Sẽ tập trung quản lý thông tin trên Internet trong 2017
“Có hai con số đáng quan tâm của ngành thông tin - truyền thông trong năm 2016”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói
“Có hai con số đáng quan tâm của ngành thông tin - truyền thông trong năm 2016”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông, sáng 23/12.
“Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành cao hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và thứ hai, không hẳn là một con số vui, là chưa bao giờ báo chí bị “xử lý” nhiều như vậy”, ông nói.
Theo Phó thủ tướng, việc xử lý vi phạm đối với các cơ quan báo chí “không phải là để làm gì đao to búa lớn”, mà để báo chí tiếp tục phát huy mặt mạnh và phát triển tốt hơn. Và thực tế cũng cho thấy điều này.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, trong năm qua, các cơ quan báo chí đã hoạt động theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Công tác theo dõi, chỉ đạo thông tin, tuyên truyền kịp thời, đạt hiệu quả cao.
Bộ đã tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí, nghiêm túc, quyết liệt chấn chỉnh, xử lý nghiêm các các nhà báo, phóng viên, cơ quan báo chí, các trang thông tin điện tử xa rời tôn chỉ mục đích, đưa tin sai sự thật, vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp thông tin; vi phạm các quy định của pháp luật.
Nhưng theo Bộ trưởng, mặc dù đã xử lý rất quyết liệt, song vẫn còn không ít sai phạm, hạn chế, yếu kém.
Không ít cơ quan báo chí, nhất là báo điện tử và trang thông tin điện tử xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ, không tuân thủ kỷ luật thông tin khi đưa tin và thiếu nhạy cảm, chạy theo xu hướng thông tin giật gân, câu khách, vi phạm thuần phong, mỹ tục, văn hoá truyền thống của dân tộc, gây hiệu ứng xấu cho xã hội.
Một số cơ quan báo chí còn dẫn các đường link của những trang thông tin điện tử không phép, sử dụng nguồn tin trên mạng xã hội Facebook không được kiểm chứng.
Có cơ quan báo chí, nhà báo vi phạm nghiêm trọng Luật Báo chí và đạo đức hành nghề, bị đình chỉ xuất bản hoặc thu hồi thẻ nhà báo.
Bên cạnh đó, mặc dù số lượng các cơ quan báo chí của Việt Nam khá nhiều nhưng chất lượng tin, bài ở nhiều tờ báo, tạp chí còn chưa cao, không đáp ứng được nhu cầu độc giả, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.
Báo cáo của Bộ cũng chỉ ra một số nguyên nhân, trong đó có việc lãnh đạo một số cơ quan báo chí còn buông lỏng công tác quản lý, giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên.
Quy trình duyệt chưa được coi trọng và thực hiện thiếu nghiêm túc, cá biệt có trường hợp không qua thẩm định, xác minh dẫn đến một số cơ quan báo chí đưa thông tin sai, thậm chí vi phạm pháp luật.
Mặt khác, là việc thiếu các quy định hay văn bản ký kết với các nước liên quan về việc kiểm soát các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, blog cá nhân có các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam có máy chủ đặt tại các nước đó.
Ngoài ra, sự cạnh tranh về tốc độ đưa tin và chạy theo lợi nhuận của các cơ quan thông tấn, báo chí, trang thông tin điện tử khiến việc kiểm soát nội dung chương trình, bài viết trên mạng Internet đôi khi còn chưa triệt để.
Về nhiệm vụ, giải pháp năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Luật Báo chí, quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 sau khi được phê duyệt.
Bộ cũng sẽ tập trung chỉ đạo quản lý thông tin trên Internet, nhất là thông tin trên các blog, mạng xã hội, theo hướng lan truyền những thông tin tốt, tích cực, hạn chế những thông tin xấu, tiêu cực, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh rà soát hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên các trang thông tin điện tử tổng hợp.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh việc cung cấp thông tin sai sự thật và các luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; rà soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, thông tin điện tử…
“Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành cao hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và thứ hai, không hẳn là một con số vui, là chưa bao giờ báo chí bị “xử lý” nhiều như vậy”, ông nói.
Theo Phó thủ tướng, việc xử lý vi phạm đối với các cơ quan báo chí “không phải là để làm gì đao to búa lớn”, mà để báo chí tiếp tục phát huy mặt mạnh và phát triển tốt hơn. Và thực tế cũng cho thấy điều này.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, trong năm qua, các cơ quan báo chí đã hoạt động theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước. Công tác theo dõi, chỉ đạo thông tin, tuyên truyền kịp thời, đạt hiệu quả cao.
Bộ đã tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí, nghiêm túc, quyết liệt chấn chỉnh, xử lý nghiêm các các nhà báo, phóng viên, cơ quan báo chí, các trang thông tin điện tử xa rời tôn chỉ mục đích, đưa tin sai sự thật, vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp thông tin; vi phạm các quy định của pháp luật.
Nhưng theo Bộ trưởng, mặc dù đã xử lý rất quyết liệt, song vẫn còn không ít sai phạm, hạn chế, yếu kém.
Không ít cơ quan báo chí, nhất là báo điện tử và trang thông tin điện tử xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ, không tuân thủ kỷ luật thông tin khi đưa tin và thiếu nhạy cảm, chạy theo xu hướng thông tin giật gân, câu khách, vi phạm thuần phong, mỹ tục, văn hoá truyền thống của dân tộc, gây hiệu ứng xấu cho xã hội.
Một số cơ quan báo chí còn dẫn các đường link của những trang thông tin điện tử không phép, sử dụng nguồn tin trên mạng xã hội Facebook không được kiểm chứng.
Có cơ quan báo chí, nhà báo vi phạm nghiêm trọng Luật Báo chí và đạo đức hành nghề, bị đình chỉ xuất bản hoặc thu hồi thẻ nhà báo.
Bên cạnh đó, mặc dù số lượng các cơ quan báo chí của Việt Nam khá nhiều nhưng chất lượng tin, bài ở nhiều tờ báo, tạp chí còn chưa cao, không đáp ứng được nhu cầu độc giả, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.
Báo cáo của Bộ cũng chỉ ra một số nguyên nhân, trong đó có việc lãnh đạo một số cơ quan báo chí còn buông lỏng công tác quản lý, giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên.
Quy trình duyệt chưa được coi trọng và thực hiện thiếu nghiêm túc, cá biệt có trường hợp không qua thẩm định, xác minh dẫn đến một số cơ quan báo chí đưa thông tin sai, thậm chí vi phạm pháp luật.
Mặt khác, là việc thiếu các quy định hay văn bản ký kết với các nước liên quan về việc kiểm soát các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội, blog cá nhân có các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam có máy chủ đặt tại các nước đó.
Ngoài ra, sự cạnh tranh về tốc độ đưa tin và chạy theo lợi nhuận của các cơ quan thông tấn, báo chí, trang thông tin điện tử khiến việc kiểm soát nội dung chương trình, bài viết trên mạng Internet đôi khi còn chưa triệt để.
Về nhiệm vụ, giải pháp năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai Luật Báo chí, quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 sau khi được phê duyệt.
Bộ cũng sẽ tập trung chỉ đạo quản lý thông tin trên Internet, nhất là thông tin trên các blog, mạng xã hội, theo hướng lan truyền những thông tin tốt, tích cực, hạn chế những thông tin xấu, tiêu cực, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh rà soát hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên các trang thông tin điện tử tổng hợp.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh việc cung cấp thông tin sai sự thật và các luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; rà soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về báo chí, thông tin điện tử…