Châu Âu gặp “khủng hoảng nhập cư” sau vụ 700 người đắm tàu
700 người di cư từ Libya bị nghi là đã thiệt mạng hôm qua (19/4) sau khi con tàu chở họ bị đắm ngoài khơi Địa Trung Hải
700 người di cư từ Libya bị nghi là đã thiệt mạng hôm qua (19/4) sau khi con tàu chở họ bị đắm ngoài khơi Địa Trung Hải. Hãng tin Reuters cho biết, thảm họa này đang làm gia tăng áp lực buộc châu Âu phải giảm bớt các chính sách chống nhập cư trong bối cảnh bất ổn leo thang ở Libya và Trung Đông khiến cuộc khủng hoảng nhập cư thêm tồi tệ.
Nếu số người chết nói trên được xác nhận, thì tổng số người thiệt mạng từ đầu năm đến nay trên đường di cư tới châu Âu đã lên tới con số 1.500 người.
Do dòng người tìm cách nhập cư quá lớn, các nước châu Âu đã cắt giảm các chương trình tìm kiếm và cứu hộ ở khu vực biên giới - xem đây như một nỗ lực làm những người muốn nhập cư phải nản lòng. Trong khi đó, các tổ chức cứu trợ quốc tế lại phản đối mạnh mẽ quyết định này.
Ngay sau khi có thông tin về thảm họa đắm thuyền chở người di cư trên Địa Trung Hải, các nhà lãnh đạo nhiều nước đã kêu gọi tiến hành một cuộc họp khẩn cấp. Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Federica Mogherini cho biết, ngoại trưởng các nước EU sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng này tại một cuộc họp ở Luxembourg trong ngày hôm nay (20/4).
Trong khi đó, tàu và máy bay của Italy và các nước khác đã thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ xuyên đêm ở khu vực con thuyền chở người di cư bị đắm. Đến nay đã có 28 người được cứu sống và 24 thi thể được tìm thấy - theo nhà chức trách Italy.
Con tàu dài 20 mét đã bị đắm ở vị trí cách bờ biển Libya 70 dặm, ở phía Nam hòn đảo Lampedusa của Italy, khi một tàu chở hàng lớn tiến lại gần.
Một người sống sót nói với cơ quan về người tị nạn của Liên hiệp quốc (UNHCE) rằng 700 người trên thuyền đã hy vọng tàu chở hàng sẽ cứu họ, vì thế họ đổ dồn về một phía của tàu để tìm cách đi sang tàu chở hàng, khiến tàu bị nghiêng và lật úp.
Theo Thủ tướng Italy Matteo Renzi, những chi tiết này vẫn chưa được kiểm chứng và nhà chức trách chưa thể xác định được số người thiệt mạng.
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói EU cần phải làm nhiều việc hơn nữa để bảo vệ mạng sống cho những người tìm cách nhập cư. Phát biểu trên truyền hình, ông Hollande nói các nỗ lực giải cứu và ngăn chặn thảm họa cần phải có “thêm tàu, thêm máy bay, và chiến dịch mạnh tay chống nạn buôn người”.
“Các nước châu Âu cần chịu thêm trách nhiệm về vấn đề nhập cư”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nhập cư Thụy Điển Morgan Johansson nói.
Năm ngoái, Italy đã chấm dứt chương trình tìm kiếm và cứu hộ biên giới mang tên “Mare Nostrum” do chi phí tốn kém và một số chính trị gia nước này cho rằng chương trình này khuyến khích dòng người di cư vì đem lại cho họ hy vọng sẽ được cứu.
Các tổ chức cứu trợ đã kêu gọi mở một hành lang nhân đạo để đảm bảo an toàn cho người di cư. Tuy vậy, một số chính trị gia ở Italy đã lên tiếng kêu gọi ngăn không cho những con thuyền chở người di cư được rời bến và thậm chí phá hủy những con thuyền đó.
Tình trạng vô luật pháp ở Libya sau vụ lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi vào năm 2011 đã tạo cơ hội cho các băng nhóm tội phạm tổ chức những con thuyền ồ ạt chở người di cư từ châu Phi và Trung Đông tìm đường nhập cư vào châu Âu.
