Zoe Cruz, người phụ nữ quyền lực nhất Phố Wall
Năm 2006, bà đứng vị trí thứ 10 trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới
Năm 2006, bà đứng vị trí thứ 10 trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Bà còn là người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử hình thành, phát triển của Phố Wall với những biệt danh như “Czarina” (Hoàng hậu Nga), “Wicked Witch” (bà phù thủy ma quái). Người phụ nữ quyền lực ấy chính là Zoe Cruz.
Zoe Cruz sinh ngày 2/2/1955 ở Hy Lạp, nhưng cha mẹ bà đã chuyển cả gia đình tới Massachusetts, Mỹ khi Zoe Cruz mới 14 tuổi. Ngay từ nhỏ, bà đã sớm kế thừa được tham vọng từ người cha, người đã đưa bà tới vùng đất của sự thành công và hướng bà vào trường Harvard. Sau khi tốt nghiệp trung học ở một trường thuộc ngoại ô Boston, Zoe Cruz đã chuyển tới Harvard và học ở Trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School), nơi mà Zoe là một trong 168 nữ sinh của lớp học gồm 755 sinh viên.
Nhân sinh quan tiến bộ
Ngay sau khi kết hôn với người bạn cùng lớp Ernesto Cruz, bà đã sinh người con đầu tiên trong số 3 người con của mình, Ernesto Cruz III. Nhưng dường như việc sinh con không làm trở ngại tới kế hoạch sự nghiệp của bà. Năm 1982, Zoe nhận lời làm việc cho Morgan Stanley ở một bộ phận mới nhất và nhỏ nhất của Tập đoàn lúc bấy giờ, phòng ngoại tệ.
Theo một người đồng nghiệp cùng làm việc với Zoe ở Morgan Stanley, bà là người có một thế giới nhân sinh quan khá khác biệt và tiến bộ so với mọi người, họ đã gọi bà với cái tên “người phụ nữ alpha” chỉ bởi bà quá mạnh mẽ.
Bà cho rằng nên để con cái tự lập thay vì dành cả ngày bên chúng, điều có thể gây hại hơn là có lợi. Sự mạnh mẽ hay nói cách khác yếu tố “alpha” trong con người Zoe Cruz còn bộc lộ đậm nét hơn khi bà không chịu thừa nhận sự thật của Phố Wall lúc bấy giờ, thời cai trị của những người đàn ông. Sự thật là, bà không chỉ dừng ở ý nghĩ, mà bà đã từng “vượt mặt” người từng là sếp của mình.
Khi Zoe bắt đầu làm việc vào năm 1982, sàn giao dịch thương mại tựa như một một cuộc chiến của những người đàn ông trong một câu lạc bộ với những tiếng gào lớn, những động tác tác nghiệp liên tục... trên sàn nhà bừa bãi những mẩu giấy loại.
Nhưng với Zoe, bà lại thấy yêu thích công việc này. Bà từng tâm sự với tờ tạp chí nổi tiếng Fortune rằng “Tôi thích thị trường này, nguồn năng lượng này và những tiếng ồn này”. Chỉ sau khi tiếng chuông báo hiệu kết thúc phiên giao dịch điểm lúc 4 giờ chiều, bà mới chợt nhận ra rằng mình đã kết thúc một ngày làm việc.
Bà nói “Điều này chẳng thú vị hơn sao khi mà bạn dành toàn bộ khoảng thời gian này cho những công việc nội trợ gia đình”.
Sau 3 năm đầu khởi nghiệp, bảng màu sắc kết quả làm việc của bà thật ấn tượng, tràn ngập những màu trắng (màu đánh dấu sự lời lãi) thay vì những màu đen điểm xuyết (màu đánh dấu sự thua lỗ).
Vì vậy, bà được đề bạt thăng chức. Nhưng điều này cũng gây nên những mâu thuẫn, sự ganh tị trong các đồng nghiệp nam. Sự khốc liệt trong cạnh tranh đã khiến cho người phụ nữ mạnh mẽ này nhiều lúc phải “rơi lệ” nhưng sau đó bà đã đứng dậy và tiếp tục “cuộc chơi”. Zoe Cruz trở lại công việc và thẳng thắn trao đổi với cấp trên của mình rằng bà không muốn tiếp tục hợp tác với những người đồng nghiệp không hợp tác.
