Trung Quốc chi hơn 15 tỷ USD mua công ty dầu khí của Canada
Đây là vụ mua lại doanh nghiệp nước ngoài lớn chưa từng có của một công ty Trung Quốc
Tập đoàn dầu khí quốc doanh CNOOC của Trung Quốc vừa nhất trí chi 15,1 tỷ USD để thâu tóm công ty Nexen của Canada. Đây là vụ mua lại doanh nghiệp nước ngoài lớn chưa từng có của một công ty Trung Quốc.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, Nexen là công ty sở hữu nhiều mỏ dầu và khí đốt cùng các cơ sở khai thác ở Biển Bắc, Vịnh Mexico, Nigeria, cũng như các tài sản trong lĩnh vực dầu cát ở vùng Long Lake, Alberta.
Trong quý 2 vừa qua, công ty có trụ sở ở Calgary, Alberta, Canada này đạt mức sản lượng 207.000 thùng dầu mỗi ngày, đồng nghĩa với vụ thâu tóm sẽ nâng sản lượng của CNOOC thêm 20%. Khoảng 28% sản lượng hiện nay của Nexen nằm ở Canada.
Mức giá mà CNOOC trả để có Nexen là 27,5 USD/cổ phiếu, cao hơn 61% so với mức giá đóng cửa của cổ phiếu này phiên giao dịch ngày 20/7 tại Hồng Kông.
“CNOOC là một trong những đối tác mua lại hợp lý nhất đối với Nexen. Vấn đề hiện chỉ còn nằm ở chỗ liệu nhà chức trách có thông qua thương vụ hay không. Xét tới sự đa dạng trong hoạt động của Nexen ở thị trường nước ngoài, tôi tin là các nhà chức trách sẽ không từ chối thương vụ này”, ông Andrew Potter, một nhà phân tích thuộc ngân hàng Imperial Bank of Commerce của Canada, nhận xét.
Vụ Nexen là một trong hai vụ thâu tóm lớn mà ngành năng lượng Trung Quốc công bố hôm qua.
Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc China Petrochemical Corp. đã nhất trí chi 1,5 tỷ USD để mua lại 49% cổ phần trong bộ phận ở Anh Quốc của Talisman Energy, công ty dầu lửa có trụ sở ở Calgary. Năm ngoái, chính China Petrochemical cũng đã chi 2,2 tỷ USD để mua Daylight Energy Ltd., một công ty năng lượng khác có trụ sở ở Calgary.
CNOOC tung tiền thâu tóm Nexen trong bối cảnh các công ty Canada chuẩn bị xây dựng những đường ống dẫn dầu mới để vận chuyển nhiên liệu từ nước này sang châu Á nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ - nhân tố “ép” giá dầu sản xuất từ dầu cát ở vùng Alberta.
“Bối cảnh chính trị ở Canada hiện rất thuận tiện. Các công ty dầu lửa Trung Quốc đã từ tốn và thận trọng tăng cường hiện diện ở Canada. Điều này không phải dĩ nhiên mà có”, ông Wenran Jiang, một chuyên gia thuộc Viện Trung Quốc ở Đại học Alberta, nhận xét.
Năm ngoái, CNOOC đã mua một đối tác của Nexen là Opti Canada với giá 2,5 tỷ USD.
Nexen hiện đang tìm kiếm một vị CEO mới sau khi CEO Marvin Romanov từ chức vào tháng 1 năm nay trong bối cảnh giá cổ phiếu sụt giảm mạnh và công ty không đạt được các mục tiêu về sản lượng.
“Người Trung Quốc cho thấy họ rất giỏi trong việc thâu tóm những tài sản có giá trị dài hạn. Từ thỏa thuận này có thể thấy, họ hiểu giá trị của các tài sản dầu khí và sẵn sàng chi tiền để mua”, bà Jennifer Stevenson, nhà quản lý quỹ Dynamic Funds ở Calgary, phát biểu.
Canada đã trở thành một mảnh đất màu mỡ cho các công ty dầu lửa Trung Quốc tìm kiếm các mỏ dầu và khí đốt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Theo số liệu của Bloomberg, tính đến ngày hôm qua, các công ty Trung Quốc đã chi khoảng 49 tỷ USD để mua các mỏ dầu và các công ty dầu khí của Canada.
