7.500 tỷ đồng vốn trái phiếu dự phòng đã có chủ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua phương án sử dụng dự phòng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015
Chiều 26/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua phương án sử dụng dự phòng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015.
Thẩm tra phương án này, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng căn cứ pháp lý để phân bổ 7.500 tỷ đồng cho một số dự án, công trình nêu trong tờ trình của Chính phủ cần được xem xét để phù hợp với nghị quyết của Quốc hội.
Một số nội dung chưa mang tính thuyết phục cao, Chính phủ chưa làm rõ tiến độ hoàn thành, thời gian hoàn thành của các dự án công trình sau khi được cấp vốn. Như vậy, sẽ thiếu căn cứ để đánh giá hiệu quả và không đủ cơ sở để giám sát việc tổ chức thực hiện sau này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nêu nhận xét.
Sự chưa hợp lý cũng được cơ quan thẩm tra chỉ ra ở một số vấn đề cụ thể.
Theo tờ trình, Chính phủ đề nghị bố trí 3.700 tỷ đồng cho việc xây dựng 2.627 phòng học và 2.658 nhà công vụ cho giáo viên mầm non.
Ông Hiển cho biết, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cân nhắc việc đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên mầm non vì không nằm trong danh mục đầu tư do Quốc hội quyết định, mặt khác việc đầu tư 2.658 nhà công vụ cho giáo viên mầm non có thể chưa thật sự hợp lý, chưa tiết kiệm nguồn lực so với phương án lấy giáo viên mầm non tại chỗ.
Mặt khác, tờ trình chưa làm rõ phương án bố trí đầu tư 2.658 nhà công vụ này có nằm trong mục tiêu 6 triệu m2 nhà cho giáo viên đã được triển khai hay không.
Với đề nghị bổ sung 800,094 tỷ đồng cho dự án đường Trường Sơn Đông, ông Hiển cho biết cũng có ý kiến cho rằng cần được cân nhắc thêm để bảo đảm tính phù hợp với nghị quyết mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành. Ngoài ra, tờ trình của Chính phủ chưa xác định rõ tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình.
Vẫn từ nguồn dự phòng, Chính phủ đề nghị bổ sung 2.295 tỷ đồng cho dự án di dân tái định cư - thuộc Thủy điện Sơn La, bổ sung 800 tỷ đồng để đầu tư 4 dự án hồ chứa nước quan trọng, phục vụ tưới tiêu cho các vùng nghèo, khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Cơ quan thẩm tra và nhiều ý kiến tại phiên thảo luận đều đồng tình với đề nghị này.
Đồng ý phân bổ số vốn cho đường Trường Sơn Đông theo tờ trình của Chính phủ, song Chủ tịch Quốc hội phàn nàn về chất lượng dự án này. "Làm đâu hỏng đến đấy, phải tính cái chỗ này, nếu còn quản lý thế thì đừng có đầu tư, dừng béng đi, mời ông Thăng đi xem thế nào", Chủ tịch nói.
Chủ tịch cũng gợi ý trong số 3.700 tỷ đồng dự kiến cho việc xây dựng 2.627 phòng học và 2.658 nhà công vụ cho giáo viên mầm non thì dành 2.000 tỷ để làm phòng học trước. Còn 1.700 tỷ từ khoản này thì dành 500 tỷ cho đường tuần tra biên giới còn lại tập trung cho các công trình thủy lợi.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với điều chỉnh như gợi ý của Chủ tịch Quốc hội.
Nhà công vụ cho giáo viên mầm non chưa cấp bách, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói thêm.
Thẩm tra phương án này, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng căn cứ pháp lý để phân bổ 7.500 tỷ đồng cho một số dự án, công trình nêu trong tờ trình của Chính phủ cần được xem xét để phù hợp với nghị quyết của Quốc hội.
Một số nội dung chưa mang tính thuyết phục cao, Chính phủ chưa làm rõ tiến độ hoàn thành, thời gian hoàn thành của các dự án công trình sau khi được cấp vốn. Như vậy, sẽ thiếu căn cứ để đánh giá hiệu quả và không đủ cơ sở để giám sát việc tổ chức thực hiện sau này, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nêu nhận xét.
Sự chưa hợp lý cũng được cơ quan thẩm tra chỉ ra ở một số vấn đề cụ thể.
Theo tờ trình, Chính phủ đề nghị bố trí 3.700 tỷ đồng cho việc xây dựng 2.627 phòng học và 2.658 nhà công vụ cho giáo viên mầm non.
Ông Hiển cho biết, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cân nhắc việc đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên mầm non vì không nằm trong danh mục đầu tư do Quốc hội quyết định, mặt khác việc đầu tư 2.658 nhà công vụ cho giáo viên mầm non có thể chưa thật sự hợp lý, chưa tiết kiệm nguồn lực so với phương án lấy giáo viên mầm non tại chỗ.
Mặt khác, tờ trình chưa làm rõ phương án bố trí đầu tư 2.658 nhà công vụ này có nằm trong mục tiêu 6 triệu m2 nhà cho giáo viên đã được triển khai hay không.
Với đề nghị bổ sung 800,094 tỷ đồng cho dự án đường Trường Sơn Đông, ông Hiển cho biết cũng có ý kiến cho rằng cần được cân nhắc thêm để bảo đảm tính phù hợp với nghị quyết mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành. Ngoài ra, tờ trình của Chính phủ chưa xác định rõ tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình.
Vẫn từ nguồn dự phòng, Chính phủ đề nghị bổ sung 2.295 tỷ đồng cho dự án di dân tái định cư - thuộc Thủy điện Sơn La, bổ sung 800 tỷ đồng để đầu tư 4 dự án hồ chứa nước quan trọng, phục vụ tưới tiêu cho các vùng nghèo, khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Cơ quan thẩm tra và nhiều ý kiến tại phiên thảo luận đều đồng tình với đề nghị này.
Đồng ý phân bổ số vốn cho đường Trường Sơn Đông theo tờ trình của Chính phủ, song Chủ tịch Quốc hội phàn nàn về chất lượng dự án này. "Làm đâu hỏng đến đấy, phải tính cái chỗ này, nếu còn quản lý thế thì đừng có đầu tư, dừng béng đi, mời ông Thăng đi xem thế nào", Chủ tịch nói.
Chủ tịch cũng gợi ý trong số 3.700 tỷ đồng dự kiến cho việc xây dựng 2.627 phòng học và 2.658 nhà công vụ cho giáo viên mầm non thì dành 2.000 tỷ để làm phòng học trước. Còn 1.700 tỷ từ khoản này thì dành 500 tỷ cho đường tuần tra biên giới còn lại tập trung cho các công trình thủy lợi.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với điều chỉnh như gợi ý của Chủ tịch Quốc hội.
Nhà công vụ cho giáo viên mầm non chưa cấp bách, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói thêm.