Ẩn số lợi nhuận trong kinh doanh quán cà phê
Các chủ quán phải cân nhắc rất kỹ nhiều yếu tố rủi ro trong thuê mặt bằng, thiết kế và trang trí quán, chi phí nhân viên
Vốn đầu tư cho một quán cà phê ở các khu vực trung tâm Tp.HCM hiện nay có thể đến cả chục tỉ đồng và các chủ quán thường dự định lấy lại vốn chỉ sau 1-2 năm kinh doanh.
Kinh doanh quán cà phê tưởng là một nghề nhàn hạ và dễ hốt bạc, tuy nhiên rất dễ khiến người bỏ vốn phải đau đầu với bài toán lợi nhuận nhiều ẩn số.
Gần ba năm trước, giới trẻ Sài Gòn háo hức rủ nhau đến một địa chỉ cà phê “hàng độc” ở thành phố lúc bấy giờ: Viet’s Top, quận 1. Quán này nổi tiếng vì số tiền đầu tư vào đây nghe đâu lên đến 5-7 tỉ đồng và nhất là lối thiết kế theo mô hình nhà cao tầng lắp ráp toàn kính màu trong suốt.
Viet’s Top xây dựng mô hình quán cà phê hiện đại, phục vụ cùng lúc nhiều đối tượng có sở thích và nhu cầu khác nhau, với từng không gian riêng biệt. Tầng trệt được dành cho giới trẻ thích sự náo nhiệt, sôi động với những màn trình diễn hip-hop của các tay chơi nghiệp dư. Các tầng trên có những khu vực dành cho giới công sở, hoặc người có sở thích nhâm nhi cà phê và ngắm đường phố…
Nhưng chỉ một thời gian không lâu sau đó, Viet’s Top đã phải… sang quán vì kinh doanh thua lỗ. Nguyên nhân, theo nhận định của giới kinh doanh cà phê, là do Viet’s Top… cố phục vụ nhiều đối tượng có nhu cầu và sở thích khác nhau trong cùng một không gian nên rốt cuộc, chẳng đối tượng nào thực sự hài lòng hay thỏa mãn trọn vẹn.
Chẳng hạn, người thích mơ màng bên ly cà phê cần không khí lãng đãng, nhạc êm dịu nên dù trong quán đã dành một khu vực riêng biệt vẫn không tránh khỏi sự chung đụng với những khu vực ồn ào, náo nhiệt khác. Trong khi đó những khách trẻ thích nhạc sôi động thì không gian tầng trệt lại không đủ lớn để họ thỏa sức vẫy vùng.
Ngoài ra, cấu trúc kính của tòa nhà thoạt trông có vẻ hiện đại, tạo cảm giác được giải thoát khỏi đường phố ồn ào, ô nhiễm nhưng vào mùa nóng nó lại khiến người ta ngột ngạt như đang… tắm hơi!
Sự thất bại của Viet’s Top không vì thế mà làm chùn bước giới kinh doanh cà phê. Sài Gòn vẫn tiếp tục xuất hiện những quán cà phê được bài trí lạ mắt, dịch vụ đa dạng và không gian được thiết kế hoành tráng hơn hẳn Viet’s Top để phục vụ những khách hàng trẻ đang ngày càng đòi hỏi cao hơn.
Cuối năm rồi, cà phê MGM (gần ngã tư Nguyễn Đình Chiểu-Lê Quý Đôn, quận 3) với năm tầng lầu có sức chứa cả ngàn người theo từng không gian riêng, được khai trương. Trước đó là cà phê Sao (đường Phạm Ngọc Thạch) cũng “lộng lẫy và kiêu sa” không kém, với dự định phát triển thành chuỗi năm quán ở Tp.HCM.
Những quán cà phê hiện đại và bề thế như vậy thường có vốn đầu tư 5, 10 thậm chí 20 tỉ đồng hay hơn nữa, khéo hút khách thì khoảng 1-2 năm là đủ sức thu hồi vốn.
