Quản lý đô thị: Kinh nghiệm Singapore
Những gì mà đảo quốc Sư Tử có được ngày hôm nay là nhờ tầm nhìn xa của nhà nước
Bài viết của ông Lê Hữu Huy, Giám đốc Công ty Tư vấn Vietnam Global Network, Singapore.
Nếu kẹt xe, ngập nước và ô nhiễm môi trường ở thành phố ta là hậu quả tất yếu của tình trạng yếu kém trong quản lý đô thị thì những gì mà đảo quốc Sư Tử có được ngày hôm nay với một đô thị sạch và xanh, văn minh, hiện đại nhất nhì châu Á là nhờ tầm nhìn xa của nhà nước về quy hoạch đô thị và việc thực hiện cơ chế quản lý hành chính gọn nhẹ, uyển chuyển, hiệu quả.
Tầm nhìn quy hoạch đô thị
Cách đây hơn 40 năm, khi bị đẩy ra khỏi Liên bang Malaya, hai thách thức lớn nhất mà Chính phủ Singapore phải đối đầu là tình trạng thất nghiệp và người dân không có nhà ở.
Hai cơ quan nhà nước được lập ra để giải quyết các vấn đề này là Hội đồng Phát triển Nhà ở (HDB) và Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB). HDB chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân và thực hiện chương trình xây dựng và phát triển đô thị. Còn EDB thì đảm trách chương trình công nghiệp hóa và giải quyết công ăn việc làm.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Singapore chỉ lo tập trung phát triển công nghiệp, đẩy mạnh tăng trưởng bằng mọi giá mà bỏ qua việc quy hoạch một thành phố - làng chài với đa phần là dân nhập cư với phong tục tập quán, văn hóa và lối sống khác nhau?
Singapore có diện tích đất 700 km2 nhưng thật ra không phải tất cả đều sử dụng được, vì khu vực chứa nước đã chiếm hết 40%. Là một quốc gia độc lập có chủ quyền, Singapore phải dùng một phần không nhỏ quỹ đất của mình làm căn cứ quân sự. Tại các khu vực phía Đông như Tampines, Simei hay Changi ở gần sân bay Quốc tế Changi, các công trình xây dựng bị hạn chế tầm cao và không được quá 12 tầng.
Các giải pháp sử dụng đất đai rất hạn chế và chính vì vậy mà Singapore đành tốn rất nhiều công sức để lấy thêm đất bằng cách lấn biển, đưa các nhà máy ra các đảo phía xa, tận dụng không gian dưới mặt đất, xây dựng các tuyến đường cao tốc trên cao...
Năm 1971, được sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, Singapore bắt đầu tiến hành chương trình quy hoạch đầu tiên được gọi là Ring Concept Plan (RCP), tạm dịch là Quy hoạch Vành đai. Theo đó, người ta dự kiến phát triển một vành đai các đô thị vệ tinh mới có mật độ dân cư cao xung quanh các khu vực trữ nước. Xung quanh các đô thị này là khu vực nhà ở tư nhân với mật độ dân cư thấp hơn và cũng có chỗ cho đất sử dụng cho công nghiệp. Các đô thị này được nối liền với nhau bằng hệ thống đường cao tốc trên toàn lãnh thổ.
Quy hoạch RCP năm 1971 cũng dự kiến xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm (MRT) để nối kết các đô thị với trung tâm thành phố và đảo Jurong. Các nhà quy hoạch cũng yêu cầu phải tận dụng tối đa các điều kiện cơ sở vật chất hiện có, đảm bảo nâng cao môi trường sống của người dân và phải có những khu vực dành cho vui chơi giải trí.
Sau khi phát triển khu vực vành đai, Singapore chuyển sang tập trung vào quy hoạch khu trung tâm thành phố trong suốt 15 năm, từ năm 1974 đến 1989. Hoạt động thương mại và ngân hàng phát triển tại khu vực này và những vấn nạn như kẹt xe, vệ sinh bừa bãi bắt đầu phát sinh.