Khi một trưởng bộ phận khác của Morgan Stanley, Patrick de Saint Aigman, bắt đầu thu mua hợp đồng quyền chọn tiền tệ từ một ngân hàng cạnh tranh khác với tỷ lệ tốt hơn tỷ lệ mà Zoe áp dụng cho các nhân viên “trong nhà”, bà đã lên tiếng phản đối vấn đề này và sau nhiều lần đấu tranh, cuối cùng bà cũng buộc được người đồng nghiệp của mình mua của chính ngân hàng của mình. Bà ưu tiên công việc vượt trên các mối quan hệ. Tuy vậy sau đó, bà vẫn chủ động “làm dịu” những xung đột trong các quan hệ của mình.
Vì vậy, bà bắt đầu có được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và đặc biệt của khách hàng. Nhiều nhà đầu tư đã kháo nhau rằng “Khi người phụ nữ này bước ra khỏi phòng, bạn sẽ biết được liệu “tầm nhìn” (ám chỉ hướng đầu tư) lên hay xuống”. Zoe đã tạo được danh tiếng của mình một cách chắc chắn, bền bỉ và đầy thông thái.
Bước đường sự nghiệp của Zoe Cruz nhờ đó ngày một thăng tiến. Năm 1986, chỉ sau 4 năm làm việc, bà trở thành Phó chủ tịch bộ phận phụ trách ngoại tệ. Năm 1988, bà giữ chức Chủ tịch và đến năm 1990 bà đảm nhiệm vị trí Giám đốc quản lý. Đây cũng chính là năm đánh dấu sự chuyển mình trong sự nghiệp của người phụ nữ quyền lực này.
Vượt qua sự phân biệt giới
Sau khi đảm nhận chức vụ Giám đốc quản lý vào năm 1990, Zoe Cruz có cơ hội gặp lại John Mack, phụ trách phòng giao dịch trái phiếu và là ngôi sao kinh doanh của Morgan Stanley, người đã từng phỏng vấn bà trong kỳ sát hạch đầu vào năm 1982.
Mối quan hệ của họ càng trở nên thân thiết hơn khi Mack trở thành Chủ tịch của chi nhánh “thu nhập định trước” dựa trên sự kinh doanh các loại trái phiếu, hàng hóa, hàng sơ chế cũng như các loại tiền tệ vào năm 1993. Sau này, chính Mack là người giúp đỡ bà rất nhiều trong việc hoàn thiện hơn các kỹ năng của mình và đồng thời ông cũng tạo ra tiếng nói trong khuyến khích, ủng hộ việc cấp trên nên chú trọng tới vai trò lãnh đạo của nữ giới.
Phải nói thêm rằng, vào cuối những năm 90, một số hoạt động của Morgan Staley hạn chế sự tham gia của nữ giới. Điều này khiến cho không chỉ Zoe và một số người phụ nữ khác trong công ty tỏ ra khá bất bình. Nhưng cách bà đấu tranh để giành quyền lực cho những người phụ nữ lại khá lạ lẫm và bất ngờ.
Trong một cuộc họp nội bộ của Tập đoàn về việc cân nhắc tới những chính sách đối với phụ nữ vào năm 1998, bà đã tranh cãi kịch liệt về chương trình có tên gọi “thời gian linh hoạt” dành cho những phụ nữ muốn có con. Thay vào đó bà cho rằng, hãy trả lương cao hơn cho nữ giới và hãy quẳng đi những hoạt động thừa thãi trong công ty. Hành động này của bà khiến nhiều người nghĩ bà không phải là một “phụ nữ”.
Vượt qua mọi điều tiếng, mọi trở ngại bà chứng tỏ mình là một người phụ nữ tài năng. Zoe Cruz đã đạt được thành công đáng kinh ngạc khi lợi nhuận của bộ phận ngoại hối tăng từ 170 triệu USD/năm lên 670 triệu USD/năm.
