Thị trường cao su cuối năm: Nguồn cung giảm mạnh
Nguồn cung cao su thiên nhiên suy giảm nên theo dự báo những tháng cuối năm 2009, giá sản phẩm này vẫn có xu hướng tăng
Nguồn cung cao su thiên nhiên suy giảm nên theo dự báo những tháng cuối năm 2009, giá sản phẩm này vẫn có xu hướng tăng.
Nguồn cung giảm mạnh
Theo tin từ Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Agroinfo), hiện nay 7 nước sản xuất cao su lớn trên thế giới gồm: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc và Sri Lanka, với tổng sản lượng cao su chiếm gần 94% tổng sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu, sản lượng đều giảm.
Tại ba nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất là Thái Lan, Indonesia và Malaysia, tổng sản lượng cao su tự nhiên trong 6 tháng đầu năm 2009 lần lượt giảm 12,4%; 6% và 32,6% so với cùng kỳ năm 2008. Việc giảm sản lượng cũng diễn ra tương tự tại các nước sản xuất cao su chính khác trên thế giới trong 9 tháng đầu năm 2009 như Việt Nam giảm 5,8%; Ấn Độ giảm 6,6%; Sri Lanka giảm 3,1%.
Như vậy, sản lượng cao su thế giới năm 2009 dự kiến chỉ đạt mức 9,35 triệu tấn, giảm 5,94% so với năm 2008, và giảm 1,58% so với mức dự kiến 9,5 triệu tấn từ tháng 1/2009. Đây là cũng là mức giảm mạnh nhất trong vòng 16 năm qua.
Về nguyên nhân của sự sụt giảm trên một phần do các nước chủ động cắt giảm sản lượng để “nâng đỡ” giá, phần khác do thời tiết bất lợi khiến diện tích thu hoạch bị giảm…
Giá đã "khởi sắc”
Những tháng đầu năm 2009, giá cao su tự nhiên trên thị trường thế giới và giá cao su xuất khẩu của Việt Nam đều trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, từ tháng 4/2009 cho đến nay, giá cao su đã tăng trở lại. Theo nhận định của ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Agroinfo, giá cao su liên tục tăng là do tác động của nhiều yếu tố. Trước hết đó là nhu cầu tiêu thụ cao su tăng.
Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới đang muốn tăng lượng cao su dự trữ sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2008. Hơn nữa, nước này còn có chính sách hỗ trợ người dân mua xe tải nhỏ để kích cầu đã làm doanh số bán xe và lốp xe tăng lên.
Phần khác, giá cao su còn được hỗ trợ bởi thông tin từ chính phủ Mỹ về việc doanh số bán xe của ngành công nghiệp ô tô Mỹ có thể sẽ tăng gần 15% trong năm 2010, chấm dứt 4 năm liên tiếp sụt giảm.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều thông tin và số liệu chứng tỏ kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục cũng đã phần nào tác động đến việc “gom hàng”, đón trước nhu cầu tăng trở lại của các nhà đầu cơ.
Báo cáo ngành cao su Việt Nam quý 2/2009 của Agroinfo cũng cho rằng với những dự báo về khả năng kinh tế thế giới đang dần ổn định nhờ những chính sách hỗ trợ tài chính và kinh tế vĩ mô cũng như tác động của các gói kích cầu lớn của Chính phủ các nước, kéo theo đó là tín hiệu cho sự hồi phục của giá dầu, tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô… Điều này sẽ có những tác động tích cực nhất định đối với thị trường cao su. Cộng thêm yếu tố cung, cầu như hiện nay sẽ là những yếu tố giúp giá cao su trong xu hướng tăng nhẹ trong những tháng cuối năm 2009.
Tuy nhiên, về mặt thị trường, việc Mỹ tăng thuế lên 35% đối với lốp xe của Trung Quốc (có hiệu lực từ ngày 26/9/2009 thay cho mức 4% trước đó) cũng có những ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của nước ta.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác quan trọng trong hoạt động xuất khẩu cao su. Theo số liệu thống kê mới nhất, trong 7 tháng đầu năm 2009, Trung Quốc là nước duy nhất có lượng nhập khẩu cao su từ Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2008. Tổng lượng cao su tự nhiên Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đạt 33,6 nghìn tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.
Do đó, khi Trung Quốc có những tác động thay đổi về cơ chế, chính sách thì nhu cầu nhập khẩu cao su của Việt Nam và giá nhập khẩu cũng sẽ có những biến động theo. “Cụ thể hơn xuất khẩu cao su Việt Nam, trong quý 4/2009 sẽ không đạt được mức cao như mong đợi”, Agroinfo nhìn nhận.
