẻ hùng mạnh nhất tại Anh quốc.
Đi lên từ tinh thần tự lập
Philip Green sinh ngày 15/3/1952 trong một gia đình gốc Do Thái sinh sống tại khu vực Croydon nằm ở phía nam Thủ đô Luân Đôn, Anh. Khi còn rất nhỏ, cả gia đình Philip Green đã chuyển tới khu vực ngoại ô Hampstead Garden Suburb sinh sống.
Bố mẹ Philip Green làm nghề buôn bán nhỏ và sau nhiều năm cố gắng đã mở được một cửa hiệu bán hàng tạp hoá, nhờ đó, tuy không giầu nhưng kinh tế của gia đình cũng được xếp vào hàng trung bình. Năm 1961, bố của Philip Green đã bị bệnh tim và đột ngột qua đời, bỏ lại những công việc kinh doanh còn dang dở của gia đình và cậu con trai mới tròn 9 tuổi.
Công việc kinh doanh của cửa hiệu bị đình trệ và gia đình đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Do đó, tạm gác lại công việc kinh doanh của cửa hàng, mẹ của Philip Green đã xin vào làm nhân viên bán hàng tại một trạm xăng gần nhà và Philip Green rất hay được mẹ đưa đi cùng tới nơi làm việc. Hàng ngày chứng kiến những vất vả của mẹ, cho dù là còn rất nhỏ nhưng Philip Green đã bắt đầu ý thức được cần phải cố gắng để vươn lên trong cuộc sống.
Thấy được những suy nghĩ đúng đắn đó của con trai, mẹ của Philip Green đã bắt đầu hướng dẫn cậu làm quen với các công việc kinh doanh trước đây của cửa hiệu. Vừa thông minh vừa rất quyết tâm, Philip Green đã tiếp thu rất nhanh những kiến thức sơ đẳng về kinh doanh, từ kỹ năng bán hàng cho tới việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
Tốt nghiệp chương trình học phổ thông tại trường Berkshire, thay vì tiếp tục con đường học tập, Philip Green đã quyết định tìm một công việc để vừa có thể kiếm tiền vừa có thể học được nhiều về lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, Philip Green đã xin được vào làm việc tại một công ty nhập khẩu giầy thời trang và nguồn hàng của công ty chủ yếu được nhập từ Mỹ.
Trong thời gian làm việc tại đây, Philip Green đã có nhiều dịp được ra nước ngoài và tham gia vào các công việc nhập khẩu giầy. Từ những chuyến đi và các công việc thực tế đó, Philip Green đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng thời trang.
Sau một năm làm việc, Philip Green đã quyết định rời công ty và bắt tay vào kinh doanh hàng thời trang. Để có đủ vốn, Philip Green đã phải đi vay khoản tiền 20.000 Bảng sau đó sửa chữa cửa hiệu cũ của gia đình thành một cửa hiệu bán quần áo thời trang nhỏ.
Thấy được nhu cầu ngày một lớn đối với các loại jean, Philip Green đã bắt tay ngay vào tìm kiếm nguồn hàng và nhập quần áo jean từ các nhà máy ở khu vực Viễn Đông để vừa đưa vào bán lẻ vừa phân phối cho các cửa hiệu bán lẻ khác tại Luân Đôn. Rất có khả năng mẫn cảm trước xu hướng mốt của thị trường hàng thời trang nên ngay từ giai đoạn đầu, những loại jean do Philip Green phân phối đều đánh trúng thị hiếu người tiêu dùng. Với số lượng khách ngày một đông, cửa hiệu đã có được sự ổn định và những khoản lợi nhuận ban đầu.
Xâm chiếm thị trường bán lẻ
Cũng trong những năm đó, thị trường giầy thời trang bắt đầu sôi động, rất nhiều các mẫu mã giầy được bầy bán trên thị trường và chiếm số đông nhất chính là các nhãn hiệu giầy được sản xuất tại Trung Quốc. Đã từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu giầy, Philip Green đã thấy ngay được đây là cơ hội tốt để mở rộng kinh doanh.
