“Smartphone bình dân sẽ là xu hướng tất yếu”
Tại Việt Nam vẫn còn trên 70% người dùng chưa dùng smartphone và đây được coi là tiềm năng lớn cho các nhà sản xuất
Thị trường điện thoại thông minh (smartphone) tại Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu ngoại, tưởng như đã đến ngưỡng “bão hòa”, thế nhưng, vẫn còn trên 70% người tiêu dùng Việt chưa dùng smartphone.
Báo cáo của nhiều công ty nghiên cứu thị trường cho biết, Việt Nam hiện có hơn 17 triệu người đang sử dụng điện thoại smartphone, chiếm trên 20% dân số. Đây chính là lý do khiến nhiều hãng sản xuất điện thoại nhìn nhận Việt Nam vẫn là thị trường lớn và nhiều tiềm năng.
Nhắm vào tầm trung
Các hãng điện thoại lớn như Samsung, Nokia, HTC, Sony… mặc dù chưa khai phá và “nhảy” vào phân khúc smartphone bình dân nhưng đã và đang từng bước “đặt chân” vào dòng smartphone tầm trung, với giá trung bình từ 4 - 7 triệu đồng để gia tăng thị phần và doanh số cho mình.
Hãng Samsung với Galaxy Trend (3,99 triệu đồng), Galaxy Ace 3 (4,39 triệu đồng), HTC Desire 500 (7,5 triệu đồng), Nokia Lumia 620 (4,79 triệu đồng), hãng Sony với Xperia M (5,2 triệu đồng), Xperia E Dual (3,5 triệu đồng)…
Nokia là một trong những nhà sản xuất đầu tiên nhảy vào phân khúc tầm trung và gặt hái được nhiều thành quả nhất. Trong khi những sản phẩm như Lumia 920, … vẫn kém cạnh các đối thủ cạnh tranh trên phân khúc smartphone cao cấp thì Lumia 520 lại bán chạy nhất trong dòng smartphone tầm trung.
Trên hệ thống siêu thị Thế giới di động, Lumia 520 được giới thiệu là smartphone tầm trung bán chạy nhất.
Việc đầu tư vào phân khúc smartphone tầm trung không chỉ giúp các nhà sản xuất mở rộng lượng khách hàng, đồng thời còn là phương án lấy lượng bù chất cho việc chuyển hướng từ cao cấp sang các phân khúc thấp hơn.
Tại thị trường Việt Nam, tuy thị trường điện thoai smartphone tầm trung đang ngày càng phong phú, đa dạng và cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất, tuy nhiên, dòng sản phẩm này mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, những người có thu nhập trung bình hoặc một bộ phận giới trẻ có khả năng mua sắm, còn phần lớn tầng lớp có thu nhập thấp, đặc biệt ở các tỉnh lẻ… sản phẩm smartphone tầm trung trên vẫn chưa tới tay người tiêu dùng do giá vẫn còn cao.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, nhiều lần cho rằng, chỉ khi nào mỗi chiếc smartphone giá dưới 20 USD thì ai (người tiêu dùng Việt Nam) cũng có thể mua. Vị này vẫn kỳ vọng, năm 2014, Việt Nam có thể sản xuất được smartphone với mức giá bán 30-35 USD/chiếc.
Thị trường smartphone bình dân còn quá lớn
Năm 2012, hãng điện thoại “thương hiệu Việt” Q-mobile đã tung ra các dòng sản phẩm điện thoại smartphone cảm ứng đa điểm, đầy đủ tính năng giải trí và mức giá từ 1,5 triệu - 3 triệu đồng. Hay, dòng điện thoại smartphone của Tập đoàn Viettel V8404 sử dụng hệ điều hành Android, với giá 1,5 triệu đồng; Tập đoàn VNPT cũng tung ra smartphone Vivas Lotus S1 với giá “bình dân” 3,9 triệu đồng…
Ngay như “thương hiệu Việt” HKPhone từng gây ồn ào trên thị trường thời gian qua, nhưng giá sản phẩm của HKPhone cũng tương đối cao, với giá trung bình từ 3 đến hơn 6 triệu đồng/chiếc.