Tuy vậy, ở các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản mặc dù có sự suy giảm về nhu cầu nhập khẩu cao su của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2009, nhưng với những tín hiệu tích cực từ sự hồi phục kinh tế, những tháng cuối năm 2009 theo đánh giá nhu cầu về cao su cũng sẽ tăng trưởng trở lại.
Nguồn cung giảm mạnh
Theo tin từ Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Agroinfo), hiện nay 7 nước sản xuất cao su lớn trên thế giới gồm: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc và Sri Lanka, với tổng sản lượng cao su chiếm gần 94% tổng sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu, sản lượng đều giảm.
Tại ba nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất là Thái Lan, Indonesia và Malaysia, tổng sản lượng cao su tự nhiên trong 6 tháng đầu năm 2009 lần lượt giảm 12,4%; 6% và 32,6% so với cùng kỳ năm 2008. Việc giảm sản lượng cũng diễn ra tương tự tại các nước sản xuất cao su chính khác trên thế giới trong 9 tháng đầu năm 2009 như Việt Nam giảm 5,8%; Ấn Độ giảm 6,6%; Sri Lanka giảm 3,1%.
Như vậy, sản lượng cao su thế giới năm 2009 dự kiến chỉ đạt mức 9,35 triệu tấn, giảm 5,94% so với năm 2008, và giảm 1,58% so với mức dự kiến 9,5 triệu tấn từ tháng 1/2009. Đây là cũng là mức giảm mạnh nhất trong vòng 16 năm qua.
Về nguyên nhân của sự sụt giảm trên một phần do các nước chủ động cắt giảm sản lượng để “nâng đỡ” giá, phần khác do thời tiết bất lợi khiến diện tích thu hoạch bị giảm…
Giá đã "khởi sắc”
Những tháng đầu năm 2009, giá cao su tự nhiên trên thị trường thế giới và giá cao su xuất khẩu của Việt Nam đều trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, từ tháng 4/2009 cho đến nay, giá cao su đã tăng trở lại. Theo nhận định của ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Agroinfo, giá cao su liên tục tăng là do tác động của nhiều yếu tố. Trước hết đó là nhu cầu tiêu thụ cao su tăng.
Trung Quốc, nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới đang muốn tăng lượng cao su dự trữ sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2008. Hơn nữa, nước này còn có chính sách hỗ trợ người dân mua xe tải nhỏ để kích cầu đã làm doanh số bán xe và lốp xe tăng lên.
Phần khác, giá cao su còn được hỗ trợ bởi thông tin từ chính phủ Mỹ về việc doanh số bán xe của ngành công nghiệp ô tô Mỹ có thể sẽ tăng gần 15% trong năm 2010, chấm dứt 4 năm liên tiếp sụt giảm.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều thông tin và số liệu chứng tỏ kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục cũng đã phần nào tác động đến việc “gom hàng”, đón trước nhu cầu tăng trở lại của các nhà đầu cơ.
Báo cáo ngành cao su Việt Nam quý 2/2009 của Agroinfo cũng cho rằng với những dự báo về khả năng kinh tế thế giới đang dần ổn định nhờ những chính sách hỗ trợ tài chính và kinh tế vĩ mô cũng như tác động của các gói kích cầu lớn của Chính phủ các nước, kéo theo đó là tín hiệu cho sự hồi phục của giá dầu, tăng trưởng của ngành công nghiệp ô tô… Điều này sẽ có những tác động tích cực nhất định đối với thị trường cao su. Cộng thêm yếu tố cung, cầu như hiện nay sẽ là những yếu tố giúp giá cao su trong xu hướng tăng nhẹ trong những tháng cuối năm 2009.
Tuy nhiên, về mặt thị trường, việc Mỹ tăng thuế lên 35% đối với lốp xe của Trung Quốc (có hiệu lực từ ngày 26/9/2009 thay cho mức 4% trước đó) cũng có những ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của nước ta.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác quan trọng trong hoạt động xuất khẩu cao su. Theo số liệu thống kê mới nhất, trong 7 tháng đầu năm 2009, Trung Quốc là nước duy nhất có lượng nhập khẩu cao su từ Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm 2008. Tổng lượng cao su tự nhiên Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đạt 33,6 nghìn tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.
Do đó, khi Trung Quốc có những tác động thay đổi về cơ chế, chính sách thì nhu cầu nhập khẩu cao su của Việt Nam và giá nhập khẩu cũng sẽ có những biến động theo. “Cụ thể hơn xuất khẩu cao su Việt Nam, trong quý 4/2009 sẽ không đạt được mức cao như mong đợi”, Agroinfo nhìn nhận.
Tuy vậy, ở các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản mặc dù có sự suy giảm về nhu cầu nhập khẩu cao su của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2009, nhưng với những tín hiệu tích cực từ sự hồi phục kinh tế, những tháng cuối năm 2009 theo đánh giá nhu cầu về cao su cũng sẽ tăng trưởng trở lại.