Nhưng đối với nhiều người, bộ phận ngoại hối là một bộ phận kinh doanh nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với bộ phận quản lý nợ do George James điều hành, người chạy đua với bà trong việc thay Mack đảm nhận vị trí quản lý phòng “thu nhập định trước” khi ông bước lên những vị trí cao hơn. Cuối cùng, bà được chọn!
Năm 2001, John Mack rời Morgan Stanley và làm giám đốc điều hành ở Credit Suisse. Ông này đã cố mời gọi bà tới làm việc cùng mình song Zoe Cruz vẫn quyết định gắn bó với Morgan Stanley. Sau này, khi chồng bà trở thành người quản lý chứng khoán của Credit Suisse, bà và chồng bà đã tạo nên một cặp đôi quyền lực ở Phố Wall.
Mack ra đi, bà làm việc dưới thời của Vikram Pandit, một người tỏ ra không ủng hộ quan điểm nữ giới lãnh đạo. Mặc dù nhận được rất ít sự hỗ trợ từ Pandit, song sự tăng trưởng của bộ phận kinh doanh do Zoe quản lý khá ấn tượng. Năm 2003, bà đã làm tăng thu nhập của bộ phận “thu nhập định trước” lên hơn 65% so với năm trước. Thu nhập của bà trong năm đó (bao gồm cả tiền thưởng) đạt 16,1 triệu USD, cao hơn cả Pandit.
Đến năm 2004, thu nhập của bộ phận bà quản lý tăng lên 5,6 tỉ USD, đóng góp tới 14% tổng thu nhập của Morgan Stanley.
Mặc dù đạt được những thành quả đáng khích lệ như vậy song Pandit vẫn không công nhận những thành quả này khi chỉ ra rằng những điều bà làm còn thấp hơn so với những đối thủ cạnh tranh ở các ngân hàng khác. Không còn sự ủng hộ, hậu thuẫn từ John Mack, Zoe Cruz nhiều lúc thực sự bị khủng hoảng về mặt tinh thần và đôi khi bà như quên vị trí của mình trong Tập đoàn khi có những biểu hiện khác thường.
Nhưng dường như số phận đã gắn kết bà với John Mack khi Morgan Stanley phải thuê lại ông khi Tập đoàn có một số vấn đề. Sự trở lại của ông đã đem đến sự hứng khởi trở lại trong công việc cho Zoe. Hai người đã kết hợp và tạo ra một phương tiện đầu tư mới với tên gọi cầm cố chứng khoán, một công cụ đầu tư cho lợi nhuận cao nhưng cũng đầy rủi ro.
Năm 2006, thu nhập của bộ phận kinh doanh của Zoe tăng hơn 110% và bà kiếm được khoảng 30 triệu USD trong năm này. Trong quý 1/2007, thu nhập tăng lên mức trên 1 tỉ USD khi Zoe tung ra chiêu thức cầm cố ngắn hạn đối với những người có điểm tín dụng thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn để vay. Một quyết định táo bạo.
Và điều này đã giúp đưa Morgan Stanley vượt qua đối thủ nặng ký Goldman Sachs lần đầu tiên trong vòng 7 tháng. John Mack đã phải thừa nhận rằng sự thành công của Morgan Stanley phần lớn nhờ công của Zoe Cruz.
Mặc dù có được những thành công như vậy song bà không “ngủ quên” trên thành công. Bà đã kiến nghị với những người liên quan (từ người điều hành cho tới những khách hàng) rằng rủi ro của hoạt động này là quá lớn và nên cắt giảm cho vay cầm cố.
Nhưng kiến nghị của bà đã không được chấp nhận và quả thực Morgan Stanley bị thua lỗ tới 5 tỉ USD khi thị trường chứng khoán biến động. Bà thật sự bị khủng hoảng. Nhiều người đã phải thốt lên rằng, ở Goldman Sachs, mọi người “nói” ra ngoài, họ ra ngoài nhưng ở Morgan Stanley, khi Zoe nói ra ngoài, mọi người mới bắt đầu thương lượng.
