Trung Quốc công bố lạm phát đã “xuống thang”
Đây là tháng đầu tiên mà tốc độ lạm phát ở Trung Quốc hạ xuống sau một năm “mải miết” tăng vừa qua
Lạm phát của Trung Quốc trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm xuống mức 7,7%, so với mức 8,5% trong tháng 4, và mức 7,9% trong dự báo trước đó.
Đây là tháng đầu tiên mà tốc độ lạm phát ở Trung Quốc hạ xuống sau một năm “mải miết” tăng vừa qua.
Thông tin này vừa được Chính phủ Trung Quốc công bố ngày hôm nay (12/6). Sự “hạ nhiệt” này bắt nguồn từ việc tốc độ tăng giá lương thực - thực phẩm ở Trung Quốc đã giảm xuống, đồng thời, giá các loại hàng hóa khác cũng tăng chậm lại, bất chấp sự tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.
Trái ngược với xu thế lạm phát gia tăng trên phạm vi toàn cầu, việc lạm phát giảm ở Trung Quốc giúp các nhà lãnh đạo nước này - những người đã tuyên bố lạm phát cao là thách thức kinh tế lớn nhất - cảm thấy “nhẹ nhõm” phần nào.
Các số liệu do Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, trong tháng 5, giá lương thực - thực phẩm tại nước này tăng 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 22,1% trong tháng 4. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát phi lương thực đã hạ xuống mức 1,7%, so với con số 1,8% trong tháng 4, mặc dù giá xuất xưởng của hàng hóa trong tháng đã tăng ở mức cao nhất từ cuối năm 2004 trở lại đây.
Trung Quốc là nước tự cung phần lớn lượng lương thực - thực phẩm tiêu thụ. Do đó, sau khi đã vượt qua được những khó khăn tạm thời trong sản xuất lương thực, Trung Quốc đã trở nên “cách ly” phần nào với tình trạng giá lương thực toàn cầu tăng cao. Nhóm mặt hàng lương thực - thực phẩm hiện chiếm 2/3 trong rổ hàng hóa làm căn cứ để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này.
Tuy nhiên, tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng đồng nghĩa với việc Trung Quốc chịu tác động mạnh từ việc giá nguyên vật liệu thô leo thang. Do đó, nhiều nhà kinh tế lo ngại áp lực này sẽ khiến chỉ số giá nhà sản xuất sẽ tiếp tục tăng, gây áp lực tăng CPI. Do đó, trong những tháng tới, sự đi xuống của CPI sẽ chỉ là ở mức độ từ từ.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất phải đương đầu với tốc độ lạm phát cao. Các nền kinh tế từ châu Âu tới Trung Đông và phần lớn châu Á cũng đang phải áp dụng nhiều biện pháp để kiềm chế tốc độ tăng giá cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Một số nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân lạm phát tại Trung Quốc không phải do giá hàng hóa tăng cao mà do chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Hiện Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang nỗ lực để hút bớt lượng tiền dư thừa khổng lồ trong nền kinh tế do thặng dư thương mại luôn ở mức cao. Riêng trong tháng 5, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã lên tới 20,2 tỷ USD.
Theo một báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), nếu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể hạn chế sự gia tăng cung tiền, CPI của nước này sẽ giảm xuống còn 5 - 6% ở thời điểm cuối năm nay.
Mặc dù lạm phát đã bắt đầu đi xuống, các quan chức của Trung Quốc thừa nhận rằng, mục tiêu tốc độ lạm phát 4,8% cho cả năm nay là khó đạt được. Trong tháng 2 vừa qua, lạm phát tại nước này lên tới 8,7%, cao nhất trong vòng gần 12 năm.
Hiện giá xăng dầu ở Trung Quốc đang được giữ ở mức thấp hơn nhiều so với giá thế giới để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, các áp lực buộc phải nâng giá nhiên liệu đang gia tăng, và nếu điều này xảy ra, chỉ số CPI ngay lập tức có thể tăng thêm khoảng 2%.
(Theo Reuters)
Đây là tháng đầu tiên mà tốc độ lạm phát ở Trung Quốc hạ xuống sau một năm “mải miết” tăng vừa qua.
Thông tin này vừa được Chính phủ Trung Quốc công bố ngày hôm nay (12/6). Sự “hạ nhiệt” này bắt nguồn từ việc tốc độ tăng giá lương thực - thực phẩm ở Trung Quốc đã giảm xuống, đồng thời, giá các loại hàng hóa khác cũng tăng chậm lại, bất chấp sự tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.
Trái ngược với xu thế lạm phát gia tăng trên phạm vi toàn cầu, việc lạm phát giảm ở Trung Quốc giúp các nhà lãnh đạo nước này - những người đã tuyên bố lạm phát cao là thách thức kinh tế lớn nhất - cảm thấy “nhẹ nhõm” phần nào.
Các số liệu do Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, trong tháng 5, giá lương thực - thực phẩm tại nước này tăng 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 22,1% trong tháng 4. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát phi lương thực đã hạ xuống mức 1,7%, so với con số 1,8% trong tháng 4, mặc dù giá xuất xưởng của hàng hóa trong tháng đã tăng ở mức cao nhất từ cuối năm 2004 trở lại đây.
Trung Quốc là nước tự cung phần lớn lượng lương thực - thực phẩm tiêu thụ. Do đó, sau khi đã vượt qua được những khó khăn tạm thời trong sản xuất lương thực, Trung Quốc đã trở nên “cách ly” phần nào với tình trạng giá lương thực toàn cầu tăng cao. Nhóm mặt hàng lương thực - thực phẩm hiện chiếm 2/3 trong rổ hàng hóa làm căn cứ để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này.
Tuy nhiên, tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng đồng nghĩa với việc Trung Quốc chịu tác động mạnh từ việc giá nguyên vật liệu thô leo thang. Do đó, nhiều nhà kinh tế lo ngại áp lực này sẽ khiến chỉ số giá nhà sản xuất sẽ tiếp tục tăng, gây áp lực tăng CPI. Do đó, trong những tháng tới, sự đi xuống của CPI sẽ chỉ là ở mức độ từ từ.
Trung Quốc không phải là nước duy nhất phải đương đầu với tốc độ lạm phát cao. Các nền kinh tế từ châu Âu tới Trung Đông và phần lớn châu Á cũng đang phải áp dụng nhiều biện pháp để kiềm chế tốc độ tăng giá cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Một số nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân lạm phát tại Trung Quốc không phải do giá hàng hóa tăng cao mà do chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Hiện Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang nỗ lực để hút bớt lượng tiền dư thừa khổng lồ trong nền kinh tế do thặng dư thương mại luôn ở mức cao. Riêng trong tháng 5, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã lên tới 20,2 tỷ USD.
Theo một báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), nếu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể hạn chế sự gia tăng cung tiền, CPI của nước này sẽ giảm xuống còn 5 - 6% ở thời điểm cuối năm nay.
Mặc dù lạm phát đã bắt đầu đi xuống, các quan chức của Trung Quốc thừa nhận rằng, mục tiêu tốc độ lạm phát 4,8% cho cả năm nay là khó đạt được. Trong tháng 2 vừa qua, lạm phát tại nước này lên tới 8,7%, cao nhất trong vòng gần 12 năm.
Hiện giá xăng dầu ở Trung Quốc đang được giữ ở mức thấp hơn nhiều so với giá thế giới để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, các áp lực buộc phải nâng giá nhiên liệu đang gia tăng, và nếu điều này xảy ra, chỉ số CPI ngay lập tức có thể tăng thêm khoảng 2%.
(Theo Reuters)