13:50 05/09/2019

5 sai lầm thường gặp làm hỏng bếp hồng ngoại

Lưu Hà

Bếp hồng ngoại thường sử dụng nguồn năng lượng điện để đun nấu có công suất lớn, nên bạn cần có 1 ổ điện riêng, tránh việc dùng chung cùng các thiết bị tiêu hao năng lượng nhiều...


Một trong những ưu điểm lớn của bếp hồng ngoại so với bếp từ là không kén nồi. bởi bếp hồng ngoại khi hoạt động nhiệt sẽ được truyền từ mặt kính lên xoong nồi nấu, lên với bếp hồng ngoại bạn có thể được sử dụng với tất cả các loại nồi chảo như inox, thủy tinh, sành, sứ, nhôm và nồi đất…Nếu nhìn bề ngoài, người tiêu dùng dễ dàng nhầm lẫn bếp điện từ và bếp hồng ngoại vì chúng đều được cấu tạo bởi mặt kính ceramic chịu nhiệt, có độ bền cao. Tuy nhiên, sự khác biệt của bếp điện từ và bếp hồng ngoại chỉ xuất hiện khi được sử dụng. Bếp hồng ngoại khi được bật lên xuất hiện vòng tròn màu đỏ, còn bếp điện từ thì không đổi màu sắc.Điểm khác nhau giữa bếp điện từ và bếp hồng ngoại còn ở cơ chế truyền nhiệt. Trong khi bếp hồng ngoại có nguồn nhiệt từ bức xạ hoặc đèn halogen có thể chuyển giao nhiệt độ bằng bức xạ và nguồn dẫn điện thì bếp điện từ lấy nguồn nhiệt từ trường (phần cảm nhiệt) đặt dưới bề mặt bếp để biến lực từ thành nhiệt.
5 sai lầm thường gặp làm hỏng bếp hồng ngoại - Ảnh 1.
Bếp hồng ngoại tồn tại một số nhược điểm như: trong quá trình đun nấu sẽ sinh ra nhiệt; hiệu suất đun nấu chậm, chỉ đạt 65%, thấp hơn hẳn so với bếp điện từ (90%). Ngoài ra, nếu việc sử dụng bếp không đúng quy tắc an toàn sẽ làm ảnh hưởng tới người dùng và giảm tuổi thọ bếp.Sai lầm 1: Chạm vào bếp trong khi nấu và khi vừa nấu xongBếp hồng ngoại trong lúc hoạt động sẽ làm nóng mặt bếp chứ không truyền nhiệt trực tiếp qua nồi như bếp điện từ. Nhiệt độ trên bề mặt bếp thậm chí còn nóng hơn nhiệt độ nồi. Sau khi sử dụng, bếp cũng không thể làm nguội ngay được. Do vậy, không nên chạm vào bếp trong khi nấu ăn và khi vừa nấu ăn xong, dù chỉ dùng khăn ẩm lau chùi. Phải đợi cho tới khi bề mặt bếp hoàn toàn nguội, rút điện mới được vệ sinh bếp.Sai lầm 2: Kéo lê đồ vật trên mặt bếpMặt bếp hồng ngoại tuy được làm bằng Ceramic hoặc kính cường lực có khả năng chịu lực cao, như bếp Gali, Comet… tuy nhiên nếu kéo lê đồ vật trên mặt bếp sẽ làm bếp bị tróc dần lớp sơn phủ bảo vệ trong suốt của mặt kính. Không để các vật nặng trên bếp ngay cả khi bếp không sử dụng. Khi bếp hoạt động, tránh để các vật kim loại nhỏ như thìa, dao, nĩa trên mặt bếp vì bếp sẽ làm nóng toàn bộ các vật dụng đó, gây bỏng nếu không cẩn thận chạm vào.
5 sai lầm thường gặp làm hỏng bếp hồng ngoại - Ảnh 2.
Sai lầm 3: Bật bếp lâu khi chưa có nồi
Bếp bật lâu khi không đặt nồi hoặc không có thức ăn sẽ không những làm hao phí điện năng mà còn giảm tuổi thọ bếp do nhiệt năng dùng để đun nấu lại tập trung làm nóng mặt bếp. Ngoài ra còn gây hỏng nồi khi nhiệt độ quá lớn, đặc biệt là nồi làm bằng chất liệu chịu nhiệt kém như nồi nhôm.Sai lầm 4: Ngắt nguồn điện khi quạt tản điện vẫn đang hoạt độngSau khi sử dụng bếp hồng ngoại, chỉ nên tắt bằng nút Off trên thân bếp, như vậy là nguồn điện đun nấu đã được ngắt nhưng quạt tản nhiệt vẫn hoạt động, làm giảm nhiệt độ bếp nhanh chóng. Nếu tắt nguồn điện bằng cách rút dây, bếp sẽ nóng trong thời gian dài, nguy hiểm cho người vô tình chạm vào mặt bếp.Sai lầm 4: Nguồn điện không phù hợpĐặc thù của bếp hồng ngoại là bếp dùng năng lượng điện để đun nấu, công suất lớn từ 200 W tới 2000W chính vì vậy các hộ gia đình cũng cần lưu ý khi sử dụng nguồn điện cho bếp hồng ngoại để đảm bảo an toàn, tránh chập nổ các thiết bị điện khác trong gia đình. 
5 sai lầm thường gặp làm hỏng bếp hồng ngoại - Ảnh 3.
Nguồn điện cung cấp cho bếp hồng ngoại phải thông qua một thiết bị ngắt mạnh tự động đơn cực, cách bếp ít nhất 3mm. Do lưới điện vào mùa hè dùng nhiều không được ổn định lắm vào những giờ cao điểm nhà bạn nên có ổn áp là tốt nhất để nguồn điện được ổn định và kéo dài tuổi thọ của cuộn dây sinh từ trường trong bếp hồng ngoại. Dùng dây điện 5AM trở lên để đảm bảo tải điện tốt cho bếp hồng ngoại.