Bất chấp nguồn vốn chưa thật sự mạnh, Philip Green đã quyết định nhập số lượng lớn những mẫu mã giầy được người tiêu dùng mà đặc biệt là giới trẻ ưa thích để phân phối xỉ và lẻ. Vừa phải trực tiếp bán hàng tại cửa hiệu vừa phải chỉ đạo các hoạt động nhập và phân phối hàng cho các cửa hiệu khác tại khu vực Luân Đôn và lân cận, vì vậy, trong giai đoạn này, Philip Green đã phải làm việc gần như kín thời gian và không có thời gian nghỉ.
Với quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng, số lượng khách hàng ngày một đông và lượng vốn của cửa hiệu ngày một lớn, Philip Green đã bắt đầu tính đến chương trình khuyếch trương hoạt động sang các khu vực mới.
Mặc dù các nguồn hàng cũ vẫn được duy trì đều nhưng số lượng không nhiều, vì vậy, để giải quyết vấn đề này, Philip Green đã bắt tay vào chương trình mở rộng mạng lưới các đối tác mới ở nhiều quốc gia khác nhau. Liên tục những chuyến công du sang Trung Quốc, Hồng Kông và Việt Nam đã được Philip Green thực hiện.
Không dừng lại ở việc tìm những đầu mối nhập khẩu hàng với các đối tác, Philip Green còn chủ động tìm địa điểm tại các nước để liên kết với các đối tác bản địa xây dựng nhà máy sản xuất ngay tại quốc gia đó. Với tính quyết đoán và rất khéo léo của mình, hầu hết các bản hợp đồng lớn với các đối tác nước ngoài đã được Philip Green tiến hành chóng vánh.
Song song với các bước mở rộng nguồn hàng, vấn đề được Philip Green đặc biệt quan tâm chính là tuyển nhân công. Yêu cầu về trình độ chuyên môn của nhân công là bắt buộc nhưng bên cạnh đó, Philip Green còn rất chú trọng vào mức độ nhiệt tình và khả năng chịu áp lực trong công việc của họ vì trong thời điểm triển khai chiến lược mở rộng hoạt động của mình, từ chính bản thân ông chủ Philip Green cho tới nhân viên, hầu như phải làm việc cật lực, thậm chí có khi lên tới 17 tiếng mỗi ngày.
Cùng với đó, để đảm bảo chất lượng cũng như mẫu mã của các sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn khi đưa vào phân phối tại thị trường Anh, Philip Green đã tuyển chọn ra một đội ngũ chuyên gia thiết kế, nhà quản lý tài năng có thâm niên kinh nghiệm sau đó đưa tới những nhà máy của mình đặt ở nước ngoài để trực tiếp giám sát. Bằng những bước triển khai thích hợp đó, Philip Green đã tạo được một nguồn hàng ổn định cho chiến lược chiếm lĩnh thị trường bán lẻ hàng thời trang trong nước.
Bên cạnh các chiến lược lớn, Philip Green cũng rất chú trọng tới khâu đánh bóng sản phẩm, sau khi các loại hàng hoá được nhập về, ngoài việc sử dụng những hợp chất bảo quản tiên tiến nhất, Philip Green sẽ tuỳ theo sở thích của người tiêu dùng để phối màu lại trước khi được tung ra thị trường.
Tới những năm đầu thập niên 70, cửa hiệu của Philip Green đã thiết lập được nguồn hàng và đảm bảo cung cấp cho thị trường 10 thương hiệu thời trang nổi tiếng với nguồn khách hàng ngày một đông.
Sau những bước tăng trưởng rất nhanh đó, Philip Green đã tính tới việc mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. Từ nguồn vốn khá lớn của mình cộng thêm một số khoản vay của ngân hàng, Philip Green đã thành lập lên Công ty Amber Day.
