Trường quốc tế bỗng dưng gặp khó
Nghị định 73 có thể khiến nhiều học sinh mất cơ hội thụ hưởng môi trường giáo dục có chất lượng
"Nếu đã gây khó cho học sinh theo học các chương trình nước ngoài thì cơ quan quản lý cũng không nên cấp giấy phép cho nước ngoài thành lập trường tại Việt Nam làm gì nữa!", đại diện một trường quốc tế (không muốn nêu tên) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bức xúc nói.
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến tháng 2/2013 cho hay, lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện có khoảng 170 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 468 triệu USD.
Quy mô trung bình một dự án còn khá thấp (chỉ khoảng 2,8 triệu USD) và số dự án đầu tư quá ít (chỉ 170/14.100 dự án FDI). Giáo dục và đào tạo đang xếp thứ 17/18 lĩnh vực có vốn FDI tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Nghị định 73 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có hiệu lực vào cuối năm ngoái, lại nêu rõ rằng các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam dưới 5 tuổi.
Cùng với đó, tỉ lệ học sinh Việt Nam ở trường tiểu học và trung học cơ sở có vốn FDI không quá 10% tổng số học sinh của trường, còn ở các trường phổ thông trung học là không quá 20%.
Hoạt động của các trường quốc tế phụ thuộc khá nhiều vào học sinh là người Việt Nam. Đặc biệt, một số trường quốc tế FDI có tỉ lệ học sinh người Việt theo học khá cao như Renaissance International School Saigon 40%; ABC International School, 53%; KinderWorld và FOSCO International School đều xấp xỉ 70%.
Như vậy, việc giới hạn số lượng học sinh người Việt xuống còn 10-20% chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ sở này. Đã có một số trường FDI tính đến chuyện cho học sinh Việt Nam nghỉ học và thu hẹp quy mô hoạt động.
Tuy nhiên, không phải trường quốc tế nào cũng bị chi phối của Nghị định 73. Bên cạnh hệ thống các trường quốc tế có vốn FDI, còn có hai loại hình khác đang hoạt động là nhóm trường quốc tế do các đơn vị nhà nước liên kết với chương trình của nước ngoài hoặc các trường quốc tế do tư nhân tại Việt Nam kết hợp với tổ chức giáo dục nước ngoài thành lập.
Một ví dụ điển hình của mô hình trường quốc tế do đơn vị nhà nước thành lập là Trường Trung học Phổ thông Quốc tế Việt Úc (SIC). Đây là sản phẩm liên kết giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM và Bộ Giáo dục Tây Úc. Học sinh tốt nghiệp trường này sẽ cùng lúc sở hữu bằng tú tài theo chương trình của Việt Nam và bằng tú tài do Bộ Giáo dục Úc cấp. Do được sự đầu tư và quản lý trực tiếp của một đơn vị nhà nước cho nên SIC hiển nhiên nằm ngoài sự chi phối của Nghị định 73.
Nhóm trường quốc tế còn lại bao gồm các cơ sở do tư nhân kết hợp với tổ chức giáo dục nước ngoài thành lập. Do yếu tố nước ngoài của các trường này không nằm ở vốn đầu tư cho nên trước mắt họ chưa phải đối mặt với những tác động không mong đợi từ Nghị định 73.
Tuy vậy, đại diện của nhóm này cũng bày tỏ những lo ngại.
Ông Trịnh Quang Đồng, thành viên Hội đồng Quản trị Canada International School, cho rằng Nghị định 73 có thể khiến nhiều học sinh mất cơ hội thụ hưởng môi trường giáo dục có chất lượng. Không tính đến những trường hợp cá biệt vay mượn danh nghĩa quốc tế để chiêu sinh mà chất lượng giáo dục không tương xứng, rõ ràng sự góp mặt của hệ thống các trường quốc tế đúng chuẩn đã mang đến cho học sinh - sinh viên Việt Nam một lựa chọn khác ngoài du học.
Trên thực tế, số lượng trường có vốn đầu tư 100% của nước ngoài tại Việt Nam cũng không phải là quá nhiều mà phần lớn vẫn là những trường liên kết với tổ chức giáo dục nước ngoài.
Vì vậy, Nghị định 73 đã vô tình khiến cho họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng kinh doanh giáo dục và các chiến lược đầu tư trong tương lai tại Việt Nam.
Khi làn sóng FDI bắt đầu đổ vào giáo dục Việt Nam, nền giáo dục trong nước chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Chính sự cạnh tranh này buộc chúng ta phải có những thay đổi để khỏi tụt hậu.
Có thể nói, khi mà phần lớn các dự án giáo dục quốc tế đúng chuẩn đều đem đến cho học sinh Việt Nam những bằng cấp được công nhận tại Mỹ, Anh, Úc và nhiều nơi trên thế giới, việc hạn chế này sẽ không những không mang lại lợi ích mà còn góp phần ngăn cản nguồn vốn FDI cho giáo dục vốn đã quá khiêm tốn.
Kết quả khảo sát xu hướng chọn trường tại 4 đô thị lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM và Cần Thơ do TNS Vietnam thực hiện vào năm 2011 cho thấy rằng có đến 25% phụ huynh sẵn sàng cho con theo học tại các trường quốc tế. Và chỉ tính riêng trong năm học 2011-2012, đã có hơn 100.000 học sinh - sinh viên Việt Nam chọn du học ở nhiều cấp học khác nhau với tổng chi phí lên đến gần 1,5 tỉ USD.
