11:26 30/01/2022

10 gia đình giàu nhất châu Á nắm giữ gần 340 tỷ USD

Hoài Thu

Các gia tộc giàu lâu đời nhất châu Á gồm: Ambani, Hartono và Mistry đang dịch chuyển dần sang các lĩnh vực mới như tiền điện tử, công nghệ và thương mại địa tử...

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg

10 gia tộc giàu nhất châu Á hiện nắm giữ tổng tài sản 336,6 tỷ USD, theo Bloomberg.

GIA ĐÌNH AMBANI

Công ty: Reliance Industries

Trụ sở: Ấn Độ

Thế hệ: 3

Tổng tài sản: 90,3 tỷ USD

Gia đình tỷ phú Mukesh Ambani - Ảnh: Getty Images
Gia đình tỷ phú Mukesh Ambani - Ảnh: Getty Images

Dhirubhai Ambani, cha của Mukesh và Anil Ambani, bắt đầu xây dựng tiền thân của Reliance Industries vào năm 1957. Khi ông Dhirubhai qua đời vào năm 2002 mà không để lại di chúc, người vợ góa của ông đã đứng ra dàn xếp để các con trai tiếp quản khối tài sản của gia đình. Ông Mukesh hiện nắm quyền lãnh đạo tập đoàn Reliance Industries - sở hữu khu phức hợp lọc dầu lớn nhất thế giới và đang mở rộng sang lĩnh vực công nghệ và bán lẻ. Hiện ông sống tại một biệt thư 27 tầng tại thủ đô Ấn Độ, được mệnh danh là dinh thự đắt nhất thế giới với tổng chi phí xây dựng lên tới 2 tỷ USD.

GIA ĐÌNH HARTONO

Công ty: Djarum, Bank Central Asia

Trụ sở: Indonesia

Thế hệ: 3

Tổng tài sản: 36,3 tỷ USD

Tỷ phú Budi Hartono - Ảnh: AP
Tỷ phú Budi Hartono - Ảnh: AP

Năm 1950, doanh nhân Oei Wie Gwan đã mua một thương hiệu thuốc lá và đổi tên thành Djarum. Doanh nghiệp này sau đó phát triển thành một trong những nhà sản xuất thuốc lá lớn nhất ở Indonesia và sau khi ông Oei qua đời vào năm 1963, các con trai của ông là Michael và Budi đã đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của công ty bằng cách đầu tư vào Bank Central Asia. Hiện tại, khoản đầu tư này chiếm phần lớn tài sản của gia đình.

GIA ĐÌNH MISTRY

Công ty: Shapoorji Pallonji Group

Trụ sở: Ấn Độ

Thế hệ: 5

Tổng tài sản: 34 tỷ USD

Cyrus Mistry và Ratan Tata - thành viên thuộc gia tộc Tata - Ảnh: Forbes
Cyrus Mistry và Ratan Tata - thành viên thuộc gia tộc Tata - Ảnh: Forbes

Shapoorji Pallonji Group là đế chế kinh doanh của gia tộc Mistry, được thành lập tại Ấn Độ vào năm 1865, khi ông cố của Pallonji Mistry (thế hệ thứ 5 của gia đình) bắt đầu hợp tác với một cộng sự người Anh. Tập đoàn Shapoorji Pallonji hiện mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh khác, bao gồm cả kỹ thuật và xây dựng. Gia đình này cũng có cổ phần tại Tata Sons, công ty cổ phần đứng sau Tata Group – chủ sở hữu thương hiệu ô tô Jaguar Land Rover.

GIA ĐÌNH WOK

Công ty: Sun Hung Kai Properties

Trụ sở: Hồng Kông (Trung Quốc)

Thế hệ: 3

Tổng tài sản: 31,1 tỷ USD

Tỷ phú Walter Wok - Ảnh: Getty Images
Tỷ phú Walter Wok - Ảnh: Getty Images

Năm 1972, tỷ phú Kwok Tak-seng đưa đế chế Sun Hung Kai Properties lên sàn chứng khoán, đưa công ty trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Hồng Kông – chiếm phần lớn tài sản của gia đình. Khi ông qua đời vào năm 1990, các con trai của ông, Walter, Thomas và Raymond tiếp quản tập đoàn.

GIA ĐÌNH CHEARAVANONT

Công ty: Charoen Pokphand Group

Trụ sở: Thái Lan

Thế hệ: 4

Tổng tài sản: 30 tỷ USD

Tỷ phú Dhanin Chearavanont - Ảnh: Forbes
Tỷ phú Dhanin Chearavanont - Ảnh: Forbes

Năm 1921, Chia Ek Chor rời ngôi làng bị bão tàn phá ở niềm nam Trung Quốc và bắt đầu cuộc sống mới ở Thái Lan, cùng anh trai bán hạt giống rau với em trai. Một thế kỷ sau, Dhanin Chearavanont, con trai của ông Chia trở thành chủ tịch cấp cao của Charoen Pokphand Group – tập đoàn kinh doanh thực phẩm, bán lẻ và viễn thông hàng đầu Thái Lan.