Nhưng để làm được điều này, các chủ quán trước đó đã phải cân nhắc rất kỹ nhiều yếu tố rủi ro trong kinh doanh: thuê mặt bằng, thiết kế và trang trí quán, chi phí nhân viên… Tùy theo quy mô và địa điểm, tiền thuê mặt bằng hàng tháng có thể dao động từ 2.000-3.500 USD đến… gấp 10 lần, 20.000-35.000 USD.
Thêm vào đó, tiền đầu tư cho xây dựng, trang trí, mua sắm trang thiết bị… có thể lên đến cả chục tỉ đồng nên các hợp đồng thuê nhà thường kéo dài 5-10 năm để đủ thời gian khấu hao chi phí đầu tư. Tùy vào thời hạn hợp đồng mà tiền đặt cọc mặt bằng có thể dao động từ sáu tháng đến một năm. Những hợp đồng ngắn hạn, 3-5 năm, thường các chủ quán không xây dựng kiên cố mà chỉ sử dụng những vách ngăn bằng thạch cao.
Trước đây, khi Sài Gòn bắt đầu xuất hiện một vài quán cà phê được đầu tư với quy mô lớn, giới chủ các quán này đã phao tin hợp đồng thuê mặt bằng quán kéo dài đến vài chục năm. Thật ra đây chỉ là cách các quán tự quảng bá mình, bởi những ai trong ngành kinh doanh dịch vụ đều biết xu hướng thị trường thay đổi rất nhanh.
Đó là chưa nói đến những rủi ro không thể lường trước. Một thời, đường Nguyễn Văn Trỗi tối nào cũng nhộn nhịp những quán cà phê đa sắc màu. Thế nhưng khi đoạn đường trên được nâng cấp sửa chữa, các quán này bỗng rơi vào tình trạng kinh doanh ế ẩm, có quán sang lại mặt bằng, có quán phải thu nhỏ quy mô hoạt động…
Chi phí trang trải cho một quán cà phê cũng không phải ít, ngoài tiền điện nước, còn phải tính đến lương cho nhân viên phục vụ, mà có khi lên đến cả 100 người. Một chủ quán cho biết lương trung bình của nhân viên phục vụ khoảng 2-2,5 triệu đồng/tháng, làm việc theo ca.
Chủ một quán cà phê ở quận 1 cho biết vẫn có những nhân viên phục vụ được trả lương đặc biệt vì có ngoại hình khá, có ngoại ngữ và khả năng giao tiếp. Lương của họ không dưới 5 triệu đồng/tháng.
Với chi phí như thế, giải bài toán doanh thu hàng ngày để nhanh chóng đạt điểm hòa vốn xem ra không dễ.
Tuy nhiên, khi đã nhắm phục vụ giới trẻ thì cũng phải chấp nhận… thách thức: sức hấp dẫn của quán có khi cũng chỉ kéo dài đến thời điểm hòa vốn, do tính hay thay đổi của giới trẻ và thị trường nở rộ các mô hình kinh doanh mới. Sửa sang, đầu tư mới theo định kỳ; tự tìm cho mình một gu riêng; thay đổi chương trình, thực đơn… là những cách thông thường mà các quán vận dụng để tồn tại và có lợi nhuận. Có quán mở ra ở khu vực đã có sẵn nhiều quán cùng loại, tìm cách lấy khách có sẵn của một quán khác đang có dấu hiệu đi xuống. Có quán do cố chứng tỏ đẳng cấp đã bỏ tiền thuê những chiếc xe tay ga cho phơi nắng cả ngày trước quán; hoặc mời nhiều người mẫu đến ngồi uống cà phê miễn phí… Tuy nhiên không phải bao giờ những chiêu này cũng thành công.
Còn bà Nguyễn Phi Vân, Giám đốc điều hành Gloria Jean’s Coffees Vietnam, cho biết sẽ chỉ kinh doanh sản phẩm cà phê, không kinh doanh chỗ ngồi và giải trí vì sẽ dễ thất bại. Với vốn đầu tư ban đầu cho một cửa hàng cà phê Gloria Jean’s khoảng 250.000 USD, bà Vân cho rằng sẽ đạt điểm hòa vốn chỉ sau hai năm.
