Tỷ phú Ai Cập muốn mua đảo tặng người di cư tới châu Âu
“Tôi thực sự nghiêm túc với dự định này... Chỉ cần bán cho tôi một hòn đảo và tôi sẽ làm phần việc còn lại”
Tỷ phú Ai Cập Naguib Sawiris tuyên bố sẽ gửi thư tới Chính phủ Hy Lạp và Chính phủ Italy đề nghị hai quốc gia này bán cho ông một hòn đảo để làm chỗ trú chân cho người di cư và người tị nạn Syria tìm đường đến châu Âu - tạp chí Forbes đưa tin.
“Tôi thực sự nghiêm túc với dự định này... Chỉ cần bán cho tôi một hòn đảo và tôi sẽ làm phần việc còn lại”, ông Sawaris nói.
Ông Sawaris là Giám đốc điều hành (CEO) của công ty viễn thông Orascom, đồng thời là người giàu thứ ba ở Ai Cập với khối tài sản ròng 2,9 tỷ USD.
Sawaris tuyên bố, ông có đủ tiền và nhân lực để thực hiện kế hoạch mua đảo tặng người di cư. Kế hoạch này được ông đưa ra trong một tuyên bố trên mạng xã hội Twitter vào hôm 3/9 khi cuộc khủng hoảng di cư châu Âu leo thang mạnh. Tuyên bố này của vị tỷ phú ngay lập tức thu hút sự chú ý lớn và lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.
Theo Forbes, vào thời điểm ngày 6/9, ông Sawaris vẫn chưa liên lạc với Chính phủ Hy Lạp và Chính phủ Italy về việc mua đảo. Vị tỷ phú nói ông sẽ chính thức gửi thư hỏi mua đảo vào ngày 9/9.
Châu Âu đang đương đầu với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất từ chiến tranh thế giới thứ hai. Làn sóng người tị nạn và di cư từ các quốc gia đang chịu sự tàn phá của chiến tranh như Syria và Afghanistan đang đổ về châu Âu, bất chấp hành trình nguy hiểm đe dọa cướp đi mạng sống của họ bất kỳ lúc nào.
Hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải trong hành trình đi tìm một cuộc sống mới ở châu Âu.
Cuối tuần vừa rồi, Đức và Áo đã mở cửa biên giới để đón dòng người nhập cư bị mắc kẹt ở Hungary. Trong ngày Chủ Nhật, khoảng 11.000 người di cư đã tới thành phố Munich của Đức, sau khi 6.800 người đến vào ngày thứ Bảy.
Đức dự kiến sẽ đón 800.000 người tị nạn và di cư trong năm nay, đồng thời kêu gọi các thành viên khác của Liên minh Châu Âu (EU) mở cửa tiếp nhận người di cư.
Thủ tướng Áo Werner Faymann cho biết đã có hơn 12.000 người di cư được nước này tiếp nhận vào cuối tuần. Tuy vậy, ông Faymann tuyên bố Áo sẽ sớm kết thúc các biện pháp khẩn cấp cho phép dòng cư đổ vào nước này sau khi có “các cuộc trao đổi căng thẳng” với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Tỷ phú Sawiris nói châu Âu chỉ có thể tiếp nhận một lượng người di cư nhất định, và đề xuất tặng đảo cho người di cư mà ông đưa ra sẽ không gây tổn thất gì cho Hy Lạp hay Italy nếu họ nhất trí bán đảo cho ông. Ông Sawiris dự kiến chính phủ hai nước này sẽ mất vài tuần để xem xét đề xuất trên.
Vị tỷ phú chưa nói rõ ông muốn mua hòn đảo nào, nhưng “đảo càng to càng tốt”.
Theo ông Sawiris, các nước phương Tây và vùng Vịnh nỗ lực chưa nỗ lực đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư, vì nguy cơ các thành viên của tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) lọt vào và vì những khó khăn kinh tế của các nước này.
Theo kế hoạch mà ông Sawaris vạch ra, ông sẽ trả tiền mua đảo, mua thuyền để chở người di cư, làm một bến cảng tạm, cung cấp thức ăn và điện, xây nhà ở và tạo công ăn việc làm cho người di cư, từ đó tạo ra một cộng đồng trên đảo.