Do đó, tháng 4/1974, Bộ Phát triển Quốc gia Singapore (MND) quyết định thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý đô thị độc lập, thường được gọi vắn tắt là URA. Chính phủ Singapore cẩn thận đến mức đã soạn thảo và trình quốc hội phê chuẩn một bộ luật riêng dành cho URA. URA có nhiều chuyện phải làm nhưng vào thời điểm đó, trách nhiệm hàng đầu là phát triển khu vực trung tâm và tái định cư cho người dân trong khu vực này.
Tính cho đến năm 1989, URA đã giải tỏa và bán được 184 héc ta đất cho tổng cộng 155 dự án. Với chương trình này, từ một vùng đất của những khu nhà ổ chuột, khu vực trung tâm thành phố Singapore đã biến thành một trung tâm tài chính thương mại hiện đại.
Phát triển theo hướng hiện đại nhưng Singapore cũng không quên bảo tồn di sản lịch sử, kiến trúc và văn hóa đa văn hóa và đa sắc tộc. Năm 1989, Singapore bắt đầu quy hoạch các khu vực lịch sử đại diện cho các sắc tộc như Phố Tàu (Người Hoa), Little India (Người Ấn Độ), Kampong Glam (Người Mã Lai), các bến tàu Boat Quay và Clarke trên bờ sông Singapore, kể cả các khu vực dân cư như Emerald Hill, Cairnhill và thậm chí các khu vực mới có cách đây khoảng vài chục năm như Joo Chiat và khu đèn đỏ Geylang.
Vào đầu thập niên 1990, việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo bản quy hoạch năm 1971 về cơ bản đã hoàn thành. Các đô thị mới, đường cao tốc, hệ thống MRT và khu vực trung tâm được gọi là Business District đã bắt đầu xuất hiện.
Chính quyền đô thị
Nhờ tầm nhìn xa về quy hoạch và quản lý đô thị mà Chính phủ Singapore đã thực hiện mục tiêu an cư lạc nghiệp cho người dân với 85% sống tại các căn hộ chung cư do HDB xây dựng. Người dân chỉ được sở hữu căn hộ HDB trong thời hạn 99 năm và phải chấp hành yêu cầu của nhà nước khi đến lúc giải tỏa hay đền bù tái định cư.
Các chính sách trợ giá, mua đi bán lại, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đều thông qua một đầu mối là HDB. Thông tin giá cả trên thị trường bất động sản được HDB công bố định kỳ cho người dân. Tại Singapore, sở hữu một căn hộ HDB là hình thức đầu tư an toàn và hiệu quả nhất vì thị trường không quá biến động so với việc mua bán các căn hộ cao cấp.
Tuy nhiên, việc quản lý thường ngày các căn hộ chung cư tại Singapore không do HDB mà đây là trách nhiệm của các Town Council. Theo hệ thống hành chính của Singapore thì Town Council là chính quyền địa phương, có thể tương đương với quận của ta.
Phần lớn các Town Council là khu vực bầu cử và sau mỗi lần thắng cử, đại biểu quốc hội (MP) thắng cử sẽ là đại diện của người dân đã tín nhậm bầu cho mình. Chủ tịch các Town Council tại Singapore phải là MP và đều có lịch tiếp dân định kỳ. Cụ thể như cựu Thủ tướng Goh Chok Tong, hiện là Bộ trưởng Cao cấp và là MP của vùng Marine Parade có lịch tiếp dân từ 8 giờ tối đến 10 giờ tối vào thứ Tư hàng tuần và luân phiên với một số MP khác. Tuy nhiên, các MP không điều hành trực tiếp Town Council mà thông qua một Ban Chấp hành hay có nơi gọi là Ban Điều hành.
