ADB cảnh báo lạm phát tại châu Á
Các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á không nên đột ngột hãm phanh tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ
Các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á không nên đột ngột hãm phanh tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ cho dù nhiều bất ổn đang diễn ra ở các nền kinh tế phát triển, vì lạm phát đang là một vấn đề lớn của khu vực này - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra khuyến nghị.
Theo tờ Wall Street Journal, trong báo cáo thường kỳ 6 tháng một lần về kinh tế châu Á công bố ngày 28/7, ADB cảnh báo, lạm phát tại khu vực có thể tăng tốc do những cú sốc về nguồn cung gây ra bởi giá dầu cao và thảm họa động đất mới đây ở Nhật Bản khiến hoạt động sản xuất công nghiệp giảm tốc trong khi chi phí tăng cao.
Định chế này cũng cho rằng, trong thời gian tới, các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á cần một giải pháp chính sách đồng bộ hơn, bao gồm các biện pháp tài khóa, tài chính và cơ cấu để chặn đà leo thang của giá cả. Trong đó, chính sách tiền tệ cần thích ứng với “tình hình mới” của tình trạng gia tăng có khả năng kéo dài và nhiều biến động của giá hàng hóa cơ bản.
Theo định nghĩa của ADB, các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á bao gồm 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan.
“Những nền kinh tế với tốc độ lạm phát cao có thể sẽ cần phải rút lui nhanh chóng hơn khỏi các chương trình hỗ trợ tăng trưởng của thời kỳ khủng hoảng. Các nhà hoạch định chính sách nên thận trọng, không nên phản ứng thái quá với sự giảm tốc tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển, vì tăng trưởng trong khu vực vẫn được giữ vững mà lạm phát tiếp tục là vấn đề”, báo cáo của ADB có đoạn viết.
Ngân hàng này đã đưa ra 4 rủi ro mà các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á đang phải đối mặt, bao gồm: vòng xoáy tăng lương do tốc độ tăng giá gia tăng, sự phục hồi kinh tế chậm hơn dự báo ở Nhật Bản và những thách thức về nợ nần ở Mỹ và châu Âu, mức độ bất ổn gia tăng trên thị trường tài chính, và tác hại từ những dòng vốn ngắn hạn.
Trong đó, ADB cảnh báo, một khi nước Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm nợ công, tăng trưởng và thương mại của các nền kinh tế Đông Á mới nổi có thể bị ảnh hưởng nặng nề.
ADB cho hay, có khả năng họ sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của khu vực này từ mức dự báo hiện nay là 7,9% cho năm 2011, 7,7% cho năm 2012. Mức dự báo tăng trưởng dành cho Trung Quốc là 9,6% trong năm nay và 9,2% trong năm tới cũng có khả năng bị cắt giảm.
Tuy nhiên, ADB hy vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và xóa bỏ các chương trình hỗ trợ tài khóa.
Theo ADB, châu Á cần có những thay đổi để đối phó tốt hơn với sự biến động giá hàng hóa cơ bản và lạm phát., chẳng hạn như ngân hàng trung ương cần tính đến mức tăng kỳ vọng của giá hàng hóa cơ bản khi xác định mục tiêu lạm phát, tăng cường phổ biến chính sách tiền tệ… Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cũng cần linh hoạt hơn thông qua biên độ tỷ giá rộng hơn, thời hạn chính sách rộng hơn, mục tiêu lạm phát nên được đưa ra cho khoảng thời gian trung bình 2-3 năm…
Ngoài ra, ADB cũng cho rằng, “sự kết hợp chính sách giữa cho phép đồng tiền tăng giá nhanh hơn, với những phản ứng chính sách tiền tệ nhỏ hơn và chậm hơn, có thể sẽ giúp làm giảm bớt những áp lực lạm phát trong khi tránh được những ảnh hưởng bất lợi của việc điều chỉnh lãi suất cơ bản”.
Về vấn đề nguồn cung, ADB khuyến nghị các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á nên tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, có các cơ chế bình ổn giá đầu vào, đồng thời thúc đẩy hợp tác khu vực để đảm bảo hoạt động thương mại hiệu quả trên thị trường năng lượng và lương thực-thực phẩm.
