“Trung Quốc sẵn sàng họp với ASEAN về biển Đông”
Tuyên bố trên được đưa ra trong cuộc họp báo hàng ngày của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chiều 19/6
Theo tin từ Tân Hoa Xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng, Bắc Kinh sẵn sàng họp với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thúc đẩy việc đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
Tuyên bố trên được bà Hoa Xuân Oánh đưa ra trong cuộc họp báo hàng ngày của Bộ Ngoại giao Trung Quốc diễn ra vào chiều qua (19/6).
Tuần tới, Trung Quốc và ASEAN sẽ có cuộc họp lần thứ 11 của nhóm công tác chung về thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC). Theo dự kiến, cuộc họp này sẽ được tổ chức vào ngày thứ Ba và thứ Tư của tuần tới tại Bali, Indonesia. Phiên họp thứ 10 của nhóm công tác chung này về thực thi DOC đã diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.
“Trung Quốc sẵn sàng làm việc với ASEAN để đạt tới việc thực thi toàn diện và hiệu quả của DOC và nhanh chóng thúc đẩy quá trình tham vấn về COC”, Tân Hoa Xã dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh.
Cũng theo phát ngôn viên này, vấn đề hợp tác trên biển về an ninh hàng hải và các hoạt động nghiên cứu và cứu hộ chung cũng sẽ được Trung Quốc và ASEAN bàn bạc trong cuộc họp nói trên.
Bà Hoa Xuân Oánh kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi DOC và tiến tới COC nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông, theo Tân hoa xã.
Một bản tin của hãng tin Bloomberg cho hay, Trung Quốc nói rằng, cuộc đàm phán giữa nước này với Việt Nam về vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 là “tích cực”.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo trên, bà Hoa Xuân Oánh tiếp tục luận điệu yêu cầu Việt Nam “ngừng quấy rối hoạt động của Trung Quốc, dừng thổi phồng các vấn đề liên quan và kéo căng thẳng gia tăng, và dừng tạo ra căng thẳng mới”.
Mặt khác, cũng theo bà Hoa Xuân Oánh, các cuộc gặp của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam hôm 18/6 là “thẳng thắn, mang tính xây dựng”, và “hai bên đã nhất trí tìm một giải pháp phù hợp thông qua các kênh chính trị và ngoại giao”.
Trong chuyến thăm Hà Nội ngày 18/6, ông Dương Khiết Trì đã có các cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đều kiên quyết khẳng định, lập trường của Việt Nam về biển Đông là không thay đổi.
“Chúng tôi mong muốn có đối thoại để giải quyết tình hình phức tạp hiện nay trên biển Đông”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao gửi đi theo đường e-mail được Bloomberg trích dẫn.
Ông Phạm Bình Minh cũng tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu bè của mình ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Bloomberg dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh nói rằng, trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Việt Nam, ông Dương Khiết Trì nói, các đảo tranh chấp là “lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” và hoạt động khoan tìm dầu của giàn khoan Hải Dương 981 hiện nay là “hợp pháp”.
Trong khi đó, thông tin từ trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết, nước này đang dịch chuyển một giàn khoan thứ hai trên biển Đông. Theo thông báo, từ ngày 18 đến 20/6, tàu kéo Đức Gia sẽ dịch chuyển giàn khoan "Nam Hải số 9" (Nan Hai Jiu Hao) từ vị trí 17°38 vĩ độ Bắc - 110°12.3 vĩ độ Đông tới vị trí có tọa độ 17°14.1 vĩ độ Bắc - 109°31 vĩ độ Đông trên biển Đông.
Hiện chưa rõ giàn khoan này sẽ được hạ đặt ở vị trí mới trong thời gian bao lâu.
Khi được báo chí hỏi về giàn khoan thứ hai nói trên, bà Hoa Xuân Oánh nói: “Theo như tôi được biết, giàn khoan này nằm ở vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam của Trung Quốc”.
Ông Marc Faber, nhà xuất bản báo cáo Gloom, Boom & Doom, cho rằng, chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á-Thái Bình Dương đã khiến Trung Quốc trở nên hung hăng hơn.
“Trung Quốc phụ thuộc nhập khẩu dầu tư Trung Đông. Dòng dầu này dễ gặp rủi ro ở eo biển Malacca. Dòng dầu này cũng dễ gặp rủi ro khi di chuyển lên các cảng phía Bắc của Trung Quốc vì tuyến đường này có nhiều căn cứ hải quân và quân sự của Mỹ có thỏa thuận an ninh với Nhật. Bởi thế, Trung Quốc muốn đảm bảo rằng, dòng dầu của họ đường thông suốt”, ông Faber nói.
