10:36 30/11/2021

Virgil Abloh: người tiên phong nhạy cảm trong ngành công nghiệp xa xỉ

Băng Sơn

Ngày 28/11, nhà thiết kế thời trang Virgil Abloh người Mỹ, Giám đốc nghệ thuật bộ sưu tập thời trang nam của thương hiệu Louis Vuitton, đã qua đời ở tuổi 41. Abloh đã chiến đấu thầm lặng với bệnh ung thư trong hai năm qua…

Một bài đăng đã xuất hiện trên Instagram của NTK quá cố: "Chúng tôi rất đau lòng khi thông báo về sự ra đi của Virgil Abloh yêu quý, một người cha, người chồng, người con, người anh và người bạn tận tụy. Anh ấy sống đời bên người vợ yêu thương Shannon Abloh, các con Lowe Abloh và Grey Abloh, em gái của anh ấy Edwina Abloh, cha mẹ là Nee và Eunice Abloh cùng rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp thương mến".

Sinh ra ở Rockford, Illinois, có bố mẹ là người Ghana. Mẹ của anh là một thợ may, điều này đã ảnh hưởng khá nhiều đến sự nghiệp của anh sau này. Theo học tại trường Đại học Wisconsin–Madison vào năm 2002 và Học viên Công nghệ Illinois vào năm 2006, với hai tấm bằng về kỹ thuật xây dựng dân dụng và kiến trúc, anh gia nhập thế giới thời trang với việc thực tập ở Fendi vào năm 2009 cùng với Kanye West.

LÁCH QUA KHE CỬA HẸP

Khi ấy, trong ngành công nghiệp thời trang, tân binh Abloh không được đánh giá là một nhà thiết kế thực thụ mà chỉ là một người tạo dựng hình ảnh đầy khôn khéo, lách qua khe hẹp để vươn lên thông qua các mối quan hệ - đáng chú ý nhất là Kanye West - và bên cạnh đó là những phương tiện truyền thông xã hội. Hai người sau đó đã cùng hợp tác trong vài dự án âm nhạc khác.

Abloh, người không hề có kiến thức chuyên môn về thiết kế thời trang, bắt đầu sự nghiệp bằng cách in các bức tranh Caravaggio lên áo Champion cho dòng sản phẩm đầu tiên mang tên Pyrex Vision năm 2012 và cuối cùng đến tay người mua với con số gấp nhiều lần so với giá bán lẻ ban đầu. "Những thứ này và hàng loạt sản phẩm thời trang đường phố khác của Virgil với hình in đen trắng "Pyrex 23" ("23" số áo của Michael Jordan), rõ ràng đã nợ một lời xin lỗi về những gì Riccardo Tisci đang làm tại Givenchy lúc bấy giờ" là nhận định của người trong giới.

Bên cạnh điềm đam mê từ kiến trúc và những hoạt động về thiết kế, Virgil còn được giới trẻ biết đến với vai trò của một DJ dưới cái tên Flat White. 
Bên cạnh điềm đam mê từ kiến trúc và những hoạt động về thiết kế, Virgil còn được giới trẻ biết đến với vai trò của một DJ dưới cái tên Flat White. 

Vào thời đại kim tiền này, khi mà Ready-to-wear mới là mũi nhọn làm nên tên tuổi chứ không phải Haute Couture thì kinh tế đôi khi quyết định thời trang. Những thiết kế của Virgil Abloh về cơ bản là dễ dùng, dễ mặc, bắt kịp xu hướng. Khởi đầu thành công chính là nền móng cho việc Abloh thành lập nên thương hiệu Off-White vào năm 2013 đặt trụ sở tại Milan, Ý.

Theo sự miêu tả của Abloh với các nhà đầu tư và nhà phê bình thời trang, "màu xám nằm ở giữa trắng và đen chính là màu off-white". Anh sau đó đưa ra bộ sưu tập thời trang cho nữ vào năm 2014 và trình bày tại Tuần lễ Thời trang Paris. Những mẫu thiết kế của anh đã lọt vào chung kết cho giải thưởng LVMH, một giải thưởng về thời trang, nhưng sau đó đã dừng bước trước các đối thủ là Marques’Almeida và Jacquemus.