Theo tờ Wall Street Journal, trong báo cáo thường kỳ 6 tháng một lần về kinh tế châu Á công bố ngày 28/7, ADB cảnh báo, lạm phát tại khu vực có thể tăng tốc do những cú sốc về nguồn cung gây ra bởi giá dầu cao và thảm họa động đất mới đây ở Nhật Bản khiến hoạt động sản xuất công nghiệp giảm tốc trong khi chi phí tăng cao.
Định chế này cũng cho rằng, trong thời gian tới, các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á cần một giải pháp chính sách đồng bộ hơn, bao gồm các biện pháp tài khóa, tài chính và cơ cấu để chặn đà leo thang của giá cả. Trong đó, chính sách tiền tệ cần thích ứng với “tình hình mới” của tình trạng gia tăng có khả năng kéo dài và nhiều biến động của giá hàng hóa cơ bản.
Theo định nghĩa của ADB, các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á bao gồm 10 thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan.
“Những nền kinh tế với tốc độ lạm phát cao có thể sẽ cần phải rút lui nhanh chóng hơn khỏi các chương trình hỗ trợ tăng trưởng của thời kỳ khủng hoảng. Các nhà hoạch định chính sách nên thận trọng, không nên phản ứng thái quá với sự giảm tốc tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển, vì tăng trưởng trong khu vực vẫn được giữ vững mà lạm phát tiếp tục là vấn đề”, báo cáo của ADB có đoạn viết.
Ngân hàng này đã đưa ra 4 rủi ro mà các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á đang phải đối mặt, bao gồm: vòng xoáy tăng lương do tốc độ tăng giá gia tăng, sự phục hồi kinh tế chậm hơn dự báo ở Nhật Bản và những thách thức về nợ nần ở Mỹ và châu Âu, mức độ bất ổn gia tăng trên thị trường tài chính, và tác hại từ những dòng vốn ngắn hạn.
Trong đó, ADB cảnh báo, một khi nước Mỹ bị hạ điểm tín nhiệm nợ công, tăng trưởng và thương mại của các nền kinh tế Đông Á mới nổi có thể bị ảnh hưởng nặng nề.
ADB cho hay, có khả năng họ sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của khu vực này từ mức dự báo hiện nay là 7,9% cho năm 2011, 7,7% cho năm 2012. Mức dự báo tăng trưởng dành cho Trung Quốc là 9,6% trong năm nay và 9,2% trong năm tới cũng có khả năng bị cắt giảm.
Tuy nhiên, ADB hy vọng Trung Quốc sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ và xóa bỏ các chương trình hỗ trợ tài khóa.
Theo ADB, châu Á cần có những thay đổi để đối phó tốt hơn với sự biến động giá hàng hóa cơ bản và lạm phát., chẳng hạn như ngân hàng trung ương cần tính đến mức tăng kỳ vọng của giá hàng hóa cơ bản khi xác định mục tiêu lạm phát, tăng cường phổ biến chính sách tiền tệ… Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cũng cần linh hoạt hơn thông qua biên độ tỷ giá rộng hơn, thời hạn chính sách rộng hơn, mục tiêu lạm phát nên được đưa ra cho khoảng thời gian trung bình 2-3 năm…
Ngoài ra, ADB cũng cho rằng, “sự kết hợp chính sách giữa cho phép đồng tiền tăng giá nhanh hơn, với những phản ứng chính sách tiền tệ nhỏ hơn và chậm hơn, có thể sẽ giúp làm giảm bớt những áp lực lạm phát trong khi tránh được những ảnh hưởng bất lợi của việc điều chỉnh lãi suất cơ bản”.
Về vấn đề nguồn cung, ADB khuyến nghị các nền kinh tế mới nổi ở Đông Á nên tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, có các cơ chế bình ổn giá đầu vào, đồng thời thúc đẩy hợp tác khu vực để đảm bảo hoạt động thương mại hiệu quả trên thị trường năng lượng và lương thực-thực phẩm.