Xuất khẩu 2011: Thị trường Trung Quốc còn nhiều dư địa
Việc xuất hiện một loạt thị trường châu Á mới nổi là một tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 21 (Vietnam Expo), ngày 7/4, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu 2011.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, trong thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu của những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, trong khi các thị trường nhập khẩu tại châu Á sẽ có nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng.
Vì vậy, ông Biên chỉ rõ, nếu tăng cường và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý, thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường. Cho nên biện pháp gia tăng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai gần là cải thiện chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia này.
Theo TS.Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam, việc xuất hiện một loạt thị trường châu Á mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, rõ ràng là một tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Xét riêng thị trường Trung Quốc, có nhiều dư địa để Việt Nam tiếp tục tăng cường xuất khẩu. Thứ nhất, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu chủ yếu sang 12 tỉnh thuộc khu vực miền Nam, Tây Nam Trung Quốc và gần đây bắt đầu đặt chân lên một số tỉnh Đông Bắc.
Thứ hai, với lợi thế địa lý, hệ thống giao thông rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm. Thứ ba, đây là thị trường có nhu cầu đa dạng. Thứ tư, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (AC – FTA) đang tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia cho rằng, quan trọng là Việt Nam phải cải thiện được cơ cấu xuất nhập khẩu để tận dụng lợi thế của tỷ giá. “Càng khủng hoảng, khó khăn thì càng phải cơ cấu lại cấu trúc sản phẩm xuất khẩu. Phải cơ cấu từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm có giá trị gia tăng cao mới đem lại hiệu quả cho xuất khẩu”, ông Thiên nhấn mạnh.
Để đạt được mục tiêu hiện đại hóa cơ cấu xuất khẩu, Việt Nam cần phải cân đối mối tương quan hài hòa với mục tiêu tạo việc làm, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Trong bối cảnh hàng nông sản đang trở nên ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, việc duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một lựa chọn thích hợp trong giai đoạn tới.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, trong thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu của những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, trong khi các thị trường nhập khẩu tại châu Á sẽ có nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng.
Vì vậy, ông Biên chỉ rõ, nếu tăng cường và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý, thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường. Cho nên biện pháp gia tăng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai gần là cải thiện chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia này.
Theo TS.Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam, việc xuất hiện một loạt thị trường châu Á mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, rõ ràng là một tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Xét riêng thị trường Trung Quốc, có nhiều dư địa để Việt Nam tiếp tục tăng cường xuất khẩu. Thứ nhất, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu chủ yếu sang 12 tỉnh thuộc khu vực miền Nam, Tây Nam Trung Quốc và gần đây bắt đầu đặt chân lên một số tỉnh Đông Bắc.
Thứ hai, với lợi thế địa lý, hệ thống giao thông rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm. Thứ ba, đây là thị trường có nhu cầu đa dạng. Thứ tư, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (AC – FTA) đang tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa của Việt Nam xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia cho rằng, quan trọng là Việt Nam phải cải thiện được cơ cấu xuất nhập khẩu để tận dụng lợi thế của tỷ giá. “Càng khủng hoảng, khó khăn thì càng phải cơ cấu lại cấu trúc sản phẩm xuất khẩu. Phải cơ cấu từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm có giá trị gia tăng cao mới đem lại hiệu quả cho xuất khẩu”, ông Thiên nhấn mạnh.
Để đạt được mục tiêu hiện đại hóa cơ cấu xuất khẩu, Việt Nam cần phải cân đối mối tương quan hài hòa với mục tiêu tạo việc làm, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Trong bối cảnh hàng nông sản đang trở nên ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, việc duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một lựa chọn thích hợp trong giai đoạn tới.