Thủ tướng: Nhiều kết quả đáng ghi nhận trong năm 2016
"Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt với tinh thần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động"
Năm 2016, dù còn những yếu kém nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta đã vượt qua được những khó khăn, thách thức, tiếp tục đà phát triển. Niềm tin thị trường tăng lên, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, công tác xây dựng thể chế được quan tâm.
Khái quát trên được đề cập trong báo cáo về kinh tế - xã hội 2016 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, sáng 28/12.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, với nỗ lực của trong điều hành của Chính phủ và các bộ ngành, năm 2016 đã đạt được nhiều kết quả toàn diện về Kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, hội nhập quốc tế.
Cụ thể, tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,21%, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm song lại cao hơn nhiều so với tăng trưởng bình quân của các nước trong khu vực; nông lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 1,36%; công nghiệp, xây dựng tăng 7,5%; dịch vụ tăng 6,98%.
Năm 2016 cũng là lần đầu tiên du lịch Việt Nam đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế; thị trường tiền tệ, chứng khoán diễn biến tích cực, thanh khoản hệ thống được đảm bảo, có dư thừa; tỷ giá được điều hành linh hoạt, cung cầu ngoại tệ thuận lợi; dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay; thu ngân sách địa phương đạt khá; cả nước có hơn 110.000 doanh nghiệp thành lập mới; hàng trăm nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại; cổ phần hóa 52 doanh nghiệp nhà nước; thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thu về ngân sách nhà nước trên 7000 tỷ đồng;...
Báo cáo khẳng định, điều đáng chú ý là trong năm qua niềm tin thị trường tăng lên, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, công tác xây dựng thể chế được quan tâm; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm... Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong năm 2017.
Trước đó, trong phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, năm 2016 là một năm đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; một năm trong nước thiên tai, nhân tai diễn ra khốc liệt, tình hình thế giới diễn biến khó lường; nhiều yếu kém trong nội tại nền kinh tế; nhiều chính sách mới được áp dụng,... Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt với tinh thần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, qua đó đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Cụ thể, năm 2016, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; thu ngân sách tăng; mặt bằng lãi suất giảm; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 41 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra những bất cập, tồn tại của nền kinh tế như ngành khai khoáng giảm mạnh, nhất là dầu thô; thiên tai hạn hán, lũ lụt xâm ngập mặn; sự cố môi trường biển miền Trung; các dự án nghìn tỷ thua lỗ mất vốn; các ngân hàng thương mại yếu kém, mất vốn rủi ro cao; xảy ra nhiều vụ cháy nổ, tai nạn giao thông nghiêm trọng; nhiều vụ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; các sai phạm trong công tác cán bộ (vụ Trịnh Xuân Thanh); xếp hạng quốc tế về đổi mới sáng tạo giảm 4 bậc;...
Thủ tướng khẳng định tinh thần quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói đi đôi với làm,... phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Cũng tại hội nghị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã trình bày dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về kế hoạch phát triển – kinh tế xã hội 2017, trong đó khẳng định, quyết tâm của Chính phủ là trong quý 1/2017 sẽ phê duyệt 3 đề án tái cơ câu kinh tế quan trọng, bao gồm: đề án tái cơ cấu đầu tư công, đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng cũng như một số đề án khác.
Phó thủ tướng cũng cho biết, đối với tiến trình xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương, hiện lãnh đạo Chính phủ đã đi thị sát, có những chỉ đạo xử lý để trong 2017 sẽ có bước chuyển biến, sang năm 2018 cơ bản xử lý xong.
Cùng với đó, Phó thủ tướng khẳng định, chính phủ sẽ có những chính sách, những nghị quyết nhằm quản lý nền kinh tế hiệu quả, ổn định hơn, trong đó dứt khoát không để xảy ra bóng bóng bất động sản trong năm tới.
Khái quát trên được đề cập trong báo cáo về kinh tế - xã hội 2016 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, sáng 28/12.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, với nỗ lực của trong điều hành của Chính phủ và các bộ ngành, năm 2016 đã đạt được nhiều kết quả toàn diện về Kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, hội nhập quốc tế.
Cụ thể, tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,21%, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra từ đầu năm song lại cao hơn nhiều so với tăng trưởng bình quân của các nước trong khu vực; nông lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 1,36%; công nghiệp, xây dựng tăng 7,5%; dịch vụ tăng 6,98%.
Năm 2016 cũng là lần đầu tiên du lịch Việt Nam đón trên 10 triệu lượt khách quốc tế; thị trường tiền tệ, chứng khoán diễn biến tích cực, thanh khoản hệ thống được đảm bảo, có dư thừa; tỷ giá được điều hành linh hoạt, cung cầu ngoại tệ thuận lợi; dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay; thu ngân sách địa phương đạt khá; cả nước có hơn 110.000 doanh nghiệp thành lập mới; hàng trăm nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại; cổ phần hóa 52 doanh nghiệp nhà nước; thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thu về ngân sách nhà nước trên 7000 tỷ đồng;...
Báo cáo khẳng định, điều đáng chú ý là trong năm qua niềm tin thị trường tăng lên, môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, công tác xây dựng thể chế được quan tâm; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm... Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng là những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong năm 2017.
Trước đó, trong phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, năm 2016 là một năm đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; một năm trong nước thiên tai, nhân tai diễn ra khốc liệt, tình hình thế giới diễn biến khó lường; nhiều yếu kém trong nội tại nền kinh tế; nhiều chính sách mới được áp dụng,... Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt với tinh thần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động, qua đó đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Cụ thể, năm 2016, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; thu ngân sách tăng; mặt bằng lãi suất giảm; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 41 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra những bất cập, tồn tại của nền kinh tế như ngành khai khoáng giảm mạnh, nhất là dầu thô; thiên tai hạn hán, lũ lụt xâm ngập mặn; sự cố môi trường biển miền Trung; các dự án nghìn tỷ thua lỗ mất vốn; các ngân hàng thương mại yếu kém, mất vốn rủi ro cao; xảy ra nhiều vụ cháy nổ, tai nạn giao thông nghiêm trọng; nhiều vụ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; các sai phạm trong công tác cán bộ (vụ Trịnh Xuân Thanh); xếp hạng quốc tế về đổi mới sáng tạo giảm 4 bậc;...
Thủ tướng khẳng định tinh thần quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói đi đôi với làm,... phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Cũng tại hội nghị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã trình bày dự thảo Nghị quyết 01 của Chính phủ về kế hoạch phát triển – kinh tế xã hội 2017, trong đó khẳng định, quyết tâm của Chính phủ là trong quý 1/2017 sẽ phê duyệt 3 đề án tái cơ câu kinh tế quan trọng, bao gồm: đề án tái cơ cấu đầu tư công, đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng cũng như một số đề án khác.
Phó thủ tướng cũng cho biết, đối với tiến trình xử lý 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương, hiện lãnh đạo Chính phủ đã đi thị sát, có những chỉ đạo xử lý để trong 2017 sẽ có bước chuyển biến, sang năm 2018 cơ bản xử lý xong.
Cùng với đó, Phó thủ tướng khẳng định, chính phủ sẽ có những chính sách, những nghị quyết nhằm quản lý nền kinh tế hiệu quả, ổn định hơn, trong đó dứt khoát không để xảy ra bóng bóng bất động sản trong năm tới.