Phát biểu nghị trường “nhiều khi nghe rất mệt”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá kết quả kỳ họp vừa qua của Quốc hội
“Có phiên họp các bài phát biểu trùng nhau hết, nhiều khi nghe rất mệt”, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phát biểu tại phiên họp sáng 14/7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nội dung đầu tiên của phiên họp này là đánh giá về kết quả kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, vừa bế mạc cuối tháng 6 vừa qua.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, kỳ họp thứ 9 của Quốc hội là kỳ họp được lòng dân, gần với dân, phát huy được tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, đổi mới.
Quốc hội bãi nhiệm một vị đại biểu thì Liên minh Nghị viện Thế giới cũng chưa có ý kiến gì, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói.
Chuẩn bị sẵn cũng hay
Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp Quốc hội thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhìn nhận, các phiên thảo luận tại tổ và hội trường sôi nổi, có chất lượng, hiệu quả, tính phản biện cao, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội thể hiện chính kiến của mình.
Nhất là chất lượng các phiên thảo luận tổ đã được cải thiện do các vị đại biểu tham gia tích cực, ý kiến phong phú, thẳng thắn, không né tránh những vấn đề thời sự mà cử tri bức xúc, quan tâm như chống tham nhũng, lãng phí, giá xăng dầu..., Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh.
Tuy nhiên, một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vẫn cần cải tiến các phiên thảo luận theo hướng tăng tranh luận, bớt các bài chuẩn bị sẵn.
Nếu tranh luận thì không khí sẽ lôi cuốn cả đại biểu và cử tri, tiếc là chưa phải phiên nào cũng được như vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phát biểu.
Bà Mai cũng nhận xét “có phiên thảo luận các bài phát biểu trùng nhau hết, nhiều khi nghe rất mệt, cá nhân tôi thích đại biểu chuẩn bị nội dung phát biểu trong đầu và căn cứ phiên họp diễn ra thế nào để tham gia cho phù hợp”.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thì các phát biểu tại kỳ họp 9 được chuẩn bị tốt hơn.
“Chuẩn bị sẵn hay không đều có cái hay của nó, có những bài chuẩn bị bằng văn bản chỉ nói về một vấn đề nhưng rất sâu như của đại biểu Lê Thị Nga, còn nếu không chuẩn bị bằng văn bản thì đôi khi phát biểu lại lỏng lẻo”, ông Lý nói.
Chủ nhiệm Lý cũng nói rằng ông chưa hài lòng với kết quả chất vấn khi nhiều vấn đề cứ nêu đi nêu lại nhưng thực trạng không rõ, hiệu quả không rõ và trách nhiệm lại càng không rõ.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị cần quy định chặt chẽ về thông tin chuyển đến đại biểu trong kỳ họp. Ông Khoa phản ánh kỳ họp vừa rồi, có những tập tài liệu lớn không biết được chuyển đến từ nguồn nào chứa các thông tin xuyên tạc.
Bên cạnh đó một số thông tin tham khảo cung cấp cho đại biểu Quốc hội nội dung rất sai, ví dụ Luật Nghĩa vụ quân sự sắp thông qua mà vẫn có ý kiến nói rằng chưa hợp Hiến.
Không đánh trống bỏ dùi
Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10 vào cuối năm nay, Văn phòng Quốc hội dự kiến Quốc hội làm việc 28 ngày, họp phiên trù bị và khai mạc vào thứ ba, ngày 20/10 và bế mạc vào thứ Bảy, ngày 25/11/2015.
Riêng với nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị kỳ họp này sẽ đổi mới, sẽ chất vấn về việc thực hiện nghị quyết chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tức là chất vấn tổng thể chứ không chất vấn riêng ai.
Theo đó, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao sẽ có báo cáo về kết quả thực hiện chất vấn của đại biểu từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015). Sau đó các vị đại biểu sẽ căn cứ vào nội dung các báo cáo này để chất vấn.
Nhẩm tính sau 9 kỳ họp đã có khoảng 150 vấn đề lớn được Quốc hội đặt ra tại các nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần chọn khoảng 40 - 50 vấn đề trong số đó để tập trung chất vấn xem từ khi chất vấn đến nay đã làm những gì, cái gì còn tồn tại, hướng giải quyết thế nào và trách nhiệm đến đâu.
“Cụ thể như hồ đập thủy điện đến nay thế nào, tái cơ cấu kinh tế đến giờ này ra sao…, đại biểu hỏi ai thì người đó trả lời. Đây là đổi mới, đi đến cùng, không đánh trống bỏ dùi”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông cũng lưu ý các ủy ban chuẩn bị các dự án luật cho kỳ họp tới thật chu đáo, đừng để đại biểu ra nghị trường thay vì nói về những vấn đề lớn lại phải bắt bẻ về câu từ, về tính thống nhất của dự án luật.