Trong khi đó, các công ty Trung Quốc mới chỉ mua được 3,5 tỷ USD tài sản dầu khí của Mỹ. Hồi năm 2005, CNOOC chào mua công ty năng lượng Unocal Corp. của Mỹ với giá 19 tỷ USD nhưng không được phía Mỹ thông qua.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, Nexen là công ty sở hữu nhiều mỏ dầu và khí đốt cùng các cơ sở khai thác ở Biển Bắc, Vịnh Mexico, Nigeria, cũng như các tài sản trong lĩnh vực dầu cát ở vùng Long Lake, Alberta.
Trong quý 2 vừa qua, công ty có trụ sở ở Calgary, Alberta, Canada này đạt mức sản lượng 207.000 thùng dầu mỗi ngày, đồng nghĩa với vụ thâu tóm sẽ nâng sản lượng của CNOOC thêm 20%. Khoảng 28% sản lượng hiện nay của Nexen nằm ở Canada.
Mức giá mà CNOOC trả để có Nexen là 27,5 USD/cổ phiếu, cao hơn 61% so với mức giá đóng cửa của cổ phiếu này phiên giao dịch ngày 20/7 tại Hồng Kông.
“CNOOC là một trong những đối tác mua lại hợp lý nhất đối với Nexen. Vấn đề hiện chỉ còn nằm ở chỗ liệu nhà chức trách có thông qua thương vụ hay không. Xét tới sự đa dạng trong hoạt động của Nexen ở thị trường nước ngoài, tôi tin là các nhà chức trách sẽ không từ chối thương vụ này”, ông Andrew Potter, một nhà phân tích thuộc ngân hàng Imperial Bank of Commerce của Canada, nhận xét.
Vụ Nexen là một trong hai vụ thâu tóm lớn mà ngành năng lượng Trung Quốc công bố hôm qua.
Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc China Petrochemical Corp. đã nhất trí chi 1,5 tỷ USD để mua lại 49% cổ phần trong bộ phận ở Anh Quốc của Talisman Energy, công ty dầu lửa có trụ sở ở Calgary. Năm ngoái, chính China Petrochemical cũng đã chi 2,2 tỷ USD để mua Daylight Energy Ltd., một công ty năng lượng khác có trụ sở ở Calgary.
CNOOC tung tiền thâu tóm Nexen trong bối cảnh các công ty Canada chuẩn bị xây dựng những đường ống dẫn dầu mới để vận chuyển nhiên liệu từ nước này sang châu Á nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ - nhân tố “ép” giá dầu sản xuất từ dầu cát ở vùng Alberta.
“Bối cảnh chính trị ở Canada hiện rất thuận tiện. Các công ty dầu lửa Trung Quốc đã từ tốn và thận trọng tăng cường hiện diện ở Canada. Điều này không phải dĩ nhiên mà có”, ông Wenran Jiang, một chuyên gia thuộc Viện Trung Quốc ở Đại học Alberta, nhận xét.
Năm ngoái, CNOOC đã mua một đối tác của Nexen là Opti Canada với giá 2,5 tỷ USD.
Nexen hiện đang tìm kiếm một vị CEO mới sau khi CEO Marvin Romanov từ chức vào tháng 1 năm nay trong bối cảnh giá cổ phiếu sụt giảm mạnh và công ty không đạt được các mục tiêu về sản lượng.
“Người Trung Quốc cho thấy họ rất giỏi trong việc thâu tóm những tài sản có giá trị dài hạn. Từ thỏa thuận này có thể thấy, họ hiểu giá trị của các tài sản dầu khí và sẵn sàng chi tiền để mua”, bà Jennifer Stevenson, nhà quản lý quỹ Dynamic Funds ở Calgary, phát biểu.
Canada đã trở thành một mảnh đất màu mỡ cho các công ty dầu lửa Trung Quốc tìm kiếm các mỏ dầu và khí đốt nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Theo số liệu của Bloomberg, tính đến ngày hôm qua, các công ty Trung Quốc đã chi khoảng 49 tỷ USD để mua các mỏ dầu và các công ty dầu khí của Canada.
Trong khi đó, các công ty Trung Quốc mới chỉ mua được 3,5 tỷ USD tài sản dầu khí của Mỹ. Hồi năm 2005, CNOOC chào mua công ty năng lượng Unocal Corp. của Mỹ với giá 19 tỷ USD nhưng không được phía Mỹ thông qua.