Từ đầu mối này, Philip Green đã liên kết với các đối tác rất mạnh như Tom Hunter, Barclay brothers để giành quyền sở hữu những cửa hiệu danh tiếng như Owen Owen, High Streets, chi nhánh Lewis’s, OLYMPUS... Bước vào những năm thập niên 90, hàng loạt các hoạt động đầu tư thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm và cả những bản hợp đồng nhượng lại quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp khác đã liên tục được Philip Green tiến hành.
Từ các mặt hàng thời trang thông thường trước đây, Công ty Amber Day đã được mở rộng sang cả lĩnh vực phân phối các thương hiệu quần áo, giầy thể thao hàng đầu thế giới.
Xây dựng thành công hệ thống bán lẻ hàng thời trang lớn
Tới cuối những năm 90, mạng lưới phân phối lẻ của Philip Green đã lan toả tới hầu hết các tỉnh thành và cái tên Philip Green đã nổi lên như một hiện tượng trong lĩnh vực bán lẻ tại Anh. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà doanh nghiệp của Philip Green phải chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng của các thế lực trên thị trường bán lẻ hàng thời trang.
Trong đó, đối thủ lớn nhất của Philip Green là Tập đoàn bán lẻ M&S. Lợi thế của M&S trong cuộc cạnh tranh chính là thâm niên hoạt động, quy mô lớn và nguồn tài chính hùng mạnh. Mặc dù có phần lép vế so với đối thủ nhưng đứng trước quy luật của thị trường, Philip Green vẫn quyết tâm dành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.
Để có thể bứt phá trước đối thủ, Philip Green đã lên kế hoạch thâu tóm một số chuỗi cửa hiệu lớn khác trên thị trường. Và cơ hội đã đến với Philip Green khi chuỗi cửa hiệu BHS đã có nhiều năm thống lĩnh trên thị trường bán lẻ đang rơi vào giai đoạn tụt dốc, các thành viên trong ban lãnh đạo đã phải giao bán BHS với mức giá chuyển nhượng 200 triệu Bảng.
Chớp lấy thời cơ này, Philip Green đã dồn tổng số vốn được 50 triệu và sau đó vay thêm được 150 triệu để tiến hành ngay chương trình chuyển nhượng. Sau khi nắm quyền sở hữu, Philip Green đã đổi tên BHS trước đây thành Bhs đồng thời tiến hành những bước cải tổ và đưa vào hoạt động ngay sau đó. Tính tới thời điểm hiện tại, tài sản của Bhs đã lên tới 1,2 tỷ Bảng và lợi nhuận bình quân hàng năm là 200 triệu Bảng.
Không dừng lại ở những gì đã đạt được, tiếp sau những thành công với Bhs, Philip Green tiếp tục tăng cường chương trình thâu tóm những doanh nghiệp bán lẻ khác. Và lần này, mục tiêu của Philip Green là chuỗi cửa hiệu Arcadia Group, đây cũng là một trong những tên tuổi lớn trên thị trường bán lẻ của Anh sở hữu một loạt các cửa hiệu danh tiếng như Burton, Dorothy Perkins, Evans, Miss Selfridge, Outfit, Topshop/Topman và Wallis.
Để có thể hoàn thành bản hợp đồng chuyển nhượng này, Philip Green đã phải mất 2 năm thương thuyết và theo đuổi. Tới năm 2002, Arcadia Group đã chính thức được chuyển giao cho Philip Green với mức giá 808 triệu Bảng. Trên đà phát triển trước đây, Philip Green đã tăng cường những khoản đầu tư mở rộng thêm nhiều chi nhánh, nhờ đó, tới thời điểm hiện tại, Arcadia Group đã trở thành một đầu mối phát triển lợi nhuận đặc biệt quan trọng trong chuỗi cửa hiệu bán lẻ của Philip Green.