Mặc dù giá HKPhone không hề “bình dân” (4-6 triệu đồng), nhưng trên nhiều diễn đàn, trang tin công nghệ như Tinhte, GenK… khá nhiều người tiều dùng cho rằng, mua sản phẩm này khá rủi ro, vì nhiều lỗi như pin sụt nhanh, vào mạng chậm, chất lượng camera kém…
Lý do các sản phẩm trên khá im ắng và chưa tạo ra làn sóng smartphone giá rẻ trên thị trường một phần vì giá còn cao, phần nhiều do chất lượng máy, thiết kế, thương hiệu chưa như mong muốn của người dùng.
Ông Đỗ Giang Vinh, Trưởng đại diện Haier Mobile tại Việt Nam – công ty mới đây cũng đưa một loạt sản phẩm điện thoại smartphone “bình dân” với giá từ hơn 1 triệu – 3 triệu đồng, cho rằng, tiềm năng thị trường điện thoại smartphone bình dân tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu.
Ông Vinh kể, sau khi tập đoàn Haier - tập đoàn chuyên về đồ gia dụng, điện tử quay ra đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất điện thoại thông minh, ông đã sang đàm phán đối tác để đưa dòng điện thoại này về Việt Nam vì… nhìn thấy cơ hội thị trường smartphone còn quá lớn.
“Hiện vẫn còn khoảng trên 70% người dùng tại Việt Nam sử dụng điện thoại thông thường, với tính năng nghe, gọi, nhắn tin là chủ yếu. Điện thoại smatphone bình dân sẽ là xu hướng tất yếu và phân khúc này sẽ bùng nổ khi nhu cầu lướt web, Facebook, chơi game trên điện thoại ngày càng nở rộ” ông Vinh phân tích.
Giới kinh doanh điện thoại cho rằng, chỉ khi nào các hãng điện thoại cùng cung cấp ra thị trường sản phẩm thực sự có chất lượng và có giá bình dân, hợp lý thì khi đó thị trường smatphone bình dẫn tại Việt Nam sẽ bùng nổ.
Báo cáo của nhiều công ty nghiên cứu thị trường cho biết, Việt Nam hiện có hơn 17 triệu người đang sử dụng điện thoại smartphone, chiếm trên 20% dân số. Đây chính là lý do khiến nhiều hãng sản xuất điện thoại nhìn nhận Việt Nam vẫn là thị trường lớn và nhiều tiềm năng.
Nhắm vào tầm trung
Các hãng điện thoại lớn như Samsung, Nokia, HTC, Sony… mặc dù chưa khai phá và “nhảy” vào phân khúc smartphone bình dân nhưng đã và đang từng bước “đặt chân” vào dòng smartphone tầm trung, với giá trung bình từ 4 - 7 triệu đồng để gia tăng thị phần và doanh số cho mình.
Hãng Samsung với Galaxy Trend (3,99 triệu đồng), Galaxy Ace 3 (4,39 triệu đồng), HTC Desire 500 (7,5 triệu đồng), Nokia Lumia 620 (4,79 triệu đồng), hãng Sony với Xperia M (5,2 triệu đồng), Xperia E Dual (3,5 triệu đồng)…
Nokia là một trong những nhà sản xuất đầu tiên nhảy vào phân khúc tầm trung và gặt hái được nhiều thành quả nhất. Trong khi những sản phẩm như Lumia 920, … vẫn kém cạnh các đối thủ cạnh tranh trên phân khúc smartphone cao cấp thì Lumia 520 lại bán chạy nhất trong dòng smartphone tầm trung.
Trên hệ thống siêu thị Thế giới di động, Lumia 520 được giới thiệu là smartphone tầm trung bán chạy nhất.
