Thị phần “Big 4” ngân hàng tiếp tục áp đảo
Quy mô vốn thấp hơn nhưng khối ngân hàng thương mại nhà nước vẫn tiếp tục chiếm thị phần áp đảo
Báo cáo cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, quy mô vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại nhà nước thấp hơn nhiều so với khối ngân hàng thương mại cổ phần nhưng lại “cõng” trên mình khối tài sản và thị phần cho vay vượt trội.
Số liệu thống kê cập nhật đến tháng 9/2015, tổng quy mô vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại nhà nước ở mức 137,7 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 30,16% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống.
Tuy nhiên, cũng đến thời điểm trên, tổng tài sản của khối này đã tăng lên tới 3.157 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 45,96% toàn hệ thống.
Huy động vốn của khối ngân hàng thương mại nhà nước đến tháng 9/2015 vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong toàn hệ thống với 46,19%; thị phần cho vay còn chiếm mức cao hơn với 50,89%.
Ngược lại, khối ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô vốn lớn hơn nhiều so với khối ngân hàng thương mại nhà nước, nhưng các thị phần kinh doanh lại thấp hơn.
Cụ thể, tính đến tháng 9/2015, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại cổ phần đạt tới 190,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,72% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống. Nhưng khối tài sản họ vác trên vai thấp hơn nhiều so với khối ngân hàng thương mại nhà nước, chỉ 2.734,4 nghìn tỷ đồng.
Huy động vốn của khối ngân hàng thương mại cổ phần đến tháng 9/2015 chiếm thị phần 43,03%; thị phần cho vay chỉ chiếm 38,61%.
Với quy mô vốn thấp hơn nhưng gánh trên vai khối tài sản lớn hơn, thị phần và quy mô cho vay lớn hơn, có một số vấn đề đang đặt ra đối với khối ngân hàng thương mại nhà nước.
Hiện một số ngân hàng thương mại nhà nước đang tính toán phương án phải tăng được vốn điều lệ để cải thiện các chỉ số cơ bản, như hệ số an toàn vốn tối thiểu, trước áp lực thực hiện các tiêu chuẩn Basel 2 từ năm 2016.
Cùng đó, một trong những chỉ báo quan trọng về quản trị rủi ro thanh khoản là tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) của khối ngân hàng thương mại nhà nước cũng ở mức cao.
Yêu cầu giảm được tỷ lệ LDR cũng đang đặt ra quyết liệt, theo mục tiêu xuống mức 90% vào cuối năm nay mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, trong khi số liệu cập nhật đến cuối tháng 9/2015 trên Cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước ở mức 96,74%.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, tỷ lệ LDR đến cuối tháng 9/2015 dễ chịu hơn với 79,45%, và bình quân toàn hệ thống là 88,54%.
Số liệu thống kê cập nhật đến tháng 9/2015, tổng quy mô vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại nhà nước ở mức 137,7 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 30,16% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống.
Tuy nhiên, cũng đến thời điểm trên, tổng tài sản của khối này đã tăng lên tới 3.157 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 45,96% toàn hệ thống.
Huy động vốn của khối ngân hàng thương mại nhà nước đến tháng 9/2015 vẫn chiếm thị phần lớn nhất trong toàn hệ thống với 46,19%; thị phần cho vay còn chiếm mức cao hơn với 50,89%.
Ngược lại, khối ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô vốn lớn hơn nhiều so với khối ngân hàng thương mại nhà nước, nhưng các thị phần kinh doanh lại thấp hơn.
Cụ thể, tính đến tháng 9/2015, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại cổ phần đạt tới 190,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,72% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống. Nhưng khối tài sản họ vác trên vai thấp hơn nhiều so với khối ngân hàng thương mại nhà nước, chỉ 2.734,4 nghìn tỷ đồng.
Huy động vốn của khối ngân hàng thương mại cổ phần đến tháng 9/2015 chiếm thị phần 43,03%; thị phần cho vay chỉ chiếm 38,61%.
Với quy mô vốn thấp hơn nhưng gánh trên vai khối tài sản lớn hơn, thị phần và quy mô cho vay lớn hơn, có một số vấn đề đang đặt ra đối với khối ngân hàng thương mại nhà nước.
Hiện một số ngân hàng thương mại nhà nước đang tính toán phương án phải tăng được vốn điều lệ để cải thiện các chỉ số cơ bản, như hệ số an toàn vốn tối thiểu, trước áp lực thực hiện các tiêu chuẩn Basel 2 từ năm 2016.
Cùng đó, một trong những chỉ báo quan trọng về quản trị rủi ro thanh khoản là tỷ lệ cho vay so với huy động (LDR) của khối ngân hàng thương mại nhà nước cũng ở mức cao.
Yêu cầu giảm được tỷ lệ LDR cũng đang đặt ra quyết liệt, theo mục tiêu xuống mức 90% vào cuối năm nay mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, trong khi số liệu cập nhật đến cuối tháng 9/2015 trên Cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước ở mức 96,74%.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, tỷ lệ LDR đến cuối tháng 9/2015 dễ chịu hơn với 79,45%, và bình quân toàn hệ thống là 88,54%.