Thu hút trí thức Việt kiều: Thiếu cơ chế cụ thể!
Nhiều trí thức Việt kiều vẫn đang kéo dài sự kiên nhẫn vào triển vọng họ sẽ được phục vụ đất nước, quê hương như thế nào
Hơn 3 năm sau khi Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ra đời, nhiều trí thức Việt kiều vẫn đang kéo dài sự kiên nhẫn vào triển vọng họ sẽ được phục vụ đất nước, quê hương như thế nào.
Trong khi đó, ở trong nước thỉnh thoảng vẫn diễn ra những cuộc hội thảo, tọa đàm về vận động, thu hút trí thức Việt kiều, được tổ chức khá "hoàng tráng" và có lẽ tốn kém kinh phí không nhỏ.
Những con số và ý kiến được nêu ra, nhưng nếu chịu khó theo dõi kỹ, người ta hẳn sẽ nhận ra quanh đi quẩn lại những con số này vẫn chỉ là sự mô tả về tiềm năng của hơn 2 triệu kiều bào ở nước ngoài, trong đó có khoảng 300.000 trí thức đủ các ngành nghề, kể cả kỹ thuật cao; hoặc chi tiết hơn, số trí thức Việt kiều được phân bổ theo từng khu vực quốc tế, từng quốc gia như tại Mỹ là 150.000 người, tại Pháp là 40.000 người, tại Nga và các nước Đông Âu khoảng 4.000 người...
Còn các ý kiến vẫn xoay quanh chủ trương chung nhất về sự cần thiết thu hút trí thức Việt kiều mà không mấy khi đề ra được giải pháp cụ thể, càng không nhắc tới những khó khăn mà trí thức Việt kiều gặp phải khi muốn trở về nước đóng góp.
Có lẽ vì thế, cho tới nay con số trí thức Việt kiều được thu hút trở về làm việc tại Tp.HCM vẫn còn rất hạn chế. Những hoài bão và mong mỏi của họ đang vấp phải một sức cản khó hiểu từ một số cơ quan trong nước. Sức cản nào vậy? Ít nhất, đó là sự quan liêu.
Còn nhớ sau khi Nghị quyết 36 ra đời, đã có một kế hoạch khá đồ sộ của Chính phủ cùng với các bộ ngành liên quan, nêu những đầu việc cụ thể như chuẩn bị một chương trình dạy tiếng Việt ở nước ngoài, khảo sát tình hình người Việt Nam sống ở nước ngoài và cả những Việt kiều đang định cư tại Việt Nam, hỗ trợ cho trí thức Việt kiều về cơ chế, điều kiện sinh hoạt và cả chế độ đãi ngộ, kế hoạch thu hút nguồn chất xám lớn lao từ hàng trăm ngàn trí thức Việt kiều ở nước ngoài...
Nhưng sau đó, những văn bản cụ thể hóa kế hoạch vận động người Việt ở nước ngoài lại rất chậm. Đó là chưa kể đến việc bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các kế hoạch này. Với nhiều trí thức người Việt sống ở nước ngoài, cứ mỗi năm trôi qua, họ lại có cảm giác như quãng đời làm việc của mình bị rút ngắn lại một cách lãng phí. Rõ ràng họ vẫn làm việc đấy chứ, làm việc hiệu quả là đằng khác, nhưng đó chỉ là làm cho người nước ngoài chứ chẳng phục vụ được gì mấy quyền lợi thiết thực ở quê hương.
Cần nói thêm rằng ngay cả những trí thức Việt kiều vốn trước đây có bất đồng về chính trị, nay cũng dần dần thay đổi nếp nghĩ. Với họ, quê hương và dân tộc là trên hết. Điều tâm nguyện lớn nhất trong phần cuối đời của họ, như một số báo người Việt ở hải ngoại đã mô tả, là được quay trở về Việt Nam để đóng góp những gì có thể cho quê hương.
Cũng với nhiều trí thức Việt kiều, những khó khăn về thủ tục xuất nhập cảnh, mua nhà, hồi hương, nhập quốc tịch Việt Nam, nhập khẩu hàng hóa và các trang thiết bị phục vụ công tác từ thiện trong nước..., và cả chế độ đãi ngộ bằng vật chất của Nhà nước ta có khi không quá quan trọng bằng một cơ chế rõ ràng tạo điều kiện cho họ được làm việc, được tham gia vào các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và xã hội để đóng góp, cống hiến.
