Twitter bảo vệ danh tính người dùng chỉ trích Donald Trump
Tài khoản trên đã đăng tải những nội dung phản đối kịch liệt chính sách nhập cư của ông Trump và bản thân Tổng thống
Twitter ngày 6/4 đã đâm đơn kiện lên tòa án liên bang đề nghị dừng lệnh của Chính phủ Mỹ đòi mạng xã hội này tiết lộ danh tính người dùng của một tài khoản phản đối các chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Donald Trump.
Lấy quyền tự do ngôn luận làm cơ sở để không tiết lộ danh tính người dùng, Twitter đã nộp đơn kiện lên tòa án liên bang ở San Francisco.
Hôm 14/3, Bộ Anh ninh nội địa Mỹ yêu cầu Twitter giao nộp thông tin người dùng, lịch sử đăng nhập, số điện thoại, địa chỉ thực tế và địa chỉ IP của người đứng đằng sau tài khoản mang tên @ALT-uscis. Tuy nhiên, Bộ An ninh nội địa Mỹ không đưa ra bất kỳ lý do nào cho yêu cầu này.
Đơn kiện của Twitter nhấn mạnh rằng Bộ An ninh nội địa cần phải đưa ra bằng chứng cho thấy có hành động phạm tội hình sự hoặc dân sự liên quan đến tài khoản trên nếu muốn yêu cầu công bố danh tính của người dùng.
“Theo Điều 1 Hiến pháp Mỹ, quyền tự do ngôn luận cho phép người dùng Twitter và bản thân Twitter có quyền phổ biến những phát ngôn chính trị vô danh hoặc sử dụng bút danh như vậy”, đơn kiện của Twitter có đoạn viết.
Mạng xã hội này cho biết tài khoản liên quan đến vụ kiện là @ALT-uscis tự tuyên bố được vận hành bởi ít nhất một nhân viên nhập cư liên bang. Chữ “cis” trong tài khoản này là viết tắt của U.S. Citizenship and Immigration Services - Cơ quan Nhập tịch và Di trú Mỹ, và tài khoản này cũng tự miêu tả là “sự phản kháng của người nhập cư”.
Thời gian qua, dưới danh nghĩa là những nhân viên bất mãn của Cơ quan Nhập tịch và Di trú Mỹ, tài khoản trên đã đăng tải những nội dung phản đối kịch liệt chính sách nhập cư của ông Trump và bản thân Tổng thống.
Sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi tháng 1 năm nay, nhiều tài khoản Twitter sử dụng tên gọi và logo của hàng chục cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ đã đăng những nội dung thách thức quan điểm của ông Trump về nhập cư, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác.
Từ trước và sau khi trúng cử, ông Trump đã thề sẽ xây một bức tường ngăn biên giới Mỹ-Mexico và trục xuất hàng triệu người nhập cư trái phép khỏi nước này. Ông chủ Nhà Trắng cũng đã ký hai sắc lệnh hạn chế nhập cảnh vào Mỹ, nhưng cả hai đều đã bị tòa án Mỹ đình chỉ.
Luật sư Esha Bhandari đại diện cho Twitter trong vụ kiện này nói rằng yêu cầu mà Chính phủ Mỹ đưa ra cho Twitter là rất bất bình thường. Yêu cầu đòi công bố thông tin tài khoản mạng xã hội mà Chính phủ Mỹ đưa ra thường liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia hoặc các vụ án hình sự, bà Bhandari cho hay.
Ngay sau khi thông tin về vụ kiện được công bố, tài khoản @ALT_uscis đăng một bản copy Điều 1 Hiến pháp Mỹ và ảnh chụp một phần đơn kiện của Twitter. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, số người theo dõi tài khoản này tăng thêm 28.000 người, lên con số 61.000 người.
Gần đây, tài khoản này đã chỉ trích mạnh chính quyền Trump bằng cách đăng một bản “nhái” trò chơi “bingo” dành cho “những tên ngu xuẩn cánh hữu”. Ngoài ra, tài khoản này cũng chế nhạo ông Trump không chịu chi thêm tiền túi để làm từ thiện.
Twitter đã có cả một lịch sử những vụ kiện nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Tổng thống Trump là một trong số những người dùng tích cực của mạng xã hội này.
Hồi năm 2012, Twitter kháng lệnh của văn phòng công tố New York về công bố danh tính người dùng của một tài khoản theo phong trào Chiếm Phố Wall. Tuy nhiên, trong vụ đó, Twitter buộc phải giao nộp thông tin mà cơ quan luật pháp yêu cầu sau khi một thẩm phán dọa trừng phạt mạng xã hội này. Sau đó, người dùng liên quan đã thừa nhận hành vi bất hợp pháp của mình.
