8 loại vi phạm chứng khoán cần cơ quan điều tra vào cuộc
Ủy ban Chứng khoán và Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ phối hợp xử lý 8 loại vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán và Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ phối hợp xử lý 8 loại vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
Liên bộ Tài chính và Công an vừa ban hành Thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT-BTC-BCA, hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tại thông tư trên, Bộ Tài chính giao cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Công an giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) cần phối hợp xử lý 8 loại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thứ nhất là những trường hợp tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký giả mạo để chào bán chứng khoán ra công chúng, gây hậu quả nghiêm trọng.
Hai là các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán trên thị trường, gây hậu quả nghiêm trọng.
Ba là các tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường chứng khoán trái pháp luật gây mất ổn định cho thị trường chứng khoán, gây hậu quả nghiêm trọng.
Bốn là các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán lợi dụng chức trách, nhiệm vụ sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng ủy thác, gây hậu quả nghiêm trọng.
Năm là các tổ chức, cá nhân lập quỹ đầu tư chứng khoán mà không đăng ký hoặc báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng.
Sáu là những vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng: Tổ chức, cá nhân cung cấp, tiết lộ, sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng; tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, cung cấp tài liệu giả, làm giả, làm sai lệch hoặc tiêu hủy tài liệu giao dịch để lừa đảo, dụ dỗ khách hàng mua, bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng; làm giả chứng khoán, lưu hành chứng khoán giả; tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo, gây hậu quả nghiêm trọng.
Bảy là các tổ chức, cá nhân cố ý công bố thụng tin sai lệch hoặc tạo dựng, tuyên truyền thông tin sai sự thật để trục lợi gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứng khoán, gây hậu quả nghiêm trọng.
Và tám là các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng.
Một trong những nguyên tắc phối hợp xử lý các vi phạm giữa Ủy ban Chứng khoán với Cơ quan điều tra là khi xem xét vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cơ quan có thẩm quyền phải xác định rõ tính chất vụ việc là dân sự, kinh tế, hành chính hay hình sự để xác định đúng thẩm quyền, áp dụng đúng quy định pháp luật, tránh gây phiền hà, thiệt hại cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán.
Đáng chú ý là trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự nguyện, kịp thời bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, kịp thời khai báo rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc thanh tra, điều tra vụ việc, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của hành vi phạm tội, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Liên bộ Tài chính và Công an vừa ban hành Thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT-BTC-BCA, hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tại thông tư trên, Bộ Tài chính giao cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Công an giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) cần phối hợp xử lý 8 loại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thứ nhất là những trường hợp tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đăng ký giả mạo để chào bán chứng khoán ra công chúng, gây hậu quả nghiêm trọng.
Hai là các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ giả mạo để niêm yết chứng khoán trên thị trường, gây hậu quả nghiêm trọng.
Ba là các tổ chức, cá nhân tổ chức thị trường chứng khoán trái pháp luật gây mất ổn định cho thị trường chứng khoán, gây hậu quả nghiêm trọng.
Bốn là các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán lợi dụng chức trách, nhiệm vụ sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng ủy thác, gây hậu quả nghiêm trọng.
Năm là các tổ chức, cá nhân lập quỹ đầu tư chứng khoán mà không đăng ký hoặc báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng.
Sáu là những vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng: Tổ chức, cá nhân cung cấp, tiết lộ, sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng; tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, cung cấp tài liệu giả, làm giả, làm sai lệch hoặc tiêu hủy tài liệu giao dịch để lừa đảo, dụ dỗ khách hàng mua, bán chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng; làm giả chứng khoán, lưu hành chứng khoán giả; tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi bị cấm để thao túng giá chứng khoán, tạo ra giá chứng khoán giả tạo, giao dịch giả tạo, gây hậu quả nghiêm trọng.
Bảy là các tổ chức, cá nhân cố ý công bố thụng tin sai lệch hoặc tạo dựng, tuyên truyền thông tin sai sự thật để trục lợi gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, gây lũng đoạn thị trường giao dịch chứng khoán, gây hậu quả nghiêm trọng.
Và tám là các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán gây hậu quả nghiêm trọng.
Một trong những nguyên tắc phối hợp xử lý các vi phạm giữa Ủy ban Chứng khoán với Cơ quan điều tra là khi xem xét vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cơ quan có thẩm quyền phải xác định rõ tính chất vụ việc là dân sự, kinh tế, hành chính hay hình sự để xác định đúng thẩm quyền, áp dụng đúng quy định pháp luật, tránh gây phiền hà, thiệt hại cho tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán.
Đáng chú ý là trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự nguyện, kịp thời bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, kịp thời khai báo rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc thanh tra, điều tra vụ việc, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của hành vi phạm tội, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.