13:21 11/10/2021

Quản lý doanh nghiệp trong kỷ nguyên số an toàn và hiệu quả

Hồng Vinh

Nền kinh tế số mang lại không ít cơ hội cũng như thách thức về cách quản trị, điều hành, quản lý rủi ro, làm sao cho các hoạt động từ vận hành, kinh doanh, đầu tư trong kỷ nguyên số được an toàn và hiệu quả. VnEconomy đã phỏng vấn ông Yeo Siang Tiong, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực Đông Nam Á...

Ông Yeo Siang Tiong, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực Đông Nam Á..
Ông Yeo Siang Tiong, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực Đông Nam Á..

Nền kinh tế số mang lại không ít cơ hội cũng như thách thức về cách quản trị, điều hành, quản lý rủi ro, làm sao cho các hoạt động từ vận hành, kinh doanh, đầu tư trong kỷ nguyên số được an toàn và hiệu quả. VnEconomy đã phỏng vấn ông Yeo Siang Tiong, Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực Đông Nam Á.

Những cơ hội mà chuyển đổi số mang lại rõ ràng ai cũng có thể thấy được. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cần phải chuẩn bị như thế nào để tăng tốc thực hiện chuyển đổi số, nắm bắt thời cơ sau đại dịch Covid?

Số lượng các công ty tích hợp các yếu tố công nghệ vào nơi làm việc đã tăng vọt kể từ khi đại dịch bùng phát. Một số ngành như ngân hàng, giải trí và bán lẻ đã và đang là những người tiên phong trong sự thay đổi này. Các ngành khác như bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Để có thể tăng tốc thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị hiệu quả về mặt chiến lược để quá trình chuyển đổi suôn sẻ hơn.

Đầu tiên, việc điều chỉnh mô hình kinh doanh và khuyến khích nhân viên đón nhận những thay đổi sắp tới là rất quan trọng. Ngoài ra, việc xác định đúng thị trường cũng rất cần thiết. Từ đó, doanh nghiệp có cách tiếp cận thị trường và định hướng đúng đối tượng phù hợp với chiến lược.

Xây dựng một kế hoạch chuyển đổi theo từng bước, cập nhật các xu hướng công nghệ với các công cụ tiên tiến; bố trí cách làm việc linh hoạt. Đặc biệt, an ninh bảo mật cũng cần chuẩn bị để giúp quá trình chuyển đổi số an toàn và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên xu hướng làm việc từ xa, việc bảo mật tích hợp là chưa đủ mà còn yêu cầu sự bảo vệ thiết bị đầu cuối. Hơn nữa, đội ngũ công nghệ thông tin trong doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ, bảo mật cũng như kiểm soát những trang web và dịch vụ giúp cho người dùng sử dụng một cách an toàn.

Quản lý doanh nghiệp trong kỷ nguyên số an toàn và hiệu quả - Ảnh 1

Theo ông, những thách thức trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện nay là gì?

Kể từ năm 2020, chúng ta đã chứng kiến nhiều tổ chức thực hiện cải tiến quy trình và áp dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn đang đối mặt với các thách thức trong việc xây dựng đội ngũ công nghệ thông tin có kỹ năng tốt, duy trì mức độ bảo mật cao, quản lý dữ liệu và dịch vụ khách hàng một cách hiệu quả...

Mặt khác, quản lý sự thay đổi trong tổ chức cũng là một trong những mối quan tâm lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số. Cần khuyến khích nhân viên và các bên liên quan thay đổi văn hóa trong tổ chức và làm quen với giai đoạn chuyển đổi của văn hóa và công nghệ số.

Một ví dụ điển hình là chuyển đổi số trong ngành bán lẻ. Doanh nghiệp được hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số trong bán lẻ là rất quan trọng. Họ cần hiểu rằng bán lẻ số là một kênh khác để có thể tiếp cận cùng một khách hàng. Vì vậy, đối với những công ty không có chiến lược đa kênh nhất quán, họ sẽ thành lập một bộ phận mới để phục vụ cho kênh bán lẻ số thay vì tập hợp các kênh thông thường khác cùng tham gia hoạt động này, dẫn đến sự chia rẽ trong công ty.

Xin ông chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo hoạt động doanh nghiệp cũng như cung cấp dịch vụ được thông suốt, an toàn ở Đông Nam Á?

