Từ 2013 hạn chế đào tạo sinh viên tài chính, ngân hàng
Từ 2013 tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa đầu ra như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh kế toán
Trước phiên trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 22/3, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã có báo cáo một số nội dung liên quan đến các nhóm vấn đề được chọn để chất vấn.
Liên quan đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc trái chuyên ngành đào tạo, bên cạnh nguyên nhân đào tạo không theo nhu cầu, Bộ trưởng còn đề cập tư duy chạy theo ngành nghề hiện tại đang được đánh giá cao mà không tính đến khả năng việc làm sau khi ra trường.
Một trong các giải pháp là từ 2013 tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa đầu ra như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh kế toán, đồng thời kiến nghị Thủ tướng xem xét, hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này.
Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích cũng là nội dung được đề cập tại báo cáo của Bộ trưởng Luận.
Theo đó, Bộ sẽ điều chỉnh cách thức kiểm tra, đánh giá theo hướng giảm các yêu cầu học thuộc, nhớ con số, sự kiện một cách máy móc, tạo cơ hội cho học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp và những hiểu biết riêng của bản thân.
Với nhóm vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng cho biết hiện dự thảo đề án đang được hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, không chắp vá, bảo đảm tính khả thi và không né tránh những vấn đề khó. Tuy nhiên “đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, làm lại từ đầu”.
Mục tiêu của đổi mới được báo cáo nêu rõ là nhằm xây dựng con người Việt Nam trung thực, nhân văn, tự chủ, sáng tạo, có kỹ năng cơ bản cần thiết về tự nhiên, xã hội , nghề nghiệp, ngoại ngữ và tin học, có hoài bão lý tưởng phục vụ tổ quốc, cộng đồng, chủ động thích ứng nhanh chóng với môi trường xung quanh; có khả năng hợp tác với mọi người để sống và làm việc hiệu quả.
Một trong những nội dung đổi mới đáng chú ý là chuyển từ nền giáo dục “đóng”, khép kín cứng nhắc trong khái niệm về trường, lớp, chương trình, nội dung, thời gian học… sang nền giáo dục mở, học tập suốt đời, gắn với xây dựng xã hội học tập…
Liên quan đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc trái chuyên ngành đào tạo, bên cạnh nguyên nhân đào tạo không theo nhu cầu, Bộ trưởng còn đề cập tư duy chạy theo ngành nghề hiện tại đang được đánh giá cao mà không tính đến khả năng việc làm sau khi ra trường.
Một trong các giải pháp là từ 2013 tạm dừng mở mới các ngành đào tạo đang thừa đầu ra như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh kế toán, đồng thời kiến nghị Thủ tướng xem xét, hạn chế thành lập mới các trường đại học đào tạo các ngành này.
Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích cũng là nội dung được đề cập tại báo cáo của Bộ trưởng Luận.
Theo đó, Bộ sẽ điều chỉnh cách thức kiểm tra, đánh giá theo hướng giảm các yêu cầu học thuộc, nhớ con số, sự kiện một cách máy móc, tạo cơ hội cho học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp và những hiểu biết riêng của bản thân.
Với nhóm vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng cho biết hiện dự thảo đề án đang được hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ, không chắp vá, bảo đảm tính khả thi và không né tránh những vấn đề khó. Tuy nhiên “đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, làm lại từ đầu”.
Mục tiêu của đổi mới được báo cáo nêu rõ là nhằm xây dựng con người Việt Nam trung thực, nhân văn, tự chủ, sáng tạo, có kỹ năng cơ bản cần thiết về tự nhiên, xã hội , nghề nghiệp, ngoại ngữ và tin học, có hoài bão lý tưởng phục vụ tổ quốc, cộng đồng, chủ động thích ứng nhanh chóng với môi trường xung quanh; có khả năng hợp tác với mọi người để sống và làm việc hiệu quả.
Một trong những nội dung đổi mới đáng chú ý là chuyển từ nền giáo dục “đóng”, khép kín cứng nhắc trong khái niệm về trường, lớp, chương trình, nội dung, thời gian học… sang nền giáo dục mở, học tập suốt đời, gắn với xây dựng xã hội học tập…