ADB: Việt Nam cần tăng trưởng chậm lại trong năm 2009
Một số khuyến nghị của Ngân hàng Phát triển Châu Á về chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới
Sáng 16/9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố báo cáo kinh tế cập nhật 2008 của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với một số khuyến nghị về chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo ADB, trong thời gian qua, về cơ bản, Việt Nam đã xử lý được "cơn bão" kinh tế của năm nay một cách hiệu quả. Song, những khó khăn đối với nền kinh tế vẫn chưa đi qua. Chính vì vậy, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, Việt Nam cần tập trung vào việc bình ổn tình hình kinh tế, thay vì chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới.
Nên đặt mức tăng trưởng 6% cho năm 2009
Theo ADB, trong năm 2009, Việt Nam cần đặt mục tiêu tăng trưởng thấp hơn với dự báo, tức là chỉ khoảng 6%, thay vì 6,5% để tạo đà cho tăng trưởng của nền kinh tế vào năm 2010 và 2011.
Lý giải cho khuyến nghị này, ông Ayumi Konishi, Giám đốc ADB tại Việt Nam cho rằng, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã cải thiện được các con số thống kê kinh tế trong những tháng gần đây, song xét về giá trị tuyệt đối, lạm phát và nhập siêu vẫn còn cao. Nền kinh tế trước mắt còn tồn tại nhiều thách thức, mà cụ thể là áp lực của việc tiếp tục phải kiềm chế lạm phát, cắt giảm trợ cấp không bền vững, khôi phục kinh tế vĩ mô và cuối cùng là những hy sinh tăng trưởng ngắn hạn.
Chính vì vậy, theo ông Ayumi Konishi, Việt Nam nên có sự "đánh đổi" giữa chỉ tiêu tăng trưởng của năm 2009 và tiềm năng tăng trưởng của các năm sau đó.
Cần giám sát chặt các ngân hàng thương mại
Đặc biệt, trong bản báo cáo, ADB cũng khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước cần giám sát cẩn trọng đối với các ngân hàng thương mại, và trong trường hợp có ngân hàng lâm vào tình trạng tài chính nguy cấp, thì cần hành động nhanh chóng để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng có hệ thống.
Bên cạnh việc giảm dự báo tăng trưởng cho Việt Nam trong năm 2009, báo cáo của ADB còn dự đoán tình hình lạm phát trong năm 2008 và 2009 theo thứ tự là 25% và 17,5% so với mức dự báo 18,3% và 10,2% được đưa ra trong báo cáo của ADB được công bố hồi đầu tháng Tư năm nay.
Ngoài ra, ADB cũng dự báo, thâm hụt tài khoản vãng lai của năm 2008 của Việt Nam sẽ vào khoảng 13,5% GDP, tăng so với dự báo là 10,3% GDP theo báo cáo của đầu năm 2008. Còn thâm hụt vãng lại của năm 2009 sẽ vào khoảng 7% GDP, thay vì mức 9,4% GDP trong báo cáo trước đây.
Tuy nhiên, theo ADB, mặc dù có những rủi ro và thách thức trong ngắn hạn như vậy, song triển vọng phát triển kinh tế trung và dài hạn của Việt Nam vẫn tốt bởi Việt Nam có đội ngũ lao động tốt, nợ nước ngoài vẫn duy trì ở mức vừa phải, và vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam ngày một tăng.
Do vậy, báo cáo của ADB kết luận, mặc dù tốc độ cải cách kinh tế và thể chế có phần chậm lại trong những tháng gần đây, song dự kiến sẽ tăng tốc trở lại khi tình hình kinh tế vĩ mô bình ổn và điều kiện thị trường thuận lợi hơn.
Theo ADB, trong thời gian qua, về cơ bản, Việt Nam đã xử lý được "cơn bão" kinh tế của năm nay một cách hiệu quả. Song, những khó khăn đối với nền kinh tế vẫn chưa đi qua. Chính vì vậy, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay, Việt Nam cần tập trung vào việc bình ổn tình hình kinh tế, thay vì chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới.
Nên đặt mức tăng trưởng 6% cho năm 2009
Theo ADB, trong năm 2009, Việt Nam cần đặt mục tiêu tăng trưởng thấp hơn với dự báo, tức là chỉ khoảng 6%, thay vì 6,5% để tạo đà cho tăng trưởng của nền kinh tế vào năm 2010 và 2011.
Lý giải cho khuyến nghị này, ông Ayumi Konishi, Giám đốc ADB tại Việt Nam cho rằng, mặc dù Chính phủ Việt Nam đã cải thiện được các con số thống kê kinh tế trong những tháng gần đây, song xét về giá trị tuyệt đối, lạm phát và nhập siêu vẫn còn cao. Nền kinh tế trước mắt còn tồn tại nhiều thách thức, mà cụ thể là áp lực của việc tiếp tục phải kiềm chế lạm phát, cắt giảm trợ cấp không bền vững, khôi phục kinh tế vĩ mô và cuối cùng là những hy sinh tăng trưởng ngắn hạn.
Chính vì vậy, theo ông Ayumi Konishi, Việt Nam nên có sự "đánh đổi" giữa chỉ tiêu tăng trưởng của năm 2009 và tiềm năng tăng trưởng của các năm sau đó.
Cần giám sát chặt các ngân hàng thương mại
Đặc biệt, trong bản báo cáo, ADB cũng khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước cần giám sát cẩn trọng đối với các ngân hàng thương mại, và trong trường hợp có ngân hàng lâm vào tình trạng tài chính nguy cấp, thì cần hành động nhanh chóng để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng có hệ thống.
Bên cạnh việc giảm dự báo tăng trưởng cho Việt Nam trong năm 2009, báo cáo của ADB còn dự đoán tình hình lạm phát trong năm 2008 và 2009 theo thứ tự là 25% và 17,5% so với mức dự báo 18,3% và 10,2% được đưa ra trong báo cáo của ADB được công bố hồi đầu tháng Tư năm nay.
Ngoài ra, ADB cũng dự báo, thâm hụt tài khoản vãng lai của năm 2008 của Việt Nam sẽ vào khoảng 13,5% GDP, tăng so với dự báo là 10,3% GDP theo báo cáo của đầu năm 2008. Còn thâm hụt vãng lại của năm 2009 sẽ vào khoảng 7% GDP, thay vì mức 9,4% GDP trong báo cáo trước đây.
Tuy nhiên, theo ADB, mặc dù có những rủi ro và thách thức trong ngắn hạn như vậy, song triển vọng phát triển kinh tế trung và dài hạn của Việt Nam vẫn tốt bởi Việt Nam có đội ngũ lao động tốt, nợ nước ngoài vẫn duy trì ở mức vừa phải, và vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam ngày một tăng.
Do vậy, báo cáo của ADB kết luận, mặc dù tốc độ cải cách kinh tế và thể chế có phần chậm lại trong những tháng gần đây, song dự kiến sẽ tăng tốc trở lại khi tình hình kinh tế vĩ mô bình ổn và điều kiện thị trường thuận lợi hơn.