Rõ ràng, nhu cầu thụ hưởng giáo dục quốc tế của người Việt là không nhỏ. Do vậy, các cơ quan hữu quan phải kiểm soát và quản lý được nội dung chương trình giáo dục của các trường quốc tế chứ không nên hạn chế sự lựa chọn của học sinh.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến tháng 2/2013 cho hay, lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện có khoảng 170 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 468 triệu USD.
Quy mô trung bình một dự án còn khá thấp (chỉ khoảng 2,8 triệu USD) và số dự án đầu tư quá ít (chỉ 170/14.100 dự án FDI). Giáo dục và đào tạo đang xếp thứ 17/18 lĩnh vực có vốn FDI tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Nghị định 73 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có hiệu lực vào cuối năm ngoái, lại nêu rõ rằng các cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam dưới 5 tuổi.
Cùng với đó, tỉ lệ học sinh Việt Nam ở trường tiểu học và trung học cơ sở có vốn FDI không quá 10% tổng số học sinh của trường, còn ở các trường phổ thông trung học là không quá 20%.
Hoạt động của các trường quốc tế phụ thuộc khá nhiều vào học sinh là người Việt Nam. Đặc biệt, một số trường quốc tế FDI có tỉ lệ học sinh người Việt theo học khá cao như Renaissance International School Saigon 40%; ABC International School, 53%; KinderWorld và FOSCO International School đều xấp xỉ 70%.
Như vậy, việc giới hạn số lượng học sinh người Việt xuống còn 10-20% chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ sở này. Đã có một số trường FDI tính đến chuyện cho học sinh Việt Nam nghỉ học và thu hẹp quy mô hoạt động.
Tuy nhiên, không phải trường quốc tế nào cũng bị chi phối của Nghị định 73. Bên cạnh hệ thống các trường quốc tế có vốn FDI, còn có hai loại hình khác đang hoạt động là nhóm trường quốc tế do các đơn vị nhà nước liên kết với chương trình của nước ngoài hoặc các trường quốc tế do tư nhân tại Việt Nam kết hợp với tổ chức giáo dục nước ngoài thành lập.
Một ví dụ điển hình của mô hình trường quốc tế do đơn vị nhà nước thành lập là Trường Trung học Phổ thông Quốc tế Việt Úc (SIC). Đây là sản phẩm liên kết giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM và Bộ Giáo dục Tây Úc. Học sinh tốt nghiệp trường này sẽ cùng lúc sở hữu bằng tú tài theo chương trình của Việt Nam và bằng tú tài do Bộ Giáo dục Úc cấp. Do được sự đầu tư và quản lý trực tiếp của một đơn vị nhà nước cho nên SIC hiển nhiên nằm ngoài sự chi phối của Nghị định 73.
Nhóm trường quốc tế còn lại bao gồm các cơ sở do tư nhân kết hợp với tổ chức giáo dục nước ngoài thành lập. Do yếu tố nước ngoài của các trường này không nằm ở vốn đầu tư cho nên trước mắt họ chưa phải đối mặt với những tác động không mong đợi từ Nghị định 73.
Tuy vậy, đại diện của nhóm này cũng bày tỏ những lo ngại.
Ông Trịnh Quang Đồng, thành viên Hội đồng Quản trị Canada International School, cho rằng Nghị định 73 có thể khiến nhiều học sinh mất cơ hội thụ hưởng môi trường giáo dục có chất lượng. Không tính đến những trường hợp cá biệt vay mượn danh nghĩa quốc tế để chiêu sinh mà chất lượng giáo dục không tương xứng, rõ ràng sự góp mặt của hệ thống các trường quốc tế đúng chuẩn đã mang đến cho học sinh - sinh viên Việt Nam một lựa chọn khác ngoài du học.
Trên thực tế, số lượng trường có vốn đầu tư 100% của nước ngoài tại Việt Nam cũng không phải là quá nhiều mà phần lớn vẫn là những trường liên kết với tổ chức giáo dục nước ngoài.
Vì vậy, Nghị định 73 đã vô tình khiến cho họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng kinh doanh giáo dục và các chiến lược đầu tư trong tương lai tại Việt Nam.
Khi làn sóng FDI bắt đầu đổ vào giáo dục Việt Nam, nền giáo dục trong nước chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Chính sự cạnh tranh này buộc chúng ta phải có những thay đổi để khỏi tụt hậu.
Có thể nói, khi mà phần lớn các dự án giáo dục quốc tế đúng chuẩn đều đem đến cho học sinh Việt Nam những bằng cấp được công nhận tại Mỹ, Anh, Úc và nhiều nơi trên thế giới, việc hạn chế này sẽ không những không mang lại lợi ích mà còn góp phần ngăn cản nguồn vốn FDI cho giáo dục vốn đã quá khiêm tốn.
Kết quả khảo sát xu hướng chọn trường tại 4 đô thị lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM và Cần Thơ do TNS Vietnam thực hiện vào năm 2011 cho thấy rằng có đến 25% phụ huynh sẵn sàng cho con theo học tại các trường quốc tế. Và chỉ tính riêng trong năm học 2011-2012, đã có hơn 100.000 học sinh - sinh viên Việt Nam chọn du học ở nhiều cấp học khác nhau với tổng chi phí lên đến gần 1,5 tỉ USD.
Rõ ràng, nhu cầu thụ hưởng giáo dục quốc tế của người Việt là không nhỏ. Do vậy, các cơ quan hữu quan phải kiểm soát và quản lý được nội dung chương trình giáo dục của các trường quốc tế chứ không nên hạn chế sự lựa chọn của học sinh.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)