Thế còn vai trò của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thì sao? Về thực chất, đây là một cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, như ở Tp.HCM, cho đến nay có lẽ còn ít người biết về chức năng chính đó, trong khi đại đa số, kể cả cán bộ công chức, lại nhận thức về cơ quan này như một tổ chức mang tính chất hiệp hội, thậm chí còn có tính chất câu lạc bộ.
Không có mấy thực quyền và cũng chẳng được phân quyền, ủy ban này chỉ nêu ra những công việc chung chung chứ không đi vào được hoạt động quản lý cụ thể nào, mặc dù cấu tạo của nó cũng gồm đầy đủ các phòng chức năng chuyên môn.
Có một khoảng thời gian, ủy ban này đã nêu ra một số ý tưởng đáng chú ý như thành lập câu lạc bộ khoa học kỹ thuật Việt kiều, thành lập ngân hàng thương mại cổ phần Việt kiều, xây dựng kho ngoại quan cho hàng Việt Nam chất lượng cao xuất khẩu đến các nước có đông kiều bào sinh sống, xây dựng làng Việt kiều cho trí thức và chuyên gia Việt kiều về nước có nơi cư trú, thành lập trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài (thí điểm ở Pháp)... Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có câu lạc bộ khoa học kỹ thuật Việt kiều được thành lập, mà cũng chỉ đang hoạt động cầm chừng.
Một trí thức Việt kiều đã tâm sự: "Ở Pháp, tôi có hai biệt thự, một tài khoản đáng kể trong ngân hàng, những đứa con thành đạt và một gia đình êm ấm. Tôi đã sáu chục tuổi, cái tuổi cần phải nghĩ đến việc mình trở về quê hương làm một cái gì đấy, dù nhỏ thôi nhưng cũng có ý nghĩa cho đời mình. Thế mà người ta (ý nói những cơ quan trong nước mà ông đã gửi thư đề nghị) lại không trả lời phương án công nghệ của tôi. Hay là họ quá bận rộn với những chuyện sự vụ? Vậy nếu tôi trở về mà không làm được gì hết thì tất cả công chuyện của tôi ở Paris đành phải dang dở sao?".
Trong khi đó, ở trong nước thỉnh thoảng vẫn diễn ra những cuộc hội thảo, tọa đàm về vận động, thu hút trí thức Việt kiều, được tổ chức khá "hoàng tráng" và có lẽ tốn kém kinh phí không nhỏ.
Những con số và ý kiến được nêu ra, nhưng nếu chịu khó theo dõi kỹ, người ta hẳn sẽ nhận ra quanh đi quẩn lại những con số này vẫn chỉ là sự mô tả về tiềm năng của hơn 2 triệu kiều bào ở nước ngoài, trong đó có khoảng 300.000 trí thức đủ các ngành nghề, kể cả kỹ thuật cao; hoặc chi tiết hơn, số trí thức Việt kiều được phân bổ theo từng khu vực quốc tế, từng quốc gia như tại Mỹ là 150.000 người, tại Pháp là 40.000 người, tại Nga và các nước Đông Âu khoảng 4.000 người...
Còn các ý kiến vẫn xoay quanh chủ trương chung nhất về sự cần thiết thu hút trí thức Việt kiều mà không mấy khi đề ra được giải pháp cụ thể, càng không nhắc tới những khó khăn mà trí thức Việt kiều gặp phải khi muốn trở về nước đóng góp.
Có lẽ vì thế, cho tới nay con số trí thức Việt kiều được thu hút trở về làm việc tại Tp.HCM vẫn còn rất hạn chế. Những hoài bão và mong mỏi của họ đang vấp phải một sức cản khó hiểu từ một số cơ quan trong nước. Sức cản nào vậy? Ít nhất, đó là sự quan liêu.