Chính vì vậy, không phải vô cớ, vào ngày 20/10/2005, trực tiếp Chủ tịch Philip Green đã tuyên bố tặng khoản tiền 1,3 triệu Bảng cho các cổ đông tại Arcadia Group.
Philip Green đã vượt qua đối thủ M&S một cách ngoạn mục đồng thời trở thành hệ thống bán lẻ hàng thời trang lớn nhất tại Anh. Sau những thành công trong sự nghiệp kinh doanh và ghi tên mình vào bản danh sách một trong những nhân vật giầu có hàng đầu Anh quốc và thế giới, từ tâm huyết của mình Philip Green đã dành rất nhiều khoản tài trợ lớn cho sự nghiệp trồng người.
Một trong những chương trình lớn nhất và mang lại lợi ích nhiều nhất cho cộng đồng chính là khoản tiền trị giá 6 triệu Bảng đã được Philip Green tài trợ để xây dựng lên Học viện Fashion Retail Academy.
Hàng năm với số lượng đông đảo sinh viên trẻ được cấp học bổng, Fashion Retail Academy đã trở thành môi trường đào tạo lý tưởng về lĩnh vực kinh doanh thời trang tại Anh quốc mang đậm dấu ấn của Philip Green.
Hiện nay, nắm trong tay chuỗi bán lẻ hàng thời trang Bhs và Arcadia Group lớn nhất Anh quốc, Philip Green đã chính thức vươn lên vị trí một trong những trùm trong lĩnh vực thời trang tại xứ sở sương mù.
Sau hơn 4 thập kỷ thành công trong lĩnh vực bán lẻ, Philip Green đã trở thành người giầu thứ tư của Anh quốc và là một trong những người có số tài sản lớn nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn với số tài sản cá nhân ước tính khoảng 7 tỷ USD.
Khởi đầu từ vị trí một nhân viên bán hàng bình thường trong một doanh nghiệp nhập khẩu. Bằng những kinh nghiệm thực tế đó, Philip Green đã bắt tay vào công việc kinh doanh tại cửa hiệu nhỏ của gia đình và sau đó tiến sâu vào lĩnh vực phân phối lẻ hàng thời trang.
Tính tới thời điểm hiện nay, mạng lưới bán lẻ bao gồm cả Bhs và Arcadia Group của Philip Green ước tính đã lên tới 2.300 cửa hiệu và tổng giá trị tài sản khoảng 361 tỷ Bảng, đây chính là hệ thống bán lẻ hùng mạnh nhất tại Anh quốc.
Đi lên từ tinh thần tự lập
Philip Green sinh ngày 15/3/1952 trong một gia đình gốc Do Thái sinh sống tại khu vực Croydon nằm ở phía nam Thủ đô Luân Đôn, Anh. Khi còn rất nhỏ, cả gia đình Philip Green đã chuyển tới khu vực ngoại ô Hampstead Garden Suburb sinh sống.
Bố mẹ Philip Green làm nghề buôn bán nhỏ và sau nhiều năm cố gắng đã mở được một cửa hiệu bán hàng tạp hoá, nhờ đó, tuy không giầu nhưng kinh tế của gia đình cũng được xếp vào hàng trung bình. Năm 1961, bố của Philip Green đã bị bệnh tim và đột ngột qua đời, bỏ lại những công việc kinh doanh còn dang dở của gia đình và cậu con trai mới tròn 9 tuổi.
Công việc kinh doanh của cửa hiệu bị đình trệ và gia đình đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Do đó, tạm gác lại công việc kinh doanh của cửa hàng, mẹ của Philip Green đã xin vào làm nhân viên bán hàng tại một trạm xăng gần nhà và Philip Green rất hay được mẹ đưa đi cùng tới nơi làm việc. Hàng ngày chứng kiến những vất vả của mẹ, cho dù là còn rất nhỏ nhưng Philip Green đã bắt đầu ý thức được cần phải cố gắng để vươn lên trong cuộc sống.