Ông Sawaris cũng dự định đặt tên hòn đảo là Aylan, theo tên của Aylan Kurdi, cậu bé 3 tuổi người Syria đã chết đuối trong chuyến di cư tới châu Âu. Bức ảnh chụp thi thể cậu bé dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã gây chấn động và trở thành một biểu tượng cho cuộc khủng hoảng di cư hiện tại.
“Tôi thực sự nghiêm túc với dự định này... Chỉ cần bán cho tôi một hòn đảo và tôi sẽ làm phần việc còn lại”, ông Sawaris nói.
Ông Sawaris là Giám đốc điều hành (CEO) của công ty viễn thông Orascom, đồng thời là người giàu thứ ba ở Ai Cập với khối tài sản ròng 2,9 tỷ USD.
Sawaris tuyên bố, ông có đủ tiền và nhân lực để thực hiện kế hoạch mua đảo tặng người di cư. Kế hoạch này được ông đưa ra trong một tuyên bố trên mạng xã hội Twitter vào hôm 3/9 khi cuộc khủng hoảng di cư châu Âu leo thang mạnh. Tuyên bố này của vị tỷ phú ngay lập tức thu hút sự chú ý lớn và lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.
Theo Forbes, vào thời điểm ngày 6/9, ông Sawaris vẫn chưa liên lạc với Chính phủ Hy Lạp và Chính phủ Italy về việc mua đảo. Vị tỷ phú nói ông sẽ chính thức gửi thư hỏi mua đảo vào ngày 9/9.
Châu Âu đang đương đầu với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất từ chiến tranh thế giới thứ hai. Làn sóng người tị nạn và di cư từ các quốc gia đang chịu sự tàn phá của chiến tranh như Syria và Afghanistan đang đổ về châu Âu, bất chấp hành trình nguy hiểm đe dọa cướp đi mạng sống của họ bất kỳ lúc nào.
Hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng trên biển Địa Trung Hải trong hành trình đi tìm một cuộc sống mới ở châu Âu.
Cuối tuần vừa rồi, Đức và Áo đã mở cửa biên giới để đón dòng người nhập cư bị mắc kẹt ở Hungary. Trong ngày Chủ Nhật, khoảng 11.000 người di cư đã tới thành phố Munich của Đức, sau khi 6.800 người đến vào ngày thứ Bảy.
Đức dự kiến sẽ đón 800.000 người tị nạn và di cư trong năm nay, đồng thời kêu gọi các thành viên khác của Liên minh Châu Âu (EU) mở cửa tiếp nhận người di cư.
Thủ tướng Áo Werner Faymann cho biết đã có hơn 12.000 người di cư được nước này tiếp nhận vào cuối tuần. Tuy vậy, ông Faymann tuyên bố Áo sẽ sớm kết thúc các biện pháp khẩn cấp cho phép dòng cư đổ vào nước này sau khi có “các cuộc trao đổi căng thẳng” với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Tỷ phú Sawiris nói châu Âu chỉ có thể tiếp nhận một lượng người di cư nhất định, và đề xuất tặng đảo cho người di cư mà ông đưa ra sẽ không gây tổn thất gì cho Hy Lạp hay Italy nếu họ nhất trí bán đảo cho ông. Ông Sawiris dự kiến chính phủ hai nước này sẽ mất vài tuần để xem xét đề xuất trên.
Vị tỷ phú chưa nói rõ ông muốn mua hòn đảo nào, nhưng “đảo càng to càng tốt”.
Theo ông Sawiris, các nước phương Tây và vùng Vịnh nỗ lực chưa nỗ lực đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư, vì nguy cơ các thành viên của tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) lọt vào và vì những khó khăn kinh tế của các nước này.
Theo kế hoạch mà ông Sawaris vạch ra, ông sẽ trả tiền mua đảo, mua thuyền để chở người di cư, làm một bến cảng tạm, cung cấp thức ăn và điện, xây nhà ở và tạo công ăn việc làm cho người di cư, từ đó tạo ra một cộng đồng trên đảo.
Ông Sawaris cũng dự định đặt tên hòn đảo là Aylan, theo tên của Aylan Kurdi, cậu bé 3 tuổi người Syria đã chết đuối trong chuyến di cư tới châu Âu. Bức ảnh chụp thi thể cậu bé dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã gây chấn động và trở thành một biểu tượng cho cuộc khủng hoảng di cư hiện tại.