Còn nhớ sau khi Nghị quyết 36 ra đời, đã có một kế hoạch khá đồ sộ của Chính phủ cùng với các bộ ngành liên quan, nêu những đầu việc cụ thể như chuẩn bị một chương trình dạy tiếng Việt ở nước ngoài, khảo sát tình hình người Việt Nam sống ở nước ngoài và cả những Việt kiều đang định cư tại Việt Nam, hỗ trợ cho trí thức Việt kiều về cơ chế, điều kiện sinh hoạt và cả chế độ đãi ngộ, kế hoạch thu hút nguồn chất xám lớn lao từ hàng trăm ngàn trí thức Việt kiều ở nước ngoài...
Nhưng sau đó, những văn bản cụ thể hóa kế hoạch vận động người Việt ở nước ngoài lại rất chậm. Đó là chưa kể đến việc bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các kế hoạch này. Với nhiều trí thức người Việt sống ở nước ngoài, cứ mỗi năm trôi qua, họ lại có cảm giác như quãng đời làm việc của mình bị rút ngắn lại một cách lãng phí. Rõ ràng họ vẫn làm việc đấy chứ, làm việc hiệu quả là đằng khác, nhưng đó chỉ là làm cho người nước ngoài chứ chẳng phục vụ được gì mấy quyền lợi thiết thực ở quê hương.
Cần nói thêm rằng ngay cả những trí thức Việt kiều vốn trước đây có bất đồng về chính trị, nay cũng dần dần thay đổi nếp nghĩ. Với họ, quê hương và dân tộc là trên hết. Điều tâm nguyện lớn nhất trong phần cuối đời của họ, như một số báo người Việt ở hải ngoại đã mô tả, là được quay trở về Việt Nam để đóng góp những gì có thể cho quê hương.
Cũng với nhiều trí thức Việt kiều, những khó khăn về thủ tục xuất nhập cảnh, mua nhà, hồi hương, nhập quốc tịch Việt Nam, nhập khẩu hàng hóa và các trang thiết bị phục vụ công tác từ thiện trong nước..., và cả chế độ đãi ngộ bằng vật chất của Nhà nước ta có khi không quá quan trọng bằng một cơ chế rõ ràng tạo điều kiện cho họ được làm việc, được tham gia vào các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và xã hội để đóng góp, cống hiến.
Thế còn vai trò của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thì sao? Về thực chất, đây là một cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, như ở Tp.HCM, cho đến nay có lẽ còn ít người biết về chức năng chính đó, trong khi đại đa số, kể cả cán bộ công chức, lại nhận thức về cơ quan này như một tổ chức mang tính chất hiệp hội, thậm chí còn có tính chất câu lạc bộ.
Không có mấy thực quyền và cũng chẳng được phân quyền, ủy ban này chỉ nêu ra những công việc chung chung chứ không đi vào được hoạt động quản lý cụ thể nào, mặc dù cấu tạo của nó cũng gồm đầy đủ các phòng chức năng chuyên môn.
Có một khoảng thời gian, ủy ban này đã nêu ra một số ý tưởng đáng chú ý như thành lập câu lạc bộ khoa học kỹ thuật Việt kiều, thành lập ngân hàng thương mại cổ phần Việt kiều, xây dựng kho ngoại quan cho hàng Việt Nam chất lượng cao xuất khẩu đến các nước có đông kiều bào sinh sống, xây dựng làng Việt kiều cho trí thức và chuyên gia Việt kiều về nước có nơi cư trú, thành lập trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài (thí điểm ở Pháp)... Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có câu lạc bộ khoa học kỹ thuật Việt kiều được thành lập, mà cũng chỉ đang hoạt động cầm chừng.
Một trí thức Việt kiều đã tâm sự: "Ở Pháp, tôi có hai biệt thự, một tài khoản đáng kể trong ngân hàng, những đứa con thành đạt và một gia đình êm ấm. Tôi đã sáu chục tuổi, cái tuổi cần phải nghĩ đến việc mình trở về quê hương làm một cái gì đấy, dù nhỏ thôi nhưng cũng có ý nghĩa cho đời mình. Thế mà người ta (ý nói những cơ quan trong nước mà ông đã gửi thư đề nghị) lại không trả lời phương án công nghệ của tôi. Hay là họ quá bận rộn với những chuyện sự vụ? Vậy nếu tôi trở về mà không làm được gì hết thì tất cả công chuyện của tôi ở Paris đành phải dang dở sao?".