Thấy được những suy nghĩ đúng đắn đó của con trai, mẹ của Philip Green đã bắt đầu hướng dẫn cậu làm quen với các công việc kinh doanh trước đây của cửa hiệu. Vừa thông minh vừa rất quyết tâm, Philip Green đã tiếp thu rất nhanh những kiến thức sơ đẳng về kinh doanh, từ kỹ năng bán hàng cho tới việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
Tốt nghiệp chương trình học phổ thông tại trường Berkshire, thay vì tiếp tục con đường học tập, Philip Green đã quyết định tìm một công việc để vừa có thể kiếm tiền vừa có thể học được nhiều về lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, Philip Green đã xin được vào làm việc tại một công ty nhập khẩu giầy thời trang và nguồn hàng của công ty chủ yếu được nhập từ Mỹ.
Trong thời gian làm việc tại đây, Philip Green đã có nhiều dịp được ra nước ngoài và tham gia vào các công việc nhập khẩu giầy. Từ những chuyến đi và các công việc thực tế đó, Philip Green đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng thời trang.
Sau một năm làm việc, Philip Green đã quyết định rời công ty và bắt tay vào kinh doanh hàng thời trang. Để có đủ vốn, Philip Green đã phải đi vay khoản tiền 20.000 Bảng sau đó sửa chữa cửa hiệu cũ của gia đình thành một cửa hiệu bán quần áo thời trang nhỏ.
Thấy được nhu cầu ngày một lớn đối với các loại jean, Philip Green đã bắt tay ngay vào tìm kiếm nguồn hàng và nhập quần áo jean từ các nhà máy ở khu vực Viễn Đông để vừa đưa vào bán lẻ vừa phân phối cho các cửa hiệu bán lẻ khác tại Luân Đôn. Rất có khả năng mẫn cảm trước xu hướng mốt của thị trường hàng thời trang nên ngay từ giai đoạn đầu, những loại jean do Philip Green phân phối đều đánh trúng thị hiếu người tiêu dùng. Với số lượng khách ngày một đông, cửa hiệu đã có được sự ổn định và những khoản lợi nhuận ban đầu.
Xâm chiếm thị trường bán lẻ
Cũng trong những năm đó, thị trường giầy thời trang bắt đầu sôi động, rất nhiều các mẫu mã giầy được bầy bán trên thị trường và chiếm số đông nhất chính là các nhãn hiệu giầy được sản xuất tại Trung Quốc. Đã từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu giầy, Philip Green đã thấy ngay được đây là cơ hội tốt để mở rộng kinh doanh.
Bất chấp nguồn vốn chưa thật sự mạnh, Philip Green đã quyết định nhập số lượng lớn những mẫu mã giầy được người tiêu dùng mà đặc biệt là giới trẻ ưa thích để phân phối xỉ và lẻ. Vừa phải trực tiếp bán hàng tại cửa hiệu vừa phải chỉ đạo các hoạt động nhập và phân phối hàng cho các cửa hiệu khác tại khu vực Luân Đôn và lân cận, vì vậy, trong giai đoạn này, Philip Green đã phải làm việc gần như kín thời gian và không có thời gian nghỉ.
Với quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng, số lượng khách hàng ngày một đông và lượng vốn của cửa hiệu ngày một lớn, Philip Green đã bắt đầu tính đến chương trình khuyếch trương hoạt động sang các khu vực mới.
Mặc dù các nguồn hàng cũ vẫn được duy trì đều nhưng số lượng không nhiều, vì vậy, để giải quyết vấn đề này, Philip Green đã bắt tay vào chương trình mở rộng mạng lưới các đối tác mới ở nhiều quốc gia khác nhau. Liên tục những chuyến công du sang Trung Quốc, Hồng Kông và Việt Nam đã được Philip Green thực hiện.