Cũng nằm trong nhóm những lãnh đạo nữ nổi tiếng ở Phố Wall (Morgan Stanley, Lehman Brothers, JPMorgan có 2 nhân vật nữ, Goldman Sachs, Credit Suisse và Citigroup có một nhân vật nữ) nhưng Zoe Cruz lại được xem là người phụ nữ quyền lực nhất Phố Wall bởi những thành công vượt qua khó khăn.
Zoe Cruz sinh ngày 2/2/1955 ở Hy Lạp, nhưng cha mẹ bà đã chuyển cả gia đình tới Massachusetts, Mỹ khi Zoe Cruz mới 14 tuổi. Ngay từ nhỏ, bà đã sớm kế thừa được tham vọng từ người cha, người đã đưa bà tới vùng đất của sự thành công và hướng bà vào trường Harvard. Sau khi tốt nghiệp trung học ở một trường thuộc ngoại ô Boston, Zoe Cruz đã chuyển tới Harvard và học ở Trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School), nơi mà Zoe là một trong 168 nữ sinh của lớp học gồm 755 sinh viên.
Nhân sinh quan tiến bộ
Ngay sau khi kết hôn với người bạn cùng lớp Ernesto Cruz, bà đã sinh người con đầu tiên trong số 3 người con của mình, Ernesto Cruz III. Nhưng dường như việc sinh con không làm trở ngại tới kế hoạch sự nghiệp của bà. Năm 1982, Zoe nhận lời làm việc cho Morgan Stanley ở một bộ phận mới nhất và nhỏ nhất của Tập đoàn lúc bấy giờ, phòng ngoại tệ.
Theo một người đồng nghiệp cùng làm việc với Zoe ở Morgan Stanley, bà là người có một thế giới nhân sinh quan khá khác biệt và tiến bộ so với mọi người, họ đã gọi bà với cái tên “người phụ nữ alpha” chỉ bởi bà quá mạnh mẽ.
Bà cho rằng nên để con cái tự lập thay vì dành cả ngày bên chúng, điều có thể gây hại hơn là có lợi. Sự mạnh mẽ hay nói cách khác yếu tố “alpha” trong con người Zoe Cruz còn bộc lộ đậm nét hơn khi bà không chịu thừa nhận sự thật của Phố Wall lúc bấy giờ, thời cai trị của những người đàn ông. Sự thật là, bà không chỉ dừng ở ý nghĩ, mà bà đã từng “vượt mặt” người từng là sếp của mình.
Khi Zoe bắt đầu làm việc vào năm 1982, sàn giao dịch thương mại tựa như một một cuộc chiến của những người đàn ông trong một câu lạc bộ với những tiếng gào lớn, những động tác tác nghiệp liên tục... trên sàn nhà bừa bãi những mẩu giấy loại.
Nhưng với Zoe, bà lại thấy yêu thích công việc này. Bà từng tâm sự với tờ tạp chí nổi tiếng Fortune rằng “Tôi thích thị trường này, nguồn năng lượng này và những tiếng ồn này”. Chỉ sau khi tiếng chuông báo hiệu kết thúc phiên giao dịch điểm lúc 4 giờ chiều, bà mới chợt nhận ra rằng mình đã kết thúc một ngày làm việc.
Bà nói “Điều này chẳng thú vị hơn sao khi mà bạn dành toàn bộ khoảng thời gian này cho những công việc nội trợ gia đình”.
Sau 3 năm đầu khởi nghiệp, bảng màu sắc kết quả làm việc của bà thật ấn tượng, tràn ngập những màu trắng (màu đánh dấu sự lời lãi) thay vì những màu đen điểm xuyết (màu đánh dấu sự thua lỗ).
Vì vậy, bà được đề bạt thăng chức. Nhưng điều này cũng gây nên những mâu thuẫn, sự ganh tị trong các đồng nghiệp nam. Sự khốc liệt trong cạnh tranh đã khiến cho người phụ nữ mạnh mẽ này nhiều lúc phải “rơi lệ” nhưng sau đó bà đã đứng dậy và tiếp tục “cuộc chơi”. Zoe Cruz trở lại công việc và thẳng thắn trao đổi với cấp trên của mình rằng bà không muốn tiếp tục hợp tác với những người đồng nghiệp không hợp tác.
