“Số người siêu giàu của Việt Nam sẽ tăng mạnh nhất thế giới”
Số người siêu giàu ở Việt Nam được dự báo là sẽ tăng 170% từ nay đến năm 2026
Số cá nhân siêu giàu của thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng bùng nổ trong thập kỷ tới, chủ yếu nhờ sự gia tăng tài sản mạnh mẽ ở khu vực châu Á. Trong đó, số người siêu giàu ở Việt Nam được nhận định sẽ tăng mạnh hơn ở bất kỳ quốc gia nào khác.
Trang CNN Money dẫn báo cáo tài sản toàn cầu thường niên mang tên Wealth Report 2017 của Knight Frank công bố ngày 1/3 cho biết, số cá nhân sở hữu giá trị tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên - người siêu giàu - sẽ tăng 43% trong vòng 10 năm tới, vượt xa mức tăng trưởng dân số toàn cầu nói chung trong cùng khoảng thời gian.
Báo cáo dự báo dân số siêu giàu của châu Á sẽ tăng gần gấp đôi trong thời gian từ nay đến năm 2026, đạt mức hơn 88.000 người. Trong đó, số người siêu giàu ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đạt mức tăng tương ứng lần lượt là 140% và 150%.
Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ giảm tốc dần trong thập kỷ tới, nhưng các ngành công nghệ, truyền thông, giải trí và chăm sóc sức khỏe ở nước này được nhận định là sẽ đi ngược lại xu hướng giảm tốc tăng trưởng nói chung của nền kinh tế , theo đó sản sinh thêm nhiều doanh nhân với giá trị tài sản đạt mức siêu giàu.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng Việt Nam mới là quốc gia có tốc độ tăng dân số siêu giàu mạnh nhất trong 10 năm tới. Số người siêu giàu ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng 170% trong thời gian từ nay đến năm 2026, đạt mức 540 người.
Cũng theo báo cáo này, trong năm ngoái, Việt Nam có 200 người siêu giàu, tăng 30 người so với năm 2015.
"Chúng tôi dự báo số triệu phú Việt Nam sẽ tăng mạnh nhờ sự phát triển của các ngành y tế, sản xuất và dịch vụ tài chính", ông Andrew Amoils, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thực hiện bản báo cáo, nhận xét.
Số người siêu giàu ở Bắc Mỹ cũng được nhận định sẽ tăng mạnh, với mức tăng 31%, đạt gần 96.000 người. Bắc Mỹ hiện đang là khu vực có nhiều người siêu giàu nhất thế giới, và được dự báo sẽ giữ vững ngôi vị này trong thập kỷ tới.
Trong đó, số người siêu giàu ở Canada được dự báo sẽ tăng 50%, “phản ánh địa vị gia tăng của nước này như một ‘hầm trú ẩn’ trong bối cảnh bất ổn chính trị” ở nhiều quốc gia khác - theo báo cáo.
Bản báo cáo cũng nói rằng các triệu phú thuộc nhóm siêu giàu sẽ không đơn thuần chỉ gửi tiền tại các ngân hàng trong nước. Các tác giả thực hiện báo cáo phát hiện rằng tính trung bình, người siêu giàu hiện nay đầu tư 24% tài sản vào bất động sản, không tính căn nhà thứ nhất và thứ hai của họ. Gần 1/3 có kế hoạch đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài trong vòng 2 năm tới.
Khách nước ngoài mua nhà đã khiến giá bất động sản tăng mạnh tại nhiều thành phố ở Canada, Australia, New Zealand, và Anh trong những năm gần đây.
Năm 2016 là một năm thế giới chứng kiến nhiều biến động chính trị lớn, từ vụ cử tri Anh chọn ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, và vụ ông Donald Trump bất ngờ đắc cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, thế giới vẫn có thêm hàng nghìn người siêu giàu.
Báo cáo của Knight Frank cho hay, số người siêu giàu trên thế giới đã tăng thêm 6.340 người trong năm 2016, lên hơn 193.000 người. Trong đó có thêm 60 người đạt mốc tài sản 1 tỷ USD trở lên, đưa tổng số tỷ phú toàn cầu lên hơn 2.000 người.