Không dừng lại ở việc tìm những đầu mối nhập khẩu hàng với các đối tác, Philip Green còn chủ động tìm địa điểm tại các nước để liên kết với các đối tác bản địa xây dựng nhà máy sản xuất ngay tại quốc gia đó. Với tính quyết đoán và rất khéo léo của mình, hầu hết các bản hợp đồng lớn với các đối tác nước ngoài đã được Philip Green tiến hành chóng vánh.
Song song với các bước mở rộng nguồn hàng, vấn đề được Philip Green đặc biệt quan tâm chính là tuyển nhân công. Yêu cầu về trình độ chuyên môn của nhân công là bắt buộc nhưng bên cạnh đó, Philip Green còn rất chú trọng vào mức độ nhiệt tình và khả năng chịu áp lực trong công việc của họ vì trong thời điểm triển khai chiến lược mở rộng hoạt động của mình, từ chính bản thân ông chủ Philip Green cho tới nhân viên, hầu như phải làm việc cật lực, thậm chí có khi lên tới 17 tiếng mỗi ngày.
Cùng với đó, để đảm bảo chất lượng cũng như mẫu mã của các sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn khi đưa vào phân phối tại thị trường Anh, Philip Green đã tuyển chọn ra một đội ngũ chuyên gia thiết kế, nhà quản lý tài năng có thâm niên kinh nghiệm sau đó đưa tới những nhà máy của mình đặt ở nước ngoài để trực tiếp giám sát. Bằng những bước triển khai thích hợp đó, Philip Green đã tạo được một nguồn hàng ổn định cho chiến lược chiếm lĩnh thị trường bán lẻ hàng thời trang trong nước.
Bên cạnh các chiến lược lớn, Philip Green cũng rất chú trọng tới khâu đánh bóng sản phẩm, sau khi các loại hàng hoá được nhập về, ngoài việc sử dụng những hợp chất bảo quản tiên tiến nhất, Philip Green sẽ tuỳ theo sở thích của người tiêu dùng để phối màu lại trước khi được tung ra thị trường.
Tới những năm đầu thập niên 70, cửa hiệu của Philip Green đã thiết lập được nguồn hàng và đảm bảo cung cấp cho thị trường 10 thương hiệu thời trang nổi tiếng với nguồn khách hàng ngày một đông.
Sau những bước tăng trưởng rất nhanh đó, Philip Green đã tính tới việc mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. Từ nguồn vốn khá lớn của mình cộng thêm một số khoản vay của ngân hàng, Philip Green đã thành lập lên Công ty Amber Day.
Từ đầu mối này, Philip Green đã liên kết với các đối tác rất mạnh như Tom Hunter, Barclay brothers để giành quyền sở hữu những cửa hiệu danh tiếng như Owen Owen, High Streets, chi nhánh Lewis’s, OLYMPUS... Bước vào những năm thập niên 90, hàng loạt các hoạt động đầu tư thiết lập mạng lưới phân phối sản phẩm và cả những bản hợp đồng nhượng lại quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp khác đã liên tục được Philip Green tiến hành.
Từ các mặt hàng thời trang thông thường trước đây, Công ty Amber Day đã được mở rộng sang cả lĩnh vực phân phối các thương hiệu quần áo, giầy thể thao hàng đầu thế giới.
Xây dựng thành công hệ thống bán lẻ hàng thời trang lớn
Tới cuối những năm 90, mạng lưới phân phối lẻ của Philip Green đã lan toả tới hầu hết các tỉnh thành và cái tên Philip Green đã nổi lên như một hiện tượng trong lĩnh vực bán lẻ tại Anh. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà doanh nghiệp của Philip Green phải chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng của các thế lực trên thị trường bán lẻ hàng thời trang.