Những người làm việc trong các Town Council là những nhà quản lý chuyên nghiệp, hưởng lương theo hợp đồng theo mức giá thỏa thuận trên thị trường lao động và có thể bị sa thải nếu không làm tròn trách nhiệm.
Nếu kẹt xe, ngập nước và ô nhiễm môi trường ở thành phố ta là hậu quả tất yếu của tình trạng yếu kém trong quản lý đô thị thì những gì mà đảo quốc Sư Tử có được ngày hôm nay với một đô thị sạch và xanh, văn minh, hiện đại nhất nhì châu Á là nhờ tầm nhìn xa của nhà nước về quy hoạch đô thị và việc thực hiện cơ chế quản lý hành chính gọn nhẹ, uyển chuyển, hiệu quả.
Tầm nhìn quy hoạch đô thị
Cách đây hơn 40 năm, khi bị đẩy ra khỏi Liên bang Malaya, hai thách thức lớn nhất mà Chính phủ Singapore phải đối đầu là tình trạng thất nghiệp và người dân không có nhà ở.
Hai cơ quan nhà nước được lập ra để giải quyết các vấn đề này là Hội đồng Phát triển Nhà ở (HDB) và Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB). HDB chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân và thực hiện chương trình xây dựng và phát triển đô thị. Còn EDB thì đảm trách chương trình công nghiệp hóa và giải quyết công ăn việc làm.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Singapore chỉ lo tập trung phát triển công nghiệp, đẩy mạnh tăng trưởng bằng mọi giá mà bỏ qua việc quy hoạch một thành phố - làng chài với đa phần là dân nhập cư với phong tục tập quán, văn hóa và lối sống khác nhau?
Singapore có diện tích đất 700 km2 nhưng thật ra không phải tất cả đều sử dụng được, vì khu vực chứa nước đã chiếm hết 40%. Là một quốc gia độc lập có chủ quyền, Singapore phải dùng một phần không nhỏ quỹ đất của mình làm căn cứ quân sự. Tại các khu vực phía Đông như Tampines, Simei hay Changi ở gần sân bay Quốc tế Changi, các công trình xây dựng bị hạn chế tầm cao và không được quá 12 tầng.
Các giải pháp sử dụng đất đai rất hạn chế và chính vì vậy mà Singapore đành tốn rất nhiều công sức để lấy thêm đất bằng cách lấn biển, đưa các nhà máy ra các đảo phía xa, tận dụng không gian dưới mặt đất, xây dựng các tuyến đường cao tốc trên cao...
Năm 1971, được sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, Singapore bắt đầu tiến hành chương trình quy hoạch đầu tiên được gọi là Ring Concept Plan (RCP), tạm dịch là Quy hoạch Vành đai. Theo đó, người ta dự kiến phát triển một vành đai các đô thị vệ tinh mới có mật độ dân cư cao xung quanh các khu vực trữ nước. Xung quanh các đô thị này là khu vực nhà ở tư nhân với mật độ dân cư thấp hơn và cũng có chỗ cho đất sử dụng cho công nghiệp. Các đô thị này được nối liền với nhau bằng hệ thống đường cao tốc trên toàn lãnh thổ.
Quy hoạch RCP năm 1971 cũng dự kiến xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm (MRT) để nối kết các đô thị với trung tâm thành phố và đảo Jurong. Các nhà quy hoạch cũng yêu cầu phải tận dụng tối đa các điều kiện cơ sở vật chất hiện có, đảm bảo nâng cao môi trường sống của người dân và phải có những khu vực dành cho vui chơi giải trí.
Sau khi phát triển khu vực vành đai, Singapore chuyển sang tập trung vào quy hoạch khu trung tâm thành phố trong suốt 15 năm, từ năm 1974 đến 1989. Hoạt động thương mại và ngân hàng phát triển tại khu vực này và những vấn nạn như kẹt xe, vệ sinh bừa bãi bắt đầu phát sinh.