GIA ĐÌNH TSAI

Công ty: Cathay Financial, Fubon Financial

Trụ sở: Đài Loan (Trung Quốc)

Thế hệ: 3

Tổng tài sản: 28,6 tỷ USD

Năm 1962, anh em nhà Tsai thành lập hãng bảo hiểm nhân thọ Cathay Life Insurance và tới năm 1979 tiế hành chia tách. Theo đó, Tsai Wan-lin và Tsai Wan-tsai lần lượt nắm quyền điều hành Cathay Life Insurance và Cathay Insurance. Cathay Insurance sau đó được đổi tên thành Fubon Insurance. Gia đình này hiện nắm giữ hai công ty tài chính lướn nhất Đài Loan và mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác bao gồm bất động sản và viễn thông.

GIA ĐÌNH CHENG

Công ty: New World Development, Chow Tai Fook

Trụ sở: Hồng Kông (Trung Quốc)

Thế hệ: 4

Tổng tài sản: 23,1 tỷ USD

Tài sản của gia đình Cheng khởi nguồn từ Chow Tai Fook Jewellery, một công ty kim hoàn có trụ sở tại Hồng Kông. Mã chứng khoán của công ty này là 1929 – năm công ty ra đời. Ký hiệu chứng khoán của nó là năm 1929, năm nó được thành lập. Gia đình Cheng hiện cũng nắm giữ New World Development, một trong những công ty địa ốc và cơ sở hạ tầng lớn nhất Hồng Kông.

GIA ĐÌNH PAO/WOO

Công ty: BW Group, Wheelock

Trụ sở: Hồng Kông (Trung Quốc)

Thế hệ: 3

Tổng tài sản: 23 tỷ USD

Pao Yue-kong bắt đầu kinh doanh vận tải hàng hóa từ Thượng Hải tới Hồng Kông với số vốn 20.000 Đôla Hồng Kông (khoảng 2.500 USD theo tỷ giá hiện tại) từ hơn nửa thế kỷ trước. Tới năm 1979, công ty này đã xây dựng được đội vận chuyển với 200 tàu biển, trở thành đội tàu chở hàng rời tư nhân lớn nhất thế giới thời điểm đó. Sau đó, từ tiền bán tàu biển, ông Pao mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản. Khi ông qua đời vào năm 1991, 4 con gái của ông và chồng của họ đã tiếp quản công ty. Một phần lớn tài sản của gia đình Pao hiện đến từ hãng phát triển bất động sản Hồng Kông Wheelock – công ty được chuyển từ công ty đại chúng thành tư nhân vào năm 2020.

GIA ĐÌNH LEE

Công ty: Lee Kum Kee

Trụ sở: Hồng Kông (Trung Quốc)

Thế hệ: 5

Tổng tài sản: 20,6 tỷ USD

Năm 1888, Lee Kum Sheung đã phát minh ra dầu hào và thành lập công ty Lee Kum Kee. Năm 1902, khi nhà máy sản xuất dầu hào ban đầu ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bị cháy, công ty này được xây dựng lại tại Macao, rồi sau đó được chuyển tới Hồng Kông. Sau này, thành viên thuộc thế hệ thứ ba Lee Man Tat đã củng cố quyền kiểm soát công ty bằng cách mua lại cổ phần của các chú và anh trai mình. Năm 1992, đế chế của gia tộc Lee mở rộng sang kinh doanh thực phẩm chức năng với việc đầu tư vào LKK Health Products, một nhà sản xuất và bán các loại thuốc thảo dược. Gia đình này cũng sở hữu nhiều tài sản bất động sản lớn, trong đó có tháp Walkie Talkie ở London (Anh). Lee Man Tat qua đời vào năm 2021 ở tuổi 91. Con trai ông, Charlie, hiện là chủ tịch của Lee Kum Kee.

GIA ĐÌNH YOOVIDHYA

Công ty: TCP Group

Trụ sở: Thái Lan

Thế hệ: 2

Tổng tài sản: 19,6 tỷ USD

Saravoot Yoovidhya - Ảnh: AP
Saravoot Yoovidhya - Ảnh: AP

Năm 1956, doanh nhân Chaleo Yoovidhya thành lập công ty dược phẩm T.C. Pharmaceutical. Sau đó, ông mở rộng kinh doanh sang hàng tiêu dùng và tới năm 1975 đầu tư vào công ty nước tăng Krating Daeng, trong tiếng Thái gọi là “red bull”. Sau khi được nhà tiếp thị người áo Dietrich Mateschitz chú ý, ông Chaleo đã cùng người này điều chỉnh công thức và đưa nước tăng lực Red Bull ra toàn cầu. Hiện tài sản của gia đình Yoovidhya và Mateschitz chủ yếu có được nhờ thành công của Red Bull. Khi ông Chaleo qua đời, con trai ông, Saravoot Yoovidhya, trở thành CEO của TCP Group.