Trong đó, đối thủ lớn nhất của Philip Green là Tập đoàn bán lẻ M&S. Lợi thế của M&S trong cuộc cạnh tranh chính là thâm niên hoạt động, quy mô lớn và nguồn tài chính hùng mạnh. Mặc dù có phần lép vế so với đối thủ nhưng đứng trước quy luật của thị trường, Philip Green vẫn quyết tâm dành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này.
Để có thể bứt phá trước đối thủ, Philip Green đã lên kế hoạch thâu tóm một số chuỗi cửa hiệu lớn khác trên thị trường. Và cơ hội đã đến với Philip Green khi chuỗi cửa hiệu BHS đã có nhiều năm thống lĩnh trên thị trường bán lẻ đang rơi vào giai đoạn tụt dốc, các thành viên trong ban lãnh đạo đã phải giao bán BHS với mức giá chuyển nhượng 200 triệu Bảng.
Chớp lấy thời cơ này, Philip Green đã dồn tổng số vốn được 50 triệu và sau đó vay thêm được 150 triệu để tiến hành ngay chương trình chuyển nhượng. Sau khi nắm quyền sở hữu, Philip Green đã đổi tên BHS trước đây thành Bhs đồng thời tiến hành những bước cải tổ và đưa vào hoạt động ngay sau đó. Tính tới thời điểm hiện tại, tài sản của Bhs đã lên tới 1,2 tỷ Bảng và lợi nhuận bình quân hàng năm là 200 triệu Bảng.
Không dừng lại ở những gì đã đạt được, tiếp sau những thành công với Bhs, Philip Green tiếp tục tăng cường chương trình thâu tóm những doanh nghiệp bán lẻ khác. Và lần này, mục tiêu của Philip Green là chuỗi cửa hiệu Arcadia Group, đây cũng là một trong những tên tuổi lớn trên thị trường bán lẻ của Anh sở hữu một loạt các cửa hiệu danh tiếng như Burton, Dorothy Perkins, Evans, Miss Selfridge, Outfit, Topshop/Topman và Wallis.
Để có thể hoàn thành bản hợp đồng chuyển nhượng này, Philip Green đã phải mất 2 năm thương thuyết và theo đuổi. Tới năm 2002, Arcadia Group đã chính thức được chuyển giao cho Philip Green với mức giá 808 triệu Bảng. Trên đà phát triển trước đây, Philip Green đã tăng cường những khoản đầu tư mở rộng thêm nhiều chi nhánh, nhờ đó, tới thời điểm hiện tại, Arcadia Group đã trở thành một đầu mối phát triển lợi nhuận đặc biệt quan trọng trong chuỗi cửa hiệu bán lẻ của Philip Green.
Chính vì vậy, không phải vô cớ, vào ngày 20/10/2005, trực tiếp Chủ tịch Philip Green đã tuyên bố tặng khoản tiền 1,3 triệu Bảng cho các cổ đông tại Arcadia Group.
Philip Green đã vượt qua đối thủ M&S một cách ngoạn mục đồng thời trở thành hệ thống bán lẻ hàng thời trang lớn nhất tại Anh. Sau những thành công trong sự nghiệp kinh doanh và ghi tên mình vào bản danh sách một trong những nhân vật giầu có hàng đầu Anh quốc và thế giới, từ tâm huyết của mình Philip Green đã dành rất nhiều khoản tài trợ lớn cho sự nghiệp trồng người.
Một trong những chương trình lớn nhất và mang lại lợi ích nhiều nhất cho cộng đồng chính là khoản tiền trị giá 6 triệu Bảng đã được Philip Green tài trợ để xây dựng lên Học viện Fashion Retail Academy.
Hàng năm với số lượng đông đảo sinh viên trẻ được cấp học bổng, Fashion Retail Academy đã trở thành môi trường đào tạo lý tưởng về lĩnh vực kinh doanh thời trang tại Anh quốc mang đậm dấu ấn của Philip Green.