Quốc hội chuẩn bị “chốt” chỉ tiêu GDP năm tới
Hơi cao, hơi lạc quan là nhận xét của một số vị đại biểu khác về tốc độ tăng trưởng cho năm tới
Các nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội năm sau, tái cơ cấu nền kinh tế 2016 - 2020, kế hoạch tài chính, đầu tư công, nợ công trung hạn... đều sẽ được Quốc hội biểu quyết trong tuần làm việc mới từ 7- 11/11.
Trước đó, trong các phiên thảo luận về những nội dung này, những chỉ tiêu nhiều triệu tỷ, trong đó có GDP cũng đã được nhắc tới với không ít băn khoăn.
Khó khả thi?
Ngay ngày đầu tuần, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017.
Chỉ tiêu chủ yếu được nêu tại dự thảo nghị quyết (bản dành cho phiên thảo luận toàn thể) vẫn là GDP tăng khoảng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6-7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%...
Trong quá trình bàn thảo, GDP là con số khiến cả cơ quan thẩm tra và nhiều đại biểu băn khoăn.
Bởi nhiều năm liền, trước khi đại biểu bấm nút chốt chỉ tiêu thì giải trình về tốc độ tăng GDP khá chắc chắn nhưng cuối cùng lại vẫn không thể về đích.
Ngay với năm 2016, gần như chắc chắn GDP không thể đạt 6,7% như kế hoạch. Như thế, GDP tuyệt đối dự kiến từ 5,1 triệu tỷ đồng sẽ giảm xuống khoảng 4,6 triệu tỷ đồng, thậm chí xuống 4,1 triệu tỷ đồng (tăng trưởng ở mức 6,3%). Điều này dẫn đến tăng tỷ lệ bội chi và nợ công so với GDP cao hơn mức đề ra.
Vì thế, khi thảo luận tại tổ, nhiều vị đại biểu đề nghị xem lại việc đặt mục tiêu 6,7% cho năm sau. Bởi vì, nếu năm 2016 tốc độ tăng GDP không đạt 6,3-6,5% thì mục tiêu đạt 6,7% năm 2017 là khó khả thi.
Nhất là trong điều kiện tăng trần nợ công, tổng đầu tư toàn xã hội giảm, ngành công nghiệp khai khoáng giảm sút, nông nghiệp tăng trưởng thấp, mức tăng tiêu dùng thấp, tiến độ giải ngân đầu tư công chậm.
Tại phiên thảo luận toàn thể sau đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhìn nhận: có thể khẳng định rằng chính việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Bởi nó đòi hỏi quá nhiều nguồn lực, buộc các chính sách tài chính và tiền tệ phải nới lỏng quá mức, gây ra những hệ lụy như lạm phát, nợ công và nợ xấu,… mà cho đến nay vẫn còn loay hoay chưa giải quyết xong.
Có lý do để phấn đấu
Cũng như nhiều vị đại biểu khác, ông Lộc băn khoăn về cơ sở để Chính phủ đưa ra mục tiêu GDP tăng 6,7% cho năm 2017.
“Vấn đề chính nằm ở chỗ có rất nhiều thứ như kế hoạch thu/chi ngân sách, nợ công… đều được lập trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng GDP này. Và nếu tăng trưởng không đạt mục tiêu, sẽ có hiệu ứng domino đến những chỉ tiêu khác. Vậy Chính phủ đã có kịch bản xử lý cho tình huống này chưa?”, ông Lộc đặt vấn đề.
Hơi cao, hơi lạc quan cũng là nhận xét của một số vị đại biểu khác về tốc độ tăng trưởng cho năm tới, dù mức độ tin tưởng còn khác nhau.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, năm 2017 tiếp tục gặp những khó khăn, phải tiếp tục khắc phục các hậu quả do thiên tai và nhân tai gây nên. Vì vậy, cần có phương án tăng trưởng GDP thấp hơn 6,7% trong trường hợp tăng trưởng của năm 2016 không đạt 6,5%.
Hồi âm ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tăng trưởng luôn là mục tiêu quan trọng, mức 6,7% được cho là cao nhưng có lý do để phấn đấu.
Lý do Bộ trưởng nêu là Chính phủ trình Quốc hội những giải pháp căn cơ, nhằm ổn định các cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cải thiện môi trường kinh doanh. Tạo mọi thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.
Bên cạnh đó nông nghiệp dự kiến có phục hồi tốt do hiệu quả của việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Đồng thời công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng tốt, sẽ có đóng góp tốt hơn vào trong tăng trưởng chung của GDP.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động đang có xu hướng tăng mạnh vào những tháng cuối năm 2016 cũng là lý do tiếp theo để phấn đấu mức tăng GDP 6,7% cho năm sau, theo Bộ trưởng.
