Sau hành xử “kỳ lạ”, ông Hoàng Hữu Phước viết blog xin lỗi
Đại biểu Hoàng Hữu Phước đã có bài viết được hiểu như lời xin lỗi đối với đại biểu Trương Trọng Nghĩa
Thực hiện kết luận của lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM tại cuộc họp ngày 4/11, sáng 5/11, đại biểu Hoàng Hữu Phước đã có bài viết được hiểu như lời xin lỗi đối với đại biểu Trương Trọng Nghĩa trên blog cá nhân.
Trong bài viết có tựa đề “Tôi và ông Trương Trọng Nghĩa”, ông Phước khẳng định không có tư thù cá nhân với ông Nghĩa, giữa hai ông hoàn toàn chưa có bất kỳ cuộc đấu khẩu căng thẳng nào cả.
“Ông có chính kiến của ông. Tôi có chính kiến của tôi”, ông Phước viết.
Ông Phước cũng viết rằng nội dung phản bác của ông đối với ý kiến của ông Nghĩa “tất nhiên trên cơ sở lập luận và lý luận có dẫn chứng chi tiết rõ ràng”, nhưng cách hành văn “không chắc sẽ thích hợp”.
“Khi tôi viết không đúng về ông sẽ đương nhiên khiến ông cực kỳ tức giận. Và khi ông tức giận, ông lựa chọn cách gởi thư cho lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM. Đó là quyền của ông, và tôi tôn trọng quyết định lựa chọn của ông”, ông Phước viết tiếp.
Khẳng định bản thân “luôn là người phục thiện nhanh chóng”, ông Phước cho rằng cách xin lỗi nhanh chóng nhất đến với ông Nghĩa là “nhanh chóng sửa lại tất cả các nội dung những bài viết gần đây liên quan đến các phát biểu của ông Nghĩa, theo hướng xóa bỏ tất cả tên của ông Nghĩa, xóa bỏ tất cả những ghi chú về cá nhân ông Nghĩa”, và nhất là “nội dung đi vào thực chất tập trung tranh luận thuần túy”.
“Từ nay, những bài viết tranh luận của tôi sẽ theo cách thuần quan điểm như vậy”, ông Phước viết.
Sáng 5/11, khi bài viết trên blog của ông Phước được đăng tải, câu chuyện về cách hành xử “kỳ lạ” của ông Phước đã thu hút nhiều hơn sự quan tâm của một số vị đại biểu Quốc hội.
“Việc làm của anh Phước là thể hiện tinh thần không xây dựng, ảnh hưởng đến hình ảnh của Quốc hội”, một vị đại biểu nhìn nhận.
Ở Quốc hội một số nước thì còn có chuyện vác ghế xô xát với nhau, nhưng đó là công khai chứ không công kích trên blog, vị khác bình luận.
Liên quan đến trả lời của đại biểu Phước với báo chí rằng không có luật nào đưa ra quy định dùng từ nào là sai, một vị đại biểu cho rằng quy phạm đạo đức thì mỗi công dân đều được học và phải hiểu, nói gì đến đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM thì Ban Công tác đại biểu và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần vào cuộc để những chuyện tương tự không tái diễn thêm lần nào nữa là quan điểm của một số vị đại biểu khác.
Tuy nhiên, sáng 5/11, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết bà chưa nhận được văn bản nào liên quan đến việc ông Phước công kích ông Nghĩa.
Trong bài viết có tựa đề “Tôi và ông Trương Trọng Nghĩa”, ông Phước khẳng định không có tư thù cá nhân với ông Nghĩa, giữa hai ông hoàn toàn chưa có bất kỳ cuộc đấu khẩu căng thẳng nào cả.
“Ông có chính kiến của ông. Tôi có chính kiến của tôi”, ông Phước viết.
Ông Phước cũng viết rằng nội dung phản bác của ông đối với ý kiến của ông Nghĩa “tất nhiên trên cơ sở lập luận và lý luận có dẫn chứng chi tiết rõ ràng”, nhưng cách hành văn “không chắc sẽ thích hợp”.
“Khi tôi viết không đúng về ông sẽ đương nhiên khiến ông cực kỳ tức giận. Và khi ông tức giận, ông lựa chọn cách gởi thư cho lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM. Đó là quyền của ông, và tôi tôn trọng quyết định lựa chọn của ông”, ông Phước viết tiếp.
Khẳng định bản thân “luôn là người phục thiện nhanh chóng”, ông Phước cho rằng cách xin lỗi nhanh chóng nhất đến với ông Nghĩa là “nhanh chóng sửa lại tất cả các nội dung những bài viết gần đây liên quan đến các phát biểu của ông Nghĩa, theo hướng xóa bỏ tất cả tên của ông Nghĩa, xóa bỏ tất cả những ghi chú về cá nhân ông Nghĩa”, và nhất là “nội dung đi vào thực chất tập trung tranh luận thuần túy”.
“Từ nay, những bài viết tranh luận của tôi sẽ theo cách thuần quan điểm như vậy”, ông Phước viết.
Sáng 5/11, khi bài viết trên blog của ông Phước được đăng tải, câu chuyện về cách hành xử “kỳ lạ” của ông Phước đã thu hút nhiều hơn sự quan tâm của một số vị đại biểu Quốc hội.
“Việc làm của anh Phước là thể hiện tinh thần không xây dựng, ảnh hưởng đến hình ảnh của Quốc hội”, một vị đại biểu nhìn nhận.
Ở Quốc hội một số nước thì còn có chuyện vác ghế xô xát với nhau, nhưng đó là công khai chứ không công kích trên blog, vị khác bình luận.
Liên quan đến trả lời của đại biểu Phước với báo chí rằng không có luật nào đưa ra quy định dùng từ nào là sai, một vị đại biểu cho rằng quy phạm đạo đức thì mỗi công dân đều được học và phải hiểu, nói gì đến đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM thì Ban Công tác đại biểu và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần vào cuộc để những chuyện tương tự không tái diễn thêm lần nào nữa là quan điểm của một số vị đại biểu khác.
Tuy nhiên, sáng 5/11, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết bà chưa nhận được văn bản nào liên quan đến việc ông Phước công kích ông Nghĩa.