Việc đầu tư vào phân khúc smartphone tầm trung không chỉ giúp các nhà sản xuất mở rộng lượng khách hàng, đồng thời còn là phương án lấy lượng bù chất cho việc chuyển hướng từ cao cấp sang các phân khúc thấp hơn.
Tại thị trường Việt Nam, tuy thị trường điện thoai smartphone tầm trung đang ngày càng phong phú, đa dạng và cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất, tuy nhiên, dòng sản phẩm này mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, những người có thu nhập trung bình hoặc một bộ phận giới trẻ có khả năng mua sắm, còn phần lớn tầng lớp có thu nhập thấp, đặc biệt ở các tỉnh lẻ… sản phẩm smartphone tầm trung trên vẫn chưa tới tay người tiêu dùng do giá vẫn còn cao.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, nhiều lần cho rằng, chỉ khi nào mỗi chiếc smartphone giá dưới 20 USD thì ai (người tiêu dùng Việt Nam) cũng có thể mua. Vị này vẫn kỳ vọng, năm 2014, Việt Nam có thể sản xuất được smartphone với mức giá bán 30-35 USD/chiếc.
Thị trường smartphone bình dân còn quá lớn
Năm 2012, hãng điện thoại “thương hiệu Việt” Q-mobile đã tung ra các dòng sản phẩm điện thoại smartphone cảm ứng đa điểm, đầy đủ tính năng giải trí và mức giá từ 1,5 triệu - 3 triệu đồng. Hay, dòng điện thoại smartphone của Tập đoàn Viettel V8404 sử dụng hệ điều hành Android, với giá 1,5 triệu đồng; Tập đoàn VNPT cũng tung ra smartphone Vivas Lotus S1 với giá “bình dân” 3,9 triệu đồng…
Ngay như “thương hiệu Việt” HKPhone từng gây ồn ào trên thị trường thời gian qua, nhưng giá sản phẩm của HKPhone cũng tương đối cao, với giá trung bình từ 3 đến hơn 6 triệu đồng/chiếc.
Mặc dù giá HKPhone không hề “bình dân” (4-6 triệu đồng), nhưng trên nhiều diễn đàn, trang tin công nghệ như Tinhte, GenK… khá nhiều người tiều dùng cho rằng, mua sản phẩm này khá rủi ro, vì nhiều lỗi như pin sụt nhanh, vào mạng chậm, chất lượng camera kém…
Lý do các sản phẩm trên khá im ắng và chưa tạo ra làn sóng smartphone giá rẻ trên thị trường một phần vì giá còn cao, phần nhiều do chất lượng máy, thiết kế, thương hiệu chưa như mong muốn của người dùng.
Ông Đỗ Giang Vinh, Trưởng đại diện Haier Mobile tại Việt Nam – công ty mới đây cũng đưa một loạt sản phẩm điện thoại smartphone “bình dân” với giá từ hơn 1 triệu – 3 triệu đồng, cho rằng, tiềm năng thị trường điện thoại smartphone bình dân tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu.
Ông Vinh kể, sau khi tập đoàn Haier - tập đoàn chuyên về đồ gia dụng, điện tử quay ra đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất điện thoại thông minh, ông đã sang đàm phán đối tác để đưa dòng điện thoại này về Việt Nam vì… nhìn thấy cơ hội thị trường smartphone còn quá lớn.
“Hiện vẫn còn khoảng trên 70% người dùng tại Việt Nam sử dụng điện thoại thông thường, với tính năng nghe, gọi, nhắn tin là chủ yếu. Điện thoại smatphone bình dân sẽ là xu hướng tất yếu và phân khúc này sẽ bùng nổ khi nhu cầu lướt web, Facebook, chơi game trên điện thoại ngày càng nở rộ” ông Vinh phân tích.
Giới kinh doanh điện thoại cho rằng, chỉ khi nào các hãng điện thoại cùng cung cấp ra thị trường sản phẩm thực sự có chất lượng và có giá bình dân, hợp lý thì khi đó thị trường smatphone bình dẫn tại Việt Nam sẽ bùng nổ.