Ra mắt kênh thông tin chuyên biệt về kiều hối
Một chương trình chuyên biệt mang tên “Kiều hối Việt kết nối quê hương” đã chính thức phát sóng trên kênh VTV4
Một chương trình chuyên biệt mang tên “Kiều hối Việt kết nối quê hương”
đã chính thức phát sóng trên kênh VTV4.
Kiều hối “chảy” về Việt Nam trong những năm gần đây đang tăng mạnh. Tính riêng trong 14 năm (từ 1991-2004) đã có 15,243 tỷ USD, bằng 59% tổng vốn FDI thực hiện và lớn hơn cả tổng số vốn ODA giải ngân của giai đoạn 1993-2004.
Cùng với chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư về quê hương dành cho Việt kiều, một lượng lớn kiều hối đang đổ vào thị trường bất động sản, chứng khoán, dự án đầu tư kinh doanh…. Các chuyên gia tài chính đánh giá, đây là kênh dẫn vốn chính thống với khối lượng lớn và hấp dẫn cho các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam. Nhất là khi chính sách thuế của Nhà nước đã có những miễn trừ cho các hoạt động chuyển kiều hối về nước.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện có gần 500.000 người Việt đang sống và làm việc tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là lực lượng chủ lực làm tăng lượng kiều hối gửi về Việt Nam.
Nguồn tiền này được đầu tư như thế nào, “con đường” di chuyển ra sao, ý nghĩa, hiệu quả mà nó đem lại cho những gia đình có thân thân gửi về…? Trước những đòi hỏi chính đáng của kiều bào về minh bạch hóa lượng kiều hối chuyển về Việt Nam, đồng thời tuyên tuyền, phổ biến các chính sách ưu đãi của Nhà nước với kiều bào hay những thủ tục gửi và nhận kiều hối, một chương trình chuyên biệt mang tên “Kiều hối Việt kết nối quê hương” đã chính thức phát sóng trên kênh truyền hình đối ngoại, VTV4 - Đài truyền hình Việt Nam.
Đại diện nhóm sản xuất chương trình cho biết, giai đoạn đầu, chương trình phát sóng 1 tuần/lần với nội dung chủ yếu là các thông tin tổng quát về lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong tuần, các chính sách liên quan đến kiều hối, xu hướng sử dụng kiều hối, các chương trình khuyến mại, phóng sự, phỏng vấn, trò chuyện. Đặc biệt là các dự án đầu tư hiệu quả từ nguồn kiều hối gửi về…
"Trong tương lai, sẽ có hẳn một kênh truyền hình chuyên biệt về tài chính kiều hối", vị đại diện này nói.
Nằm trong khung giờ vàng: 20h20 các ngày thứ Hai hàng tuần, chương trình “Kiều hối Việt kết nối quê hương” kéo dài 15 phút với 4 phần: Tin tức trong tuần, Câu chuyện kiều hối, Nhịp cầu giao thương và Hỏi đáp.
Nhóm thực hiện chương trình tiết lộ, sẽ có nhiều dạng phóng sự, phỏng vấn về tính hiệu quả của các dự án lớn đang sử dụng vốn đầu tư từ kiều hối. Thông qua đó, các nhà đầu tư sẽ nắm bắt được thông tin về tình trạng sử dụng kiều hối của mình tại quê hương.
Ngoài ra, những câu chuyện thật về các gia đình, thân nhân có người nhà ở nước ngoài, nhận tiền gửi về, các gia đình đã sử dụng vào việc gì, hiệu quả ra sao cũng sẽ được nhóm sản xuất khai thác qua chuyên mục: “Mỗi gia đình một câu chuyện”.
Chương trình được phát sóng đều đặn hàng tuần như một chương trình chuyên đề và được phát lại 3 lần vào khung giờ vàng tại các khu vực khác nhau trên thế giới.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp đứng tên hoặc có vốn của người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 2 tỷ USD. Trong số đó, khoảng 60% dự án được đánh giá hoạt động có hiệu quả.
Kiều hối “chảy” về Việt Nam trong những năm gần đây đang tăng mạnh. Tính riêng trong 14 năm (từ 1991-2004) đã có 15,243 tỷ USD, bằng 59% tổng vốn FDI thực hiện và lớn hơn cả tổng số vốn ODA giải ngân của giai đoạn 1993-2004.
Cùng với chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư về quê hương dành cho Việt kiều, một lượng lớn kiều hối đang đổ vào thị trường bất động sản, chứng khoán, dự án đầu tư kinh doanh…. Các chuyên gia tài chính đánh giá, đây là kênh dẫn vốn chính thống với khối lượng lớn và hấp dẫn cho các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam. Nhất là khi chính sách thuế của Nhà nước đã có những miễn trừ cho các hoạt động chuyển kiều hối về nước.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện có gần 500.000 người Việt đang sống và làm việc tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là lực lượng chủ lực làm tăng lượng kiều hối gửi về Việt Nam.
Nguồn tiền này được đầu tư như thế nào, “con đường” di chuyển ra sao, ý nghĩa, hiệu quả mà nó đem lại cho những gia đình có thân thân gửi về…? Trước những đòi hỏi chính đáng của kiều bào về minh bạch hóa lượng kiều hối chuyển về Việt Nam, đồng thời tuyên tuyền, phổ biến các chính sách ưu đãi của Nhà nước với kiều bào hay những thủ tục gửi và nhận kiều hối, một chương trình chuyên biệt mang tên “Kiều hối Việt kết nối quê hương” đã chính thức phát sóng trên kênh truyền hình đối ngoại, VTV4 - Đài truyền hình Việt Nam.
Đại diện nhóm sản xuất chương trình cho biết, giai đoạn đầu, chương trình phát sóng 1 tuần/lần với nội dung chủ yếu là các thông tin tổng quát về lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong tuần, các chính sách liên quan đến kiều hối, xu hướng sử dụng kiều hối, các chương trình khuyến mại, phóng sự, phỏng vấn, trò chuyện. Đặc biệt là các dự án đầu tư hiệu quả từ nguồn kiều hối gửi về…
"Trong tương lai, sẽ có hẳn một kênh truyền hình chuyên biệt về tài chính kiều hối", vị đại diện này nói.
Nằm trong khung giờ vàng: 20h20 các ngày thứ Hai hàng tuần, chương trình “Kiều hối Việt kết nối quê hương” kéo dài 15 phút với 4 phần: Tin tức trong tuần, Câu chuyện kiều hối, Nhịp cầu giao thương và Hỏi đáp.
Nhóm thực hiện chương trình tiết lộ, sẽ có nhiều dạng phóng sự, phỏng vấn về tính hiệu quả của các dự án lớn đang sử dụng vốn đầu tư từ kiều hối. Thông qua đó, các nhà đầu tư sẽ nắm bắt được thông tin về tình trạng sử dụng kiều hối của mình tại quê hương.
Ngoài ra, những câu chuyện thật về các gia đình, thân nhân có người nhà ở nước ngoài, nhận tiền gửi về, các gia đình đã sử dụng vào việc gì, hiệu quả ra sao cũng sẽ được nhóm sản xuất khai thác qua chuyên mục: “Mỗi gia đình một câu chuyện”.
Chương trình được phát sóng đều đặn hàng tuần như một chương trình chuyên đề và được phát lại 3 lần vào khung giờ vàng tại các khu vực khác nhau trên thế giới.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp đứng tên hoặc có vốn của người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 2 tỷ USD. Trong số đó, khoảng 60% dự án được đánh giá hoạt động có hiệu quả.