Abloh cho ra mắt cửa hàng bày bán sản phẩm Off-White đầu tiên tại Tokyo, Nhật Bản, nơi anh muốn thành lập chi nhánh chuyên về nội thất và gọi đó là Khu vực Xám. Năm 2017, anh nhận được lời đề nghị thiết kế một bộ sưu tập có sự kết hợp cùng với thương hiệu Nike, lấy tên là "The Ten" (Số Mười), và thế là anh đã thiết kế lại các mẫu giày nổi tiếng nhất của thương hiệu này.

Virgil cũng kết hợp với thương hiệu nội thất Ikea của Thụy Điển để thiết kế các mẫu nội thất căn hộ và nhà cửa. Bộ sưu tập có tên là Markerad, theo tiếng Thụy Điển có nghĩa là "gọn gàng, rõ ràng". Anh cũng từng hợp tác thành công với các thương hiệu danh tiếng như Jimmy Choo và Moncler.

NGƯỜI ĐƯỢC LỰA CHỌN

Tạp chí Time đã vinh danh anh là một trong 100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2018 - không chỉ là một nhà thiết kế thiên tài, có tầm nhìn xa, mà còn là một người có tâm hồn đẹp và trí tuệ tuyệt vời.

Virgil Abloh nổi danh với việc đưa thời trang đường phố trở nên quyến rũ, nổi bật trên sàn catwalk. Được mệnh danh là "ông hoàng" của thời trang đường phố sành điệu, chỉ trong vòng vài năm Abloh đã tự khẳng định tên tuổi là một trong những nhà thiết kế được săn đón nhiều nhất trên thế giới.

Năm 2018, Abloh được chọn là Giám đốc nghệ thuật thời trang nam của Louis Vuitton, trở thành người Mỹ da màu đầu tiên giữ vị trí Giám đốc nghệ thuật tại một hãng thời trang hàng đầu của Pháp. Việc tuyển dụng cái-tên-hoàn-toàn trái-ngược với phẩm giá Louis Vuitton rõ ràng không mảy may làm phiền lòng đến các Giám đốc điều hành của thương hiệu.

Virgil Abloh: người tiên phong nhạy cảm trong ngành công nghiệp xa xỉ - Ảnh 1
Virgil Abloh: người tiên phong nhạy cảm trong ngành công nghiệp xa xỉ - Ảnh 2
 
Virgil Abloh: người tiên phong nhạy cảm trong ngành công nghiệp xa xỉ - Ảnh 3
Virgil Abloh: người tiên phong nhạy cảm trong ngành công nghiệp xa xỉ - Ảnh 4
 
Virgil Abloh: người tiên phong nhạy cảm trong ngành công nghiệp xa xỉ - Ảnh 5
Virgil Abloh: người tiên phong nhạy cảm trong ngành công nghiệp xa xỉ - Ảnh 6
 

Bình luận về vấn đề này, Michael Burke, Giám đốc điều hành của Louis Vuitton cho biết: "Từ giữa thế kỷ 19 cho đến những năm 1920 và hơn thế nữa, LV luôn tìm cách phục vụ cho thế hệ giàu có mới chứ không phải tầng lớp quý tộc cũ. Tốt hơn hết, chúng ta có thể nói rằng Louis Vuitton là một thương hiệu xa xỉ đầy tham vọng, điều đầu tiên mà một người phụ nữ trung-lưu-kiểu-mới sẽ nghĩ đến đó chính là mua một chiếc túi Louis Vuitton. Một người bình thường luôn khao khát muốn tiến đến cùng tầng lớp với xã hội thượng lưu có từ trước đó và LV chính xác là thứ có thể giúp họ 'cảm thấy' mình đã làm được".

Không được đào tạo một cách bài bản về thời trang, vũ khí duy nhất của Abloh chính là tư duy tươi mới vô tình trùng khớp với làn sóng thời trang đương đại. Điều đó cũng phần nào lý giải lý do mà Bernard Arnault đồng ý chỉ định Virgil Abloh vào vị trí kế tục của Kim Jones. Abloh đã kết hợp hài hòa các vấn đề về môi trường và xã hội trong bộ sưu tập của Louis Vuitton do anh thiết kế, với các thông điệp chống phân biệt chủng tộc và chống kỳ thị người đồng tính tại show trình diễn hồi tháng 1 năm nay ở thủ đô Paris.

Đầu năm nay, LVMH thông báo tập đoàn này nắm giữ 60% cổ phần Off-White và Abloh sở hữu 40% còn lại.