Các ẩn số về lợi nhuận trong bài toán đầu tư kinh doanh cà phê là điều mà không phải ai cũng có thể giải một cách dễ dàng.
Kinh doanh quán cà phê tưởng là một nghề nhàn hạ và dễ hốt bạc, tuy nhiên rất dễ khiến người bỏ vốn phải đau đầu với bài toán lợi nhuận nhiều ẩn số.
Gần ba năm trước, giới trẻ Sài Gòn háo hức rủ nhau đến một địa chỉ cà phê “hàng độc” ở thành phố lúc bấy giờ: Viet’s Top, quận 1. Quán này nổi tiếng vì số tiền đầu tư vào đây nghe đâu lên đến 5-7 tỉ đồng và nhất là lối thiết kế theo mô hình nhà cao tầng lắp ráp toàn kính màu trong suốt.
Viet’s Top xây dựng mô hình quán cà phê hiện đại, phục vụ cùng lúc nhiều đối tượng có sở thích và nhu cầu khác nhau, với từng không gian riêng biệt. Tầng trệt được dành cho giới trẻ thích sự náo nhiệt, sôi động với những màn trình diễn hip-hop của các tay chơi nghiệp dư. Các tầng trên có những khu vực dành cho giới công sở, hoặc người có sở thích nhâm nhi cà phê và ngắm đường phố…
Nhưng chỉ một thời gian không lâu sau đó, Viet’s Top đã phải… sang quán vì kinh doanh thua lỗ. Nguyên nhân, theo nhận định của giới kinh doanh cà phê, là do Viet’s Top… cố phục vụ nhiều đối tượng có nhu cầu và sở thích khác nhau trong cùng một không gian nên rốt cuộc, chẳng đối tượng nào thực sự hài lòng hay thỏa mãn trọn vẹn.
Chẳng hạn, người thích mơ màng bên ly cà phê cần không khí lãng đãng, nhạc êm dịu nên dù trong quán đã dành một khu vực riêng biệt vẫn không tránh khỏi sự chung đụng với những khu vực ồn ào, náo nhiệt khác. Trong khi đó những khách trẻ thích nhạc sôi động thì không gian tầng trệt lại không đủ lớn để họ thỏa sức vẫy vùng.
Ngoài ra, cấu trúc kính của tòa nhà thoạt trông có vẻ hiện đại, tạo cảm giác được giải thoát khỏi đường phố ồn ào, ô nhiễm nhưng vào mùa nóng nó lại khiến người ta ngột ngạt như đang… tắm hơi!
Sự thất bại của Viet’s Top không vì thế mà làm chùn bước giới kinh doanh cà phê. Sài Gòn vẫn tiếp tục xuất hiện những quán cà phê được bài trí lạ mắt, dịch vụ đa dạng và không gian được thiết kế hoành tráng hơn hẳn Viet’s Top để phục vụ những khách hàng trẻ đang ngày càng đòi hỏi cao hơn.
Cuối năm rồi, cà phê MGM (gần ngã tư Nguyễn Đình Chiểu-Lê Quý Đôn, quận 3) với năm tầng lầu có sức chứa cả ngàn người theo từng không gian riêng, được khai trương. Trước đó là cà phê Sao (đường Phạm Ngọc Thạch) cũng “lộng lẫy và kiêu sa” không kém, với dự định phát triển thành chuỗi năm quán ở Tp.HCM.
Những quán cà phê hiện đại và bề thế như vậy thường có vốn đầu tư 5, 10 thậm chí 20 tỉ đồng hay hơn nữa, khéo hút khách thì khoảng 1-2 năm là đủ sức thu hồi vốn.
Nhưng để làm được điều này, các chủ quán trước đó đã phải cân nhắc rất kỹ nhiều yếu tố rủi ro trong kinh doanh: thuê mặt bằng, thiết kế và trang trí quán, chi phí nhân viên… Tùy theo quy mô và địa điểm, tiền thuê mặt bằng hàng tháng có thể dao động từ 2.000-3.500 USD đến… gấp 10 lần, 20.000-35.000 USD.
