Để tăng cường năng lực xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, các chuyên gia cho rằng cần có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ toàn ngành phát triển theo chuỗi, chế biến để đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm; thực hiện truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu...
Hiện Việt Nam có ba mặt hàng quan trọng xuất khẩu vào EU là cà phê, gỗ và cao su đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quy định chống mất rừng của EU (EUDR). Giá trị kim ngạch xuất khẩu ba mặt hàng này vào EU mỗi năm trên 2,5 tỷ USD…
“Tập trung vào lợi thế thị trường và ngành hàng, trên cơ sở tổ chức sản xuất và nguồn nguyên liệu sẵn có, hàng hóa nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường và từng bước thâm nhập, chúng tôi tin tưởng rằng mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 54 - 55 tỷ USD mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho ngành nông nghiệp năm 2023 khả năng sẽ đạt được”, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khẳng định...
Thị trường dệt may đến nay vẫn chưa có nhiều động lực để “sáng” lên, nhưng có thể khẳng định thời điểm khó khăn nhất trong năm 2023 đã qua, thị trường đang hướng đến sự phục hồi tuy chậm nhưng chắc chắn. Vì vậy, doanh nghiệp dệt may cần chủ động “xoay chuyển” để tận dụng hết các cơ hội thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất linh hoạt...
Sau giai đoạn tăng trưởng nhanh, tín dụng tiêu dùng lao dốc kể từ nửa cuối năm 2022 đến nay. Phía cho vay phản ánh đây là thời điểm đặc biệt bởi tín dụng giảm mạnh, nợ xấu tăng cao. Nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm lấp các lỗ hổng pháp lý về thu hồi nợ và tách bạch quy định kiểm soát nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn của công ty tài chính tiêu dùng khỏi ngân hàng thương mại để phù hợp hơn với loại hình tài chính đặc thù này....
Nông sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Để tăng năng lực xuất khẩu cho ngành nông sản, các chuyên gia cho rằng cần có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ toàn ngành phát triển theo chuỗi, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, số hóa trong sản xuất, chế biến nông sản để đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm...
Dữ liệu trên thế giới cứ mỗi năm lại tăng gấp đôi, còn tại Việt Nam tăng nhanh hơn nữa, do vậy, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam một năm cần có thêm từ 4 đến 5 trung tâm dữ liệu (IDC) với quy mô 2.000 rack thì mới cơ bản đáp ứng được đủ nhu cầu về dữ liệu. Bởi vậy, thị trường IDC cũng còn vô vàn tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác...
Mới đây, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 25-CT/TW yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng cùng ngành Y tế hoàn thiện, nâng cao chất lượng y tế cơ sở… Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy.vn đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế, xung quanh Chỉ thị này...
Các chuyên gia tính toán rằng, hơn 500 tỷ USD giá trị bị mất mỗi năm do sử dụng quần áo không đúng mức và không tái chế. Tình trạng này không chỉ bất lợi cho xã hội và môi trường mà còn khiến các công ty thời trang phải tính đến chi phí tài nguyên, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận…
Chúng ta đang chứng kiến xuất khẩu sầu riêng tăng trưởng ngoạn mục, từ mức kim ngạch chỉ 29,2 triệu USD năm 2016 đã tăng vọt lên 420 triệu USD năm 2022. Trong 10 tháng của năm 2023, xuất khẩu sầu riêng ước đạt 1,82 tỷ USD. Với kết quả này, chắc chắn cả năm 2023 sẽ vượt con số 2 tỷ USD...