Những lúc nghe đại biểu bắt bẻ câu chữ “tôi ngượng lắm”, Chủ tịch nói.
Nội dung đầu tiên của phiên họp này là đánh giá về kết quả kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, vừa bế mạc cuối tháng 6 vừa qua.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, kỳ họp thứ 9 của Quốc hội là kỳ họp được lòng dân, gần với dân, phát huy được tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, đổi mới.
Quốc hội bãi nhiệm một vị đại biểu thì Liên minh Nghị viện Thế giới cũng chưa có ý kiến gì, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói.
Chuẩn bị sẵn cũng hay
Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp Quốc hội thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhìn nhận, các phiên thảo luận tại tổ và hội trường sôi nổi, có chất lượng, hiệu quả, tính phản biện cao, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội thể hiện chính kiến của mình.
Nhất là chất lượng các phiên thảo luận tổ đã được cải thiện do các vị đại biểu tham gia tích cực, ý kiến phong phú, thẳng thắn, không né tránh những vấn đề thời sự mà cử tri bức xúc, quan tâm như chống tham nhũng, lãng phí, giá xăng dầu..., Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh.
Tuy nhiên, một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vẫn cần cải tiến các phiên thảo luận theo hướng tăng tranh luận, bớt các bài chuẩn bị sẵn.
Nếu tranh luận thì không khí sẽ lôi cuốn cả đại biểu và cử tri, tiếc là chưa phải phiên nào cũng được như vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phát biểu.
Bà Mai cũng nhận xét “có phiên thảo luận các bài phát biểu trùng nhau hết, nhiều khi nghe rất mệt, cá nhân tôi thích đại biểu chuẩn bị nội dung phát biểu trong đầu và căn cứ phiên họp diễn ra thế nào để tham gia cho phù hợp”.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thì các phát biểu tại kỳ họp 9 được chuẩn bị tốt hơn.
“Chuẩn bị sẵn hay không đều có cái hay của nó, có những bài chuẩn bị bằng văn bản chỉ nói về một vấn đề nhưng rất sâu như của đại biểu Lê Thị Nga, còn nếu không chuẩn bị bằng văn bản thì đôi khi phát biểu lại lỏng lẻo”, ông Lý nói.
Chủ nhiệm Lý cũng nói rằng ông chưa hài lòng với kết quả chất vấn khi nhiều vấn đề cứ nêu đi nêu lại nhưng thực trạng không rõ, hiệu quả không rõ và trách nhiệm lại càng không rõ.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị cần quy định chặt chẽ về thông tin chuyển đến đại biểu trong kỳ họp. Ông Khoa phản ánh kỳ họp vừa rồi, có những tập tài liệu lớn không biết được chuyển đến từ nguồn nào chứa các thông tin xuyên tạc.
Bên cạnh đó một số thông tin tham khảo cung cấp cho đại biểu Quốc hội nội dung rất sai, ví dụ Luật Nghĩa vụ quân sự sắp thông qua mà vẫn có ý kiến nói rằng chưa hợp Hiến.
Không đánh trống bỏ dùi
Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10 vào cuối năm nay, Văn phòng Quốc hội dự kiến Quốc hội làm việc 28 ngày, họp phiên trù bị và khai mạc vào thứ ba, ngày 20/10 và bế mạc vào thứ Bảy, ngày 25/11/2015.
Riêng với nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị kỳ họp này sẽ đổi mới, sẽ chất vấn về việc thực hiện nghị quyết chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tức là chất vấn tổng thể chứ không chất vấn riêng ai.
Theo đó, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao sẽ có báo cáo về kết quả thực hiện chất vấn của đại biểu từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015). Sau đó các vị đại biểu sẽ căn cứ vào nội dung các báo cáo này để chất vấn.
Nhẩm tính sau 9 kỳ họp đã có khoảng 150 vấn đề lớn được Quốc hội đặt ra tại các nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần chọn khoảng 40 - 50 vấn đề trong số đó để tập trung chất vấn xem từ khi chất vấn đến nay đã làm những gì, cái gì còn tồn tại, hướng giải quyết thế nào và trách nhiệm đến đâu.
“Cụ thể như hồ đập thủy điện đến nay thế nào, tái cơ cấu kinh tế đến giờ này ra sao…, đại biểu hỏi ai thì người đó trả lời. Đây là đổi mới, đi đến cùng, không đánh trống bỏ dùi”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông cũng lưu ý các ủy ban chuẩn bị các dự án luật cho kỳ họp tới thật chu đáo, đừng để đại biểu ra nghị trường thay vì nói về những vấn đề lớn lại phải bắt bẻ về câu từ, về tính thống nhất của dự án luật.
Những lúc nghe đại biểu bắt bẻ câu chữ “tôi ngượng lắm”, Chủ tịch nói.