Tuyên bố trên được bà Hoa Xuân Oánh đưa ra trong cuộc họp báo hàng ngày của Bộ Ngoại giao Trung Quốc diễn ra vào chiều qua (19/6).
Tuần tới, Trung Quốc và ASEAN sẽ có cuộc họp lần thứ 11 của nhóm công tác chung về thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC). Theo dự kiến, cuộc họp này sẽ được tổ chức vào ngày thứ Ba và thứ Tư của tuần tới tại Bali, Indonesia. Phiên họp thứ 10 của nhóm công tác chung này về thực thi DOC đã diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.
“Trung Quốc sẵn sàng làm việc với ASEAN để đạt tới việc thực thi toàn diện và hiệu quả của DOC và nhanh chóng thúc đẩy quá trình tham vấn về COC”, Tân Hoa Xã dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh.
Cũng theo phát ngôn viên này, vấn đề hợp tác trên biển về an ninh hàng hải và các hoạt động nghiên cứu và cứu hộ chung cũng sẽ được Trung Quốc và ASEAN bàn bạc trong cuộc họp nói trên.
Bà Hoa Xuân Oánh kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi DOC và tiến tới COC nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông, theo Tân hoa xã.
Một bản tin của hãng tin Bloomberg cho hay, Trung Quốc nói rằng, cuộc đàm phán giữa nước này với Việt Nam về vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 là “tích cực”.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo trên, bà Hoa Xuân Oánh tiếp tục luận điệu yêu cầu Việt Nam “ngừng quấy rối hoạt động của Trung Quốc, dừng thổi phồng các vấn đề liên quan và kéo căng thẳng gia tăng, và dừng tạo ra căng thẳng mới”.
Mặt khác, cũng theo bà Hoa Xuân Oánh, các cuộc gặp của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo Việt Nam hôm 18/6 là “thẳng thắn, mang tính xây dựng”, và “hai bên đã nhất trí tìm một giải pháp phù hợp thông qua các kênh chính trị và ngoại giao”.
Trong chuyến thăm Hà Nội ngày 18/6, ông Dương Khiết Trì đã có các cuộc gặp với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đều kiên quyết khẳng định, lập trường của Việt Nam về biển Đông là không thay đổi.
“Chúng tôi mong muốn có đối thoại để giải quyết tình hình phức tạp hiện nay trên biển Đông”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói trong một tuyên bố của Bộ Ngoại giao gửi đi theo đường e-mail được Bloomberg trích dẫn.
Ông Phạm Bình Minh cũng tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu bè của mình ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Bloomberg dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh nói rằng, trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Việt Nam, ông Dương Khiết Trì nói, các đảo tranh chấp là “lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc” và hoạt động khoan tìm dầu của giàn khoan Hải Dương 981 hiện nay là “hợp pháp”.
Trong khi đó, thông tin từ trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết, nước này đang dịch chuyển một giàn khoan thứ hai trên biển Đông. Theo thông báo, từ ngày 18 đến 20/6, tàu kéo Đức Gia sẽ dịch chuyển giàn khoan "Nam Hải số 9" (Nan Hai Jiu Hao) từ vị trí 17°38 vĩ độ Bắc - 110°12.3 vĩ độ Đông tới vị trí có tọa độ 17°14.1 vĩ độ Bắc - 109°31 vĩ độ Đông trên biển Đông.
Hiện chưa rõ giàn khoan này sẽ được hạ đặt ở vị trí mới trong thời gian bao lâu.
Khi được báo chí hỏi về giàn khoan thứ hai nói trên, bà Hoa Xuân Oánh nói: “Theo như tôi được biết, giàn khoan này nằm ở vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam của Trung Quốc”.
Ông Marc Faber, nhà xuất bản báo cáo Gloom, Boom & Doom, cho rằng, chính sách xoay trục của Mỹ về châu Á-Thái Bình Dương đã khiến Trung Quốc trở nên hung hăng hơn.
“Trung Quốc phụ thuộc nhập khẩu dầu tư Trung Đông. Dòng dầu này dễ gặp rủi ro ở eo biển Malacca. Dòng dầu này cũng dễ gặp rủi ro khi di chuyển lên các cảng phía Bắc của Trung Quốc vì tuyến đường này có nhiều căn cứ hải quân và quân sự của Mỹ có thỏa thuận an ninh với Nhật. Bởi thế, Trung Quốc muốn đảm bảo rằng, dòng dầu của họ đường thông suốt”, ông Faber nói.