Tài chính công của Anh “tệ” hơn dự đoán
Thủ tướng Anh thừa nhận, tài chính công của nước này xấu hơn so với dự đoán, do đó ông phải đưa ra những quyết định quan trọng
Theo tờ Daily Mail, hôm nay (7/6), Thủ tướng Anh David Cameron đã cảnh báo, kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách của chính phủ sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của nước này trong nhiều năm tới.
Dự kiến, ngày mai (8/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh, George Osborne, sẽ đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu, trong đó, các thành viên nội các sẽ phải giải trình ngân sách dự kiến chi tiêu của mình trước các đồng nghiệp. Đây là mô hình nước Anh học từ Canada.
Giới phân tích cho hay, quyết định học tập mô hình của Canada, quốc gia đã giảm thành công thâm hụt ngân sách từ 9,1% xuống bằng không trong vòng 3 năm, cho thấy Chính phủ Anh tin rằng, cần phải có hành động quyết liệt mới khôi phục lại ổn định tài chính công.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lo ngại, nhiều bộ ngành của chính phủ sẽ đối mặt với việc cắt giảm tới 25% ngân sách, mức sâu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2 tới nay.
Thủ tướng Anh thừa nhận, tình hình tài chính công của nước này xấu hơn so với dự đoán và điều này buộc ông phải đưa ra những quyết định quan trọng.
Ông cũng cho biết có thể phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh, các khoản trợ cấp xã hội và lương chi trả cho lao động trong khu vực công sẽ bị ảnh hưởng do cắt giảm ngân sách.
Cảnh báo trên được cho là tuyên bố bi quan nhất của Thủ tướng Cameron kể từ khi ông lên nhậm chức tới nay.
Theo đánh giá của cơ quan theo dõi ngân sách mới của chính phủ, tăng trưởng kinh tế của Anh trong năm tới có thể chỉ vào khoảng 2%, tương tự như dự đoán của các nhà phân tích kinh tế độc lập mới đưa ra, chứ không phải ở mức 3% như dự báo trước đây.
Trước đó một ngày, hôm 6/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh cho biết, các nước trong nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi (G20) đã ủng hộ quan điểm cắt giảm chi tiêu của Chính phủ Anh.
Hôm 24/5, ông Osborne đã công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách khẩn cấp trị giá 6,25 tỷ Bảng Anh (8,9 tỷ USD), nhằm giảm mức thâm hụt kỷ lục trong tài khóa 2009-2010.
Ông Osborne cho biết, Chính phủ nước này cũng tìm cách để việc cắt giảm chi tiêu không ảnh hưởng đến các lĩnh vực dịch vụ cơ bản, như bảo hiểm y tế toàn dân hay giáo dục phổ thông.
Trong số ngân sách bị cắt giảm nói trên bao gồm gần 2 tỷ Bảng chi tiêu cho các chương trình phát triển công nghệ thông tin và bất động sản, và hơn 1 tỷ Bảng cho các khoản chi tiêu không cố định như tư vấn hay du lịch.
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, thâm hụt ngân sách của nước này trong năm tài chính vừa qua, kết thúc tháng 3/2010, đã lên tới hơn 156 tỷ Bảng Anh, tương đương 11,1% GDP. Đây là mức thâm hụt ngân sách cao kỷ lục của Anh kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2 tới nay.
Dự kiến, ngày mai (8/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh, George Osborne, sẽ đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu, trong đó, các thành viên nội các sẽ phải giải trình ngân sách dự kiến chi tiêu của mình trước các đồng nghiệp. Đây là mô hình nước Anh học từ Canada.
Giới phân tích cho hay, quyết định học tập mô hình của Canada, quốc gia đã giảm thành công thâm hụt ngân sách từ 9,1% xuống bằng không trong vòng 3 năm, cho thấy Chính phủ Anh tin rằng, cần phải có hành động quyết liệt mới khôi phục lại ổn định tài chính công.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lo ngại, nhiều bộ ngành của chính phủ sẽ đối mặt với việc cắt giảm tới 25% ngân sách, mức sâu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2 tới nay.
Thủ tướng Anh thừa nhận, tình hình tài chính công của nước này xấu hơn so với dự đoán và điều này buộc ông phải đưa ra những quyết định quan trọng.
Ông cũng cho biết có thể phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh, các khoản trợ cấp xã hội và lương chi trả cho lao động trong khu vực công sẽ bị ảnh hưởng do cắt giảm ngân sách.
Cảnh báo trên được cho là tuyên bố bi quan nhất của Thủ tướng Cameron kể từ khi ông lên nhậm chức tới nay.
Theo đánh giá của cơ quan theo dõi ngân sách mới của chính phủ, tăng trưởng kinh tế của Anh trong năm tới có thể chỉ vào khoảng 2%, tương tự như dự đoán của các nhà phân tích kinh tế độc lập mới đưa ra, chứ không phải ở mức 3% như dự báo trước đây.
Trước đó một ngày, hôm 6/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh cho biết, các nước trong nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi (G20) đã ủng hộ quan điểm cắt giảm chi tiêu của Chính phủ Anh.
Hôm 24/5, ông Osborne đã công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách khẩn cấp trị giá 6,25 tỷ Bảng Anh (8,9 tỷ USD), nhằm giảm mức thâm hụt kỷ lục trong tài khóa 2009-2010.
Ông Osborne cho biết, Chính phủ nước này cũng tìm cách để việc cắt giảm chi tiêu không ảnh hưởng đến các lĩnh vực dịch vụ cơ bản, như bảo hiểm y tế toàn dân hay giáo dục phổ thông.
Trong số ngân sách bị cắt giảm nói trên bao gồm gần 2 tỷ Bảng chi tiêu cho các chương trình phát triển công nghệ thông tin và bất động sản, và hơn 1 tỷ Bảng cho các khoản chi tiêu không cố định như tư vấn hay du lịch.
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, thâm hụt ngân sách của nước này trong năm tài chính vừa qua, kết thúc tháng 3/2010, đã lên tới hơn 156 tỷ Bảng Anh, tương đương 11,1% GDP. Đây là mức thâm hụt ngân sách cao kỷ lục của Anh kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2 tới nay.