Trước đó, trong các phiên thảo luận về những nội dung này, những chỉ tiêu nhiều triệu tỷ, trong đó có GDP cũng đã được nhắc tới với không ít băn khoăn.
Khó khả thi?
Ngay ngày đầu tuần, Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017.
Chỉ tiêu chủ yếu được nêu tại dự thảo nghị quyết (bản dành cho phiên thảo luận toàn thể) vẫn là GDP tăng khoảng 6,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6-7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%...
Trong quá trình bàn thảo, GDP là con số khiến cả cơ quan thẩm tra và nhiều đại biểu băn khoăn.
Bởi nhiều năm liền, trước khi đại biểu bấm nút chốt chỉ tiêu thì giải trình về tốc độ tăng GDP khá chắc chắn nhưng cuối cùng lại vẫn không thể về đích.
Ngay với năm 2016, gần như chắc chắn GDP không thể đạt 6,7% như kế hoạch. Như thế, GDP tuyệt đối dự kiến từ 5,1 triệu tỷ đồng sẽ giảm xuống khoảng 4,6 triệu tỷ đồng, thậm chí xuống 4,1 triệu tỷ đồng (tăng trưởng ở mức 6,3%). Điều này dẫn đến tăng tỷ lệ bội chi và nợ công so với GDP cao hơn mức đề ra.
Vì thế, khi thảo luận tại tổ, nhiều vị đại biểu đề nghị xem lại việc đặt mục tiêu 6,7% cho năm sau. Bởi vì, nếu năm 2016 tốc độ tăng GDP không đạt 6,3-6,5% thì mục tiêu đạt 6,7% năm 2017 là khó khả thi.
Nhất là trong điều kiện tăng trần nợ công, tổng đầu tư toàn xã hội giảm, ngành công nghiệp khai khoáng giảm sút, nông nghiệp tăng trưởng thấp, mức tăng tiêu dùng thấp, tiến độ giải ngân đầu tư công chậm.
Tại phiên thảo luận toàn thể sau đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhìn nhận: có thể khẳng định rằng chính việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Bởi nó đòi hỏi quá nhiều nguồn lực, buộc các chính sách tài chính và tiền tệ phải nới lỏng quá mức, gây ra những hệ lụy như lạm phát, nợ công và nợ xấu,… mà cho đến nay vẫn còn loay hoay chưa giải quyết xong.
Có lý do để phấn đấu
Cũng như nhiều vị đại biểu khác, ông Lộc băn khoăn về cơ sở để Chính phủ đưa ra mục tiêu GDP tăng 6,7% cho năm 2017.
“Vấn đề chính nằm ở chỗ có rất nhiều thứ như kế hoạch thu/chi ngân sách, nợ công… đều được lập trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng GDP này. Và nếu tăng trưởng không đạt mục tiêu, sẽ có hiệu ứng domino đến những chỉ tiêu khác. Vậy Chính phủ đã có kịch bản xử lý cho tình huống này chưa?”, ông Lộc đặt vấn đề.
Hơi cao, hơi lạc quan cũng là nhận xét của một số vị đại biểu khác về tốc độ tăng trưởng cho năm tới, dù mức độ tin tưởng còn khác nhau.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng, năm 2017 tiếp tục gặp những khó khăn, phải tiếp tục khắc phục các hậu quả do thiên tai và nhân tai gây nên. Vì vậy, cần có phương án tăng trưởng GDP thấp hơn 6,7% trong trường hợp tăng trưởng của năm 2016 không đạt 6,5%.
Hồi âm ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tăng trưởng luôn là mục tiêu quan trọng, mức 6,7% được cho là cao nhưng có lý do để phấn đấu.
Lý do Bộ trưởng nêu là Chính phủ trình Quốc hội những giải pháp căn cơ, nhằm ổn định các cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cải thiện môi trường kinh doanh. Tạo mọi thuận lợi để phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đẩy mạnh tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.
Bên cạnh đó nông nghiệp dự kiến có phục hồi tốt do hiệu quả của việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Đồng thời công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng tốt, sẽ có đóng góp tốt hơn vào trong tăng trưởng chung của GDP.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động đang có xu hướng tăng mạnh vào những tháng cuối năm 2016 cũng là lý do tiếp theo để phấn đấu mức tăng GDP 6,7% cho năm sau, theo Bộ trưởng.