Số người siêu giàu vẫn tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, với hơn 73.000 người, tiếp là châu Âu với hơn 49.000 người, và châu Á với hơn 46.000 người.
Trang CNN Money dẫn báo cáo tài sản toàn cầu thường niên mang tên Wealth Report 2017 của Knight Frank công bố ngày 1/3 cho biết, số cá nhân sở hữu giá trị tài sản ròng từ 30 triệu USD trở lên - người siêu giàu - sẽ tăng 43% trong vòng 10 năm tới, vượt xa mức tăng trưởng dân số toàn cầu nói chung trong cùng khoảng thời gian.
Báo cáo dự báo dân số siêu giàu của châu Á sẽ tăng gần gấp đôi trong thời gian từ nay đến năm 2026, đạt mức hơn 88.000 người. Trong đó, số người siêu giàu ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đạt mức tăng tương ứng lần lượt là 140% và 150%.
Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ giảm tốc dần trong thập kỷ tới, nhưng các ngành công nghệ, truyền thông, giải trí và chăm sóc sức khỏe ở nước này được nhận định là sẽ đi ngược lại xu hướng giảm tốc tăng trưởng nói chung của nền kinh tế , theo đó sản sinh thêm nhiều doanh nhân với giá trị tài sản đạt mức siêu giàu.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng Việt Nam mới là quốc gia có tốc độ tăng dân số siêu giàu mạnh nhất trong 10 năm tới. Số người siêu giàu ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng 170% trong thời gian từ nay đến năm 2026, đạt mức 540 người.
Cũng theo báo cáo này, trong năm ngoái, Việt Nam có 200 người siêu giàu, tăng 30 người so với năm 2015.
"Chúng tôi dự báo số triệu phú Việt Nam sẽ tăng mạnh nhờ sự phát triển của các ngành y tế, sản xuất và dịch vụ tài chính", ông Andrew Amoils, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thực hiện bản báo cáo, nhận xét.
Số người siêu giàu ở Bắc Mỹ cũng được nhận định sẽ tăng mạnh, với mức tăng 31%, đạt gần 96.000 người. Bắc Mỹ hiện đang là khu vực có nhiều người siêu giàu nhất thế giới, và được dự báo sẽ giữ vững ngôi vị này trong thập kỷ tới.
Trong đó, số người siêu giàu ở Canada được dự báo sẽ tăng 50%, “phản ánh địa vị gia tăng của nước này như một ‘hầm trú ẩn’ trong bối cảnh bất ổn chính trị” ở nhiều quốc gia khác - theo báo cáo.
Bản báo cáo cũng nói rằng các triệu phú thuộc nhóm siêu giàu sẽ không đơn thuần chỉ gửi tiền tại các ngân hàng trong nước. Các tác giả thực hiện báo cáo phát hiện rằng tính trung bình, người siêu giàu hiện nay đầu tư 24% tài sản vào bất động sản, không tính căn nhà thứ nhất và thứ hai của họ. Gần 1/3 có kế hoạch đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài trong vòng 2 năm tới.
Khách nước ngoài mua nhà đã khiến giá bất động sản tăng mạnh tại nhiều thành phố ở Canada, Australia, New Zealand, và Anh trong những năm gần đây.
Năm 2016 là một năm thế giới chứng kiến nhiều biến động chính trị lớn, từ vụ cử tri Anh chọn ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, và vụ ông Donald Trump bất ngờ đắc cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, thế giới vẫn có thêm hàng nghìn người siêu giàu.
Báo cáo của Knight Frank cho hay, số người siêu giàu trên thế giới đã tăng thêm 6.340 người trong năm 2016, lên hơn 193.000 người. Trong đó có thêm 60 người đạt mốc tài sản 1 tỷ USD trở lên, đưa tổng số tỷ phú toàn cầu lên hơn 2.000 người.
Số người siêu giàu vẫn tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, với hơn 73.000 người, tiếp là châu Âu với hơn 49.000 người, và châu Á với hơn 46.000 người.