Do đó, tháng 4/1974, Bộ Phát triển Quốc gia Singapore (MND) quyết định thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý đô thị độc lập, thường được gọi vắn tắt là URA. Chính phủ Singapore cẩn thận đến mức đã soạn thảo và trình quốc hội phê chuẩn một bộ luật riêng dành cho URA. URA có nhiều chuyện phải làm nhưng vào thời điểm đó, trách nhiệm hàng đầu là phát triển khu vực trung tâm và tái định cư cho người dân trong khu vực này.
Tính cho đến năm 1989, URA đã giải tỏa và bán được 184 héc ta đất cho tổng cộng 155 dự án. Với chương trình này, từ một vùng đất của những khu nhà ổ chuột, khu vực trung tâm thành phố Singapore đã biến thành một trung tâm tài chính thương mại hiện đại.
Phát triển theo hướng hiện đại nhưng Singapore cũng không quên bảo tồn di sản lịch sử, kiến trúc và văn hóa đa văn hóa và đa sắc tộc. Năm 1989, Singapore bắt đầu quy hoạch các khu vực lịch sử đại diện cho các sắc tộc như Phố Tàu (Người Hoa), Little India (Người Ấn Độ), Kampong Glam (Người Mã Lai), các bến tàu Boat Quay và Clarke trên bờ sông Singapore, kể cả các khu vực dân cư như Emerald Hill, Cairnhill và thậm chí các khu vực mới có cách đây khoảng vài chục năm như Joo Chiat và khu đèn đỏ Geylang.
Vào đầu thập niên 1990, việc xây dựng cơ sở hạ tầng theo bản quy hoạch năm 1971 về cơ bản đã hoàn thành. Các đô thị mới, đường cao tốc, hệ thống MRT và khu vực trung tâm được gọi là Business District đã bắt đầu xuất hiện.
Chính quyền đô thị
Nhờ tầm nhìn xa về quy hoạch và quản lý đô thị mà Chính phủ Singapore đã thực hiện mục tiêu an cư lạc nghiệp cho người dân với 85% sống tại các căn hộ chung cư do HDB xây dựng. Người dân chỉ được sở hữu căn hộ HDB trong thời hạn 99 năm và phải chấp hành yêu cầu của nhà nước khi đến lúc giải tỏa hay đền bù tái định cư.
Các chính sách trợ giá, mua đi bán lại, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đều thông qua một đầu mối là HDB. Thông tin giá cả trên thị trường bất động sản được HDB công bố định kỳ cho người dân. Tại Singapore, sở hữu một căn hộ HDB là hình thức đầu tư an toàn và hiệu quả nhất vì thị trường không quá biến động so với việc mua bán các căn hộ cao cấp.
Tuy nhiên, việc quản lý thường ngày các căn hộ chung cư tại Singapore không do HDB mà đây là trách nhiệm của các Town Council. Theo hệ thống hành chính của Singapore thì Town Council là chính quyền địa phương, có thể tương đương với quận của ta.
Phần lớn các Town Council là khu vực bầu cử và sau mỗi lần thắng cử, đại biểu quốc hội (MP) thắng cử sẽ là đại diện của người dân đã tín nhậm bầu cho mình. Chủ tịch các Town Council tại Singapore phải là MP và đều có lịch tiếp dân định kỳ. Cụ thể như cựu Thủ tướng Goh Chok Tong, hiện là Bộ trưởng Cao cấp và là MP của vùng Marine Parade có lịch tiếp dân từ 8 giờ tối đến 10 giờ tối vào thứ Tư hàng tuần và luân phiên với một số MP khác. Tuy nhiên, các MP không điều hành trực tiếp Town Council mà thông qua một Ban Chấp hành hay có nơi gọi là Ban Điều hành.
Những người làm việc trong các Town Council là những nhà quản lý chuyên nghiệp, hưởng lương theo hợp đồng theo mức giá thỏa thuận trên thị trường lao động và có thể bị sa thải nếu không làm tròn trách nhiệm.