Theo một số chuyên gia, vụ kiện lần này có thể là một “chiêu” PR của Twitter. “Twitter và các mạng xã hội khác luôn hứa với người dùng về bảo vệ quyền riêng tư. Vụ kiện này là một cách để Twitter chứng tỏ rằng họ đứng về phía người dùng”, giáo sư luật Jane Kirtley thuộc Đại học Minnesota phát biểu.
Lấy quyền tự do ngôn luận làm cơ sở để không tiết lộ danh tính người dùng, Twitter đã nộp đơn kiện lên tòa án liên bang ở San Francisco.
Hôm 14/3, Bộ Anh ninh nội địa Mỹ yêu cầu Twitter giao nộp thông tin người dùng, lịch sử đăng nhập, số điện thoại, địa chỉ thực tế và địa chỉ IP của người đứng đằng sau tài khoản mang tên @ALT-uscis. Tuy nhiên, Bộ An ninh nội địa Mỹ không đưa ra bất kỳ lý do nào cho yêu cầu này.
Đơn kiện của Twitter nhấn mạnh rằng Bộ An ninh nội địa cần phải đưa ra bằng chứng cho thấy có hành động phạm tội hình sự hoặc dân sự liên quan đến tài khoản trên nếu muốn yêu cầu công bố danh tính của người dùng.
“Theo Điều 1 Hiến pháp Mỹ, quyền tự do ngôn luận cho phép người dùng Twitter và bản thân Twitter có quyền phổ biến những phát ngôn chính trị vô danh hoặc sử dụng bút danh như vậy”, đơn kiện của Twitter có đoạn viết.
Mạng xã hội này cho biết tài khoản liên quan đến vụ kiện là @ALT-uscis tự tuyên bố được vận hành bởi ít nhất một nhân viên nhập cư liên bang. Chữ “cis” trong tài khoản này là viết tắt của U.S. Citizenship and Immigration Services - Cơ quan Nhập tịch và Di trú Mỹ, và tài khoản này cũng tự miêu tả là “sự phản kháng của người nhập cư”.
Thời gian qua, dưới danh nghĩa là những nhân viên bất mãn của Cơ quan Nhập tịch và Di trú Mỹ, tài khoản trên đã đăng tải những nội dung phản đối kịch liệt chính sách nhập cư của ông Trump và bản thân Tổng thống.
Sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi tháng 1 năm nay, nhiều tài khoản Twitter sử dụng tên gọi và logo của hàng chục cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ đã đăng những nội dung thách thức quan điểm của ông Trump về nhập cư, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác.
Từ trước và sau khi trúng cử, ông Trump đã thề sẽ xây một bức tường ngăn biên giới Mỹ-Mexico và trục xuất hàng triệu người nhập cư trái phép khỏi nước này. Ông chủ Nhà Trắng cũng đã ký hai sắc lệnh hạn chế nhập cảnh vào Mỹ, nhưng cả hai đều đã bị tòa án Mỹ đình chỉ.
Luật sư Esha Bhandari đại diện cho Twitter trong vụ kiện này nói rằng yêu cầu mà Chính phủ Mỹ đưa ra cho Twitter là rất bất bình thường. Yêu cầu đòi công bố thông tin tài khoản mạng xã hội mà Chính phủ Mỹ đưa ra thường liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia hoặc các vụ án hình sự, bà Bhandari cho hay.
Ngay sau khi thông tin về vụ kiện được công bố, tài khoản @ALT_uscis đăng một bản copy Điều 1 Hiến pháp Mỹ và ảnh chụp một phần đơn kiện của Twitter. Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, số người theo dõi tài khoản này tăng thêm 28.000 người, lên con số 61.000 người.
Gần đây, tài khoản này đã chỉ trích mạnh chính quyền Trump bằng cách đăng một bản “nhái” trò chơi “bingo” dành cho “những tên ngu xuẩn cánh hữu”. Ngoài ra, tài khoản này cũng chế nhạo ông Trump không chịu chi thêm tiền túi để làm từ thiện.
Twitter đã có cả một lịch sử những vụ kiện nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Tổng thống Trump là một trong số những người dùng tích cực của mạng xã hội này.
Hồi năm 2012, Twitter kháng lệnh của văn phòng công tố New York về công bố danh tính người dùng của một tài khoản theo phong trào Chiếm Phố Wall. Tuy nhiên, trong vụ đó, Twitter buộc phải giao nộp thông tin mà cơ quan luật pháp yêu cầu sau khi một thẩm phán dọa trừng phạt mạng xã hội này. Sau đó, người dùng liên quan đã thừa nhận hành vi bất hợp pháp của mình.
Theo một số chuyên gia, vụ kiện lần này có thể là một “chiêu” PR của Twitter. “Twitter và các mạng xã hội khác luôn hứa với người dùng về bảo vệ quyền riêng tư. Vụ kiện này là một cách để Twitter chứng tỏ rằng họ đứng về phía người dùng”, giáo sư luật Jane Kirtley thuộc Đại học Minnesota phát biểu.