Thêm vào đó, tiền đầu tư cho xây dựng, trang trí, mua sắm trang thiết bị… có thể lên đến cả chục tỉ đồng nên các hợp đồng thuê nhà thường kéo dài 5-10 năm để đủ thời gian khấu hao chi phí đầu tư. Tùy vào thời hạn hợp đồng mà tiền đặt cọc mặt bằng có thể dao động từ sáu tháng đến một năm. Những hợp đồng ngắn hạn, 3-5 năm, thường các chủ quán không xây dựng kiên cố mà chỉ sử dụng những vách ngăn bằng thạch cao.
Trước đây, khi Sài Gòn bắt đầu xuất hiện một vài quán cà phê được đầu tư với quy mô lớn, giới chủ các quán này đã phao tin hợp đồng thuê mặt bằng quán kéo dài đến vài chục năm. Thật ra đây chỉ là cách các quán tự quảng bá mình, bởi những ai trong ngành kinh doanh dịch vụ đều biết xu hướng thị trường thay đổi rất nhanh.
Đó là chưa nói đến những rủi ro không thể lường trước. Một thời, đường Nguyễn Văn Trỗi tối nào cũng nhộn nhịp những quán cà phê đa sắc màu. Thế nhưng khi đoạn đường trên được nâng cấp sửa chữa, các quán này bỗng rơi vào tình trạng kinh doanh ế ẩm, có quán sang lại mặt bằng, có quán phải thu nhỏ quy mô hoạt động…
Chi phí trang trải cho một quán cà phê cũng không phải ít, ngoài tiền điện nước, còn phải tính đến lương cho nhân viên phục vụ, mà có khi lên đến cả 100 người. Một chủ quán cho biết lương trung bình của nhân viên phục vụ khoảng 2-2,5 triệu đồng/tháng, làm việc theo ca.
Chủ một quán cà phê ở quận 1 cho biết vẫn có những nhân viên phục vụ được trả lương đặc biệt vì có ngoại hình khá, có ngoại ngữ và khả năng giao tiếp. Lương của họ không dưới 5 triệu đồng/tháng.
Với chi phí như thế, giải bài toán doanh thu hàng ngày để nhanh chóng đạt điểm hòa vốn xem ra không dễ.
Tuy nhiên, khi đã nhắm phục vụ giới trẻ thì cũng phải chấp nhận… thách thức: sức hấp dẫn của quán có khi cũng chỉ kéo dài đến thời điểm hòa vốn, do tính hay thay đổi của giới trẻ và thị trường nở rộ các mô hình kinh doanh mới. Sửa sang, đầu tư mới theo định kỳ; tự tìm cho mình một gu riêng; thay đổi chương trình, thực đơn… là những cách thông thường mà các quán vận dụng để tồn tại và có lợi nhuận. Có quán mở ra ở khu vực đã có sẵn nhiều quán cùng loại, tìm cách lấy khách có sẵn của một quán khác đang có dấu hiệu đi xuống. Có quán do cố chứng tỏ đẳng cấp đã bỏ tiền thuê những chiếc xe tay ga cho phơi nắng cả ngày trước quán; hoặc mời nhiều người mẫu đến ngồi uống cà phê miễn phí… Tuy nhiên không phải bao giờ những chiêu này cũng thành công.
Còn bà Nguyễn Phi Vân, Giám đốc điều hành Gloria Jean’s Coffees Vietnam, cho biết sẽ chỉ kinh doanh sản phẩm cà phê, không kinh doanh chỗ ngồi và giải trí vì sẽ dễ thất bại. Với vốn đầu tư ban đầu cho một cửa hàng cà phê Gloria Jean’s khoảng 250.000 USD, bà Vân cho rằng sẽ đạt điểm hòa vốn chỉ sau hai năm.
Các ẩn số về lợi nhuận trong bài toán đầu tư kinh doanh cà phê là điều mà không phải ai cũng có thể giải một cách dễ dàng.