Theo ước tính của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), khoảng 20.000 người di cư đã tới bờ biển Italy trong năm nay. Con số này thấp hơn số người di cư tới Italy trong 4 tháng đầu năm ngoái, nhưng số người chết đã tăng gấp khoảng 9 lần.
Tuần trước, khoảng 400 người di cư bị cho là đã thiệt mạng khi tìm đường tới Italy sau khi con tàu chở họ từ Libya bị lật.
Nếu số người chết nói trên được xác nhận, thì tổng số người thiệt mạng từ đầu năm đến nay trên đường di cư tới châu Âu đã lên tới con số 1.500 người.
Do dòng người tìm cách nhập cư quá lớn, các nước châu Âu đã cắt giảm các chương trình tìm kiếm và cứu hộ ở khu vực biên giới - xem đây như một nỗ lực làm những người muốn nhập cư phải nản lòng. Trong khi đó, các tổ chức cứu trợ quốc tế lại phản đối mạnh mẽ quyết định này.
Ngay sau khi có thông tin về thảm họa đắm thuyền chở người di cư trên Địa Trung Hải, các nhà lãnh đạo nhiều nước đã kêu gọi tiến hành một cuộc họp khẩn cấp. Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) Federica Mogherini cho biết, ngoại trưởng các nước EU sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng này tại một cuộc họp ở Luxembourg trong ngày hôm nay (20/4).
Trong khi đó, tàu và máy bay của Italy và các nước khác đã thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ xuyên đêm ở khu vực con thuyền chở người di cư bị đắm. Đến nay đã có 28 người được cứu sống và 24 thi thể được tìm thấy - theo nhà chức trách Italy.
Con tàu dài 20 mét đã bị đắm ở vị trí cách bờ biển Libya 70 dặm, ở phía Nam hòn đảo Lampedusa của Italy, khi một tàu chở hàng lớn tiến lại gần.
Một người sống sót nói với cơ quan về người tị nạn của Liên hiệp quốc (UNHCE) rằng 700 người trên thuyền đã hy vọng tàu chở hàng sẽ cứu họ, vì thế họ đổ dồn về một phía của tàu để tìm cách đi sang tàu chở hàng, khiến tàu bị nghiêng và lật úp.
Theo Thủ tướng Italy Matteo Renzi, những chi tiết này vẫn chưa được kiểm chứng và nhà chức trách chưa thể xác định được số người thiệt mạng.
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói EU cần phải làm nhiều việc hơn nữa để bảo vệ mạng sống cho những người tìm cách nhập cư. Phát biểu trên truyền hình, ông Hollande nói các nỗ lực giải cứu và ngăn chặn thảm họa cần phải có “thêm tàu, thêm máy bay, và chiến dịch mạnh tay chống nạn buôn người”.
“Các nước châu Âu cần chịu thêm trách nhiệm về vấn đề nhập cư”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nhập cư Thụy Điển Morgan Johansson nói.
Năm ngoái, Italy đã chấm dứt chương trình tìm kiếm và cứu hộ biên giới mang tên “Mare Nostrum” do chi phí tốn kém và một số chính trị gia nước này cho rằng chương trình này khuyến khích dòng người di cư vì đem lại cho họ hy vọng sẽ được cứu.
Các tổ chức cứu trợ đã kêu gọi mở một hành lang nhân đạo để đảm bảo an toàn cho người di cư. Tuy vậy, một số chính trị gia ở Italy đã lên tiếng kêu gọi ngăn không cho những con thuyền chở người di cư được rời bến và thậm chí phá hủy những con thuyền đó.
Tình trạng vô luật pháp ở Libya sau vụ lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi vào năm 2011 đã tạo cơ hội cho các băng nhóm tội phạm tổ chức những con thuyền ồ ạt chở người di cư từ châu Phi và Trung Đông tìm đường nhập cư vào châu Âu.
Theo ước tính của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), khoảng 20.000 người di cư đã tới bờ biển Italy trong năm nay. Con số này thấp hơn số người di cư tới Italy trong 4 tháng đầu năm ngoái, nhưng số người chết đã tăng gấp khoảng 9 lần.
Tuần trước, khoảng 400 người di cư bị cho là đã thiệt mạng khi tìm đường tới Italy sau khi con tàu chở họ từ Libya bị lật.