Theo nghiên cứu Kaspersky được thực hiện trong tháng 4-5 năm 2021, công nghệ nằm trong số top 3 lĩnh vực hàng đầu mà các doanh nghiệp đầu tư; 38% các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng ý rằng an ninh mạng cần được ưu tiên hơn hết. Sau khoảng thời gian thay đổi từ làm việc toàn thời gian tại công ty đến làm việc linh hoạt hơn, những lợi ích của việc chuyển đổi số dường như đã trở nên rõ ràng hơn so với trước đây. Việc áp dụng công nghệ thông tin và cung cấp cho nhân viên môi trường làm việc linh hoạt chứng tỏ doanh nghiệp đang đầu tư vào lực lượng lao động, giúp họ cảm thấy vui vẻ hơn khi làm việc, đồng thời giúp tăng năng suất của cả công ty.

Với tư cách là Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, tình hình đại dịch khiến biên giới giữa các quốc gia phải đóng cửa từ tháng 3/2020 là một thách thức. Khi không thể tổ chức các buổi họp trực tiếp, chúng tôi đã phải dựa vào Internet và các phương tiện truyền thông để tìm hiểu về các diễn biến tại từng địa phương, từ đó có thể quản lý đội ngũ nhân viên từ xa và đảm bảo công việc với các đối tác diễn ra suôn sẻ.

Khi phải rời văn phòng và làm việc tại nhà, mối quan tâm đầu tiên của tôi là đảm bảo nhân viên của mình, những người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, được cung cấp đủ công cụ để tiếp tục làm việc một cách an toàn. Điều đó có nghĩa mỗi người tối thiểu cần phải có VPN, máy tính xách tay an toàn và các khóa bảo mật trên điện thoại di động. Trong nửa đầu năm 2021, chỉ riêng tại Đông Nam Á, Kaspersky đã ngăn chặn được 382.578 cuộc tấn công trên thiết bị di động, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông đánh giá như thế nào về quá trình thực hiện chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? Và làm sao để hạn chế rủi ro thấp nhất?

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kì đại dịch Covid-19. Rõ ràng, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của công nghệ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một thực tế dễ dàng nhận thấy, sự gia tăng nhanh chóng của mua sắm trực tuyến, ứng dụng công nghệ làm việc tại nhà của các công ty, cũng như sử dụng công nghệ để theo dõi các tuyến đường và lô hàng trong lĩnh vực logistics…

Thuận lợi hơn nữa trong quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam là việc thí điểm mạng di động 5G tại 4 thành phố lớn: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng. Tuy nhiên, mức độ nhận thức và ứng dụng chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp, lĩnh vực, tại các địa phương khác nhau vẫn còn sự cách biệt.

Nhìn chung, có thể nói rằng Việt Nam biết cách khai thác những lợi thế to lớn của mình trong chuyển đổi số. Chuyển đổi số là một hành trình và để giảm thiểu rủi ro trong hành trình đó, tôi tin rằng việc tìm kiếm và đào tạo đội ngũ có chuyên môn để dẫn đầu các sáng kiến số hóa là điều cần thiết. Hiện nay, Việt Nam có nhiều trường đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin. Đây sẽ là nguồn cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cao trong ngành công nghệ và khoa học dữ liệu trong tương lai.

Những xu hướng chuyển đổi số trong thời gian tới, thưa ông?

Trong vòng hai năm qua, nhiều hacker đã và đang lợi dụng đại dịch để mở rộng các chiến dịch tấn công nhắm vào các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Với xu hướng làm việc tại nhà ngày càng tăng, các công ty cần phải xây dựng mạng lưới và nâng cấp các chiến lược an ninh mạng của họ, đặc biệt là khi có ít nhân viên làm việc tại văn phòng và sử dụng cùng một kết nối mạng được bảo mật.

Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước phá vỡ và thay đổi hầu hết các lĩnh vực và mô hình kinh doanh. Trong tương lai, tôi tin rằng AI và học máy (Machine Learning) sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa trực tuyến nhờ vào các công cụ bảo mật phân tích dữ liệu và sử dụng nó để xác định các mối đe dọa như các mã độc tống tiền (ransomware) và các hình thức tấn công lừa đảo (phishing) khi chúng trở nên tinh vi hơn.

Tại Kaspersky, chúng tôi tự hào về công nghệ HuMachine đã được cấp bằng sáng chế mà chúng tôi đã triển khai trong hầu hết các sản phẩm và dịch vụ bảo mật của mình. Bản chất của khái niệm HuMachine là sự kết hợp của nguồn dữ liệu mở rộng cực lớn (big data), machine learning và chuyên môn của các chuyên gia phân tích (GReAT – Nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky). Sự hiệu quả của các sản phẩm đến từ Kaspersky đều được phát triển dựa trên giải pháp HuMachine Intelligence.