Apple, Google và Microsoft đang nắm 464 tỷ USD tiền mặt
Phần lớn số tiền này được cất giữ ở những nơi mà thuế vụ Mỹ không thể “chạm” tới
Ba tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ gồm Apple, Google và Microsoft đang nắm giữ một lượng tiền mặt khổng lồ, và phần lớn số tiền này được cất giữ ở những nơi mà thuế vụ Mỹ không thể “chạm” tới.
Hãng tin CNN dẫn một báo cáo do tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Services công bố ngày 19/7 cho biết, ba “gã khổng lồ” công nghệ nói trên có trong tay 464 tỷ USD tiền mặt vào thời điểm cuối năm 2016.
Trong đó, riêng Apple đã sở hữu hơn 246 tỷ USD tiền mặt sau nhiều năm đạt lợi nhuận “khủng” và thực hiện ít vụ mua lại.
Đứng thứ hai trong danh sách những công ty Mỹ nắm giữ nhiều tiền mặt nhất là Microsoft, với dự trữ tiền mặt hơn 131 tỷ USD. Tiếp đó là Google (hơn 88 tỷ USD), Cisco (gần 72 tỷ USD), và Oracle (hơn 58 tỷ USD).
Cũng theo báo cáo của Moody’s, các công ty phi tài chính Mỹ được khảo sát nắm giữ tổng cộng 1,84 nghìn tỷ USD tiền mặt vào thời điểm cuối năm ngoái, tăng 11% so với năm 2015 và cao hơn khoảng 2 lần rưỡi so với hồi năm 2008.
Khoảng 1,3 nghìn tỷ USD trong số tiền này, tương đương khoảng 70%, được cất giữ ở nước ngoài nhằm tránh bị đánh thuế cao ở Mỹ. Riêng Apple, Alphabet - công ty mẹ của Google, Microsoft, Cisco, và Oracle cất 88% dự trữ tiền mặt ở nước ngoài, theo Moody’s.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đề xuất miễn thuế một lần cho những công ty Mỹ chuyển tiền mặt về nước. Hồi tháng 3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng việc Apple giữ tiền mặt ở nước ngoài là một “triệu chứng” cho thấy thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ cao hơn so với ở các quốc gia khác.
“Có lý gì mà họ lại đưa tiền mặt về nước và phải đóng một khoản thuế lớn chứ?” ông Mnuchin nói khi đó.
Lượng tiền mặt khổng lồ trên cho thấy các công ty Mỹ đã trở nên hùng mạnh thế nào kể từ sau suy thoái. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp không chịu chi tiêu số tiền này cho những hoạt động như mở nhà máy mới đang là một nhân tố cản trở sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Moody’s cho biết, trong năm ngoái, đầu tư cơ bản của các công ty Mỹ giảm 18%, còn 727 tỷ USD, chủ yếu do sự sa sút của ngành dầu lửa trong bối cảnh giá dầu xuống thấp.
Những người ủng hộ chủ trương của chính quyền Trump về miễn thuế để khuyến khích các công ty Mỹ chuyển tiền về nước cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ hưởng lợi bởi đầu tư và tạo việc làm sẽ tăng mạnh. Trong khi đó, những người chỉ trích nói rằng việc đó sẽ không mang lại lợi ích cho người dân thường bởi các công ty sẽ chọn trả cổ tức cho cổ đông và mua lại cổ phiếu.
Tuy nhiên, cải cách thuế sẽ là một vấn đề rất phức tạp xét tới vô số những lợi ích xung đột và sự chia rẽ hiện nay trong Quốc hội Mỹ. Những thách thức này càng gia tăng sau đổ vỡ trong tuần này của một dự luật do phe Cộng hòa tại Thượng viện đưa ra nhằm xóa bỏ và thay thế đạo luật y tế Obamacare.
Bởi vậy mà có thể nói rằng “núi” tiền mặt mà những công ty như Apple đang nắm giữ ở nước ngoài có thể sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới.
Hãng tin CNN dẫn một báo cáo do tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s Investors Services công bố ngày 19/7 cho biết, ba “gã khổng lồ” công nghệ nói trên có trong tay 464 tỷ USD tiền mặt vào thời điểm cuối năm 2016.
Trong đó, riêng Apple đã sở hữu hơn 246 tỷ USD tiền mặt sau nhiều năm đạt lợi nhuận “khủng” và thực hiện ít vụ mua lại.
Đứng thứ hai trong danh sách những công ty Mỹ nắm giữ nhiều tiền mặt nhất là Microsoft, với dự trữ tiền mặt hơn 131 tỷ USD. Tiếp đó là Google (hơn 88 tỷ USD), Cisco (gần 72 tỷ USD), và Oracle (hơn 58 tỷ USD).
Cũng theo báo cáo của Moody’s, các công ty phi tài chính Mỹ được khảo sát nắm giữ tổng cộng 1,84 nghìn tỷ USD tiền mặt vào thời điểm cuối năm ngoái, tăng 11% so với năm 2015 và cao hơn khoảng 2 lần rưỡi so với hồi năm 2008.
Khoảng 1,3 nghìn tỷ USD trong số tiền này, tương đương khoảng 70%, được cất giữ ở nước ngoài nhằm tránh bị đánh thuế cao ở Mỹ. Riêng Apple, Alphabet - công ty mẹ của Google, Microsoft, Cisco, và Oracle cất 88% dự trữ tiền mặt ở nước ngoài, theo Moody’s.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đề xuất miễn thuế một lần cho những công ty Mỹ chuyển tiền mặt về nước. Hồi tháng 3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói rằng việc Apple giữ tiền mặt ở nước ngoài là một “triệu chứng” cho thấy thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Mỹ cao hơn so với ở các quốc gia khác.
“Có lý gì mà họ lại đưa tiền mặt về nước và phải đóng một khoản thuế lớn chứ?” ông Mnuchin nói khi đó.
Lượng tiền mặt khổng lồ trên cho thấy các công ty Mỹ đã trở nên hùng mạnh thế nào kể từ sau suy thoái. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp không chịu chi tiêu số tiền này cho những hoạt động như mở nhà máy mới đang là một nhân tố cản trở sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Moody’s cho biết, trong năm ngoái, đầu tư cơ bản của các công ty Mỹ giảm 18%, còn 727 tỷ USD, chủ yếu do sự sa sút của ngành dầu lửa trong bối cảnh giá dầu xuống thấp.
Những người ủng hộ chủ trương của chính quyền Trump về miễn thuế để khuyến khích các công ty Mỹ chuyển tiền về nước cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ hưởng lợi bởi đầu tư và tạo việc làm sẽ tăng mạnh. Trong khi đó, những người chỉ trích nói rằng việc đó sẽ không mang lại lợi ích cho người dân thường bởi các công ty sẽ chọn trả cổ tức cho cổ đông và mua lại cổ phiếu.
Tuy nhiên, cải cách thuế sẽ là một vấn đề rất phức tạp xét tới vô số những lợi ích xung đột và sự chia rẽ hiện nay trong Quốc hội Mỹ. Những thách thức này càng gia tăng sau đổ vỡ trong tuần này của một dự luật do phe Cộng hòa tại Thượng viện đưa ra nhằm xóa bỏ và thay thế đạo luật y tế Obamacare.
Bởi vậy mà có thể nói rằng “núi” tiền mặt mà những công ty như Apple đang nắm