Tác động vào enzyme để chữa bệnh tiểu đường
Bên cạnh kiểm soát chế độ dinh dưỡng, người bị tiểu đường cần lưu ý đến một loại enzyme trực tiếp kiểm soát cách thức chuyển hóa đường và chất béo trong cơ thể.

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, việc tác động nhẹ vào hệ enzyme của cơ thể có thể giúp đảo ngược quá trình phát triển bệnh tiểu đường týp 2, bệnh tim mạch và các bệnh chuyển hóa khác một cách an toàn.Enzyme có bản chất là protein, là những chất xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể con người. Vì vậy, dưới tác động của các men tiêu hóa, thức ăn được phân rã trở thành các dạng nhũ tương để cho lớp nhung mao của ruột có thể hấp thu một cách dễ dàng vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Bởi vì, hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn đều không thể tự hấp thu vào máu mà cần có sự tác động của các enzyme hoạt tính giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng.


Cũng liên quan đến việc sản xuất enzyme trong cơ thể, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tuyến tụy có hai chức năng chính là tiết ra enzyme giúp phân giải đường trong thức ăn, đưa vào máu và tiết ra insulin giúp đưa đường từ máu vào các tế bào, giúp cơ thể có năng lượng để hoạt động bình thường.Tuyến tụy còn sản xuất được hormone insulin nhưng không đủ hoặc bị kháng insulin không chuyển hóa hết được lượng đường, sẽ làm đường trong máu tăng cao hơn bình thường, lúc này phải dùng thuốc chứa insulin để hạ đường huyết. Theo thời gian người bệnh phải tăng lượng thuốc điều trị hoặc chuyển qua tiêm, những loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: lờn thuốc, hạ đường huyết quá mức, ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận...
Tuy nhiên nếu một ngày tuyến tụy của bạn bị suy yếu, không tiết ra đủ enzyme và insulin thì bệnh tiểu đường của bạn sẽ ngày càng trầm trọng. Vì vậy việc phục hồi và bảo vệ tuyến tụy là hoàn toàn cần thiết đối với người bệnh.

(Theo Medical News Today)