Khi một trưởng bộ phận khác của Morgan Stanley, Patrick de Saint Aigman, bắt đầu thu mua hợp đồng quyền chọn tiền tệ từ một ngân hàng cạnh tranh khác với tỷ lệ tốt hơn tỷ lệ mà Zoe áp dụng cho các nhân viên “trong nhà”, bà đã lên tiếng phản đối vấn đề này và sau nhiều lần đấu tranh, cuối cùng bà cũng buộc được người đồng nghiệp của mình mua của chính ngân hàng của mình. Bà ưu tiên công việc vượt trên các mối quan hệ. Tuy vậy sau đó, bà vẫn chủ động “làm dịu” những xung đột trong các quan hệ của mình.
Vì vậy, bà bắt đầu có được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và đặc biệt của khách hàng. Nhiều nhà đầu tư đã kháo nhau rằng “Khi người phụ nữ này bước ra khỏi phòng, bạn sẽ biết được liệu “tầm nhìn” (ám chỉ hướng đầu tư) lên hay xuống”. Zoe đã tạo được danh tiếng của mình một cách chắc chắn, bền bỉ và đầy thông thái.
Bước đường sự nghiệp của Zoe Cruz nhờ đó ngày một thăng tiến. Năm 1986, chỉ sau 4 năm làm việc, bà trở thành Phó chủ tịch bộ phận phụ trách ngoại tệ. Năm 1988, bà giữ chức Chủ tịch và đến năm 1990 bà đảm nhiệm vị trí Giám đốc quản lý. Đây cũng chính là năm đánh dấu sự chuyển mình trong sự nghiệp của người phụ nữ quyền lực này.
Vượt qua sự phân biệt giới
Sau khi đảm nhận chức vụ Giám đốc quản lý vào năm 1990, Zoe Cruz có cơ hội gặp lại John Mack, phụ trách phòng giao dịch trái phiếu và là ngôi sao kinh doanh của Morgan Stanley, người đã từng phỏng vấn bà trong kỳ sát hạch đầu vào năm 1982.
Mối quan hệ của họ càng trở nên thân thiết hơn khi Mack trở thành Chủ tịch của chi nhánh “thu nhập định trước” dựa trên sự kinh doanh các loại trái phiếu, hàng hóa, hàng sơ chế cũng như các loại tiền tệ vào năm 1993. Sau này, chính Mack là người giúp đỡ bà rất nhiều trong việc hoàn thiện hơn các kỹ năng của mình và đồng thời ông cũng tạo ra tiếng nói trong khuyến khích, ủng hộ việc cấp trên nên chú trọng tới vai trò lãnh đạo của nữ giới.
Phải nói thêm rằng, vào cuối những năm 90, một số hoạt động của Morgan Staley hạn chế sự tham gia của nữ giới. Điều này khiến cho không chỉ Zoe và một số người phụ nữ khác trong công ty tỏ ra khá bất bình. Nhưng cách bà đấu tranh để giành quyền lực cho những người phụ nữ lại khá lạ lẫm và bất ngờ.
Trong một cuộc họp nội bộ của Tập đoàn về việc cân nhắc tới những chính sách đối với phụ nữ vào năm 1998, bà đã tranh cãi kịch liệt về chương trình có tên gọi “thời gian linh hoạt” dành cho những phụ nữ muốn có con. Thay vào đó bà cho rằng, hãy trả lương cao hơn cho nữ giới và hãy quẳng đi những hoạt động thừa thãi trong công ty. Hành động này của bà khiến nhiều người nghĩ bà không phải là một “phụ nữ”.
Vượt qua mọi điều tiếng, mọi trở ngại bà chứng tỏ mình là một người phụ nữ tài năng. Zoe Cruz đã đạt được thành công đáng kinh ngạc khi lợi nhuận của bộ phận ngoại hối tăng từ 170 triệu USD/năm lên 670 triệu USD/năm.
Nhưng đối với nhiều người, bộ phận ngoại hối là một bộ phận kinh doanh nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với bộ phận quản lý nợ do George James điều hành, người chạy đua với bà trong việc thay Mack đảm nhận vị trí quản lý phòng “thu nhập định trước” khi ông bước lên những vị trí cao hơn. Cuối cùng, bà được chọn!
Năm 2001, John Mack rời Morgan Stanley và làm giám đốc điều hành ở Credit Suisse. Ông này đã cố mời gọi bà tới làm việc cùng mình song Zoe Cruz vẫn quyết định gắn bó với Morgan Stanley. Sau này, khi chồng bà trở thành người quản lý chứng khoán của Credit Suisse, bà và chồng bà đã tạo nên một cặp đôi quyền lực ở Phố Wall.
Mack ra đi, bà làm việc dưới thời của Vikram Pandit, một người tỏ ra không ủng hộ quan điểm nữ giới lãnh đạo. Mặc dù nhận được rất ít sự hỗ trợ từ Pandit, song sự tăng trưởng của bộ phận kinh doanh do Zoe quản lý khá ấn tượng. Năm 2003, bà đã làm tăng thu nhập của bộ phận “thu nhập định trước” lên hơn 65% so với năm trước. Thu nhập của bà trong năm đó (bao gồm cả tiền thưởng) đạt 16,1 triệu USD, cao hơn cả Pandit.
Đến năm 2004, thu nhập của bộ phận bà quản lý tăng lên 5,6 tỉ USD, đóng góp tới 14% tổng thu nhập của Morgan Stanley.
Mặc dù đạt được những thành quả đáng khích lệ như vậy song Pandit vẫn không công nhận những thành quả này khi chỉ ra rằng những điều bà làm còn thấp hơn so với những đối thủ cạnh tranh ở các ngân hàng khác. Không còn sự ủng hộ, hậu thuẫn từ John Mack, Zoe Cruz nhiều lúc thực sự bị khủng hoảng về mặt tinh thần và đôi khi bà như quên vị trí của mình trong Tập đoàn khi có những biểu hiện khác thường.
Nhưng dường như số phận đã gắn kết bà với John Mack khi Morgan Stanley phải thuê lại ông khi Tập đoàn có một số vấn đề. Sự trở lại của ông đã đem đến sự hứng khởi trở lại trong công việc cho Zoe. Hai người đã kết hợp và tạo ra một phương tiện đầu tư mới với tên gọi cầm cố chứng khoán, một công cụ đầu tư cho lợi nhuận cao nhưng cũng đầy rủi ro.
Năm 2006, thu nhập của bộ phận kinh doanh của Zoe tăng hơn 110% và bà kiếm được khoảng 30 triệu USD trong năm này. Trong quý 1/2007, thu nhập tăng lên mức trên 1 tỉ USD khi Zoe tung ra chiêu thức cầm cố ngắn hạn đối với những người có điểm tín dụng thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn để vay. Một quyết định táo bạo.
Và điều này đã giúp đưa Morgan Stanley vượt qua đối thủ nặng ký Goldman Sachs lần đầu tiên trong vòng 7 tháng. John Mack đã phải thừa nhận rằng sự thành công của Morgan Stanley phần lớn nhờ công của Zoe Cruz.
Mặc dù có được những thành công như vậy song bà không “ngủ quên” trên thành công. Bà đã kiến nghị với những người liên quan (từ người điều hành cho tới những khách hàng) rằng rủi ro của hoạt động này là quá lớn và nên cắt giảm cho vay cầm cố.
Nhưng kiến nghị của bà đã không được chấp nhận và quả thực Morgan Stanley bị thua lỗ tới 5 tỉ USD khi thị trường chứng khoán biến động. Bà thật sự bị khủng hoảng. Nhiều người đã phải thốt lên rằng, ở Goldman Sachs, mọi người “nói” ra ngoài, họ ra ngoài nhưng ở Morgan Stanley, khi Zoe nói ra ngoài, mọi người mới bắt đầu thương lượng.
Cũng nằm trong nhóm những lãnh đạo nữ nổi tiếng ở Phố Wall (Morgan Stanley, Lehman Brothers, JPMorgan có 2 nhân vật nữ, Goldman Sachs, Credit Suisse và Citigroup có một nhân vật nữ) nhưng Zoe Cruz lại được xem là người phụ nữ quyền lực nhất Phố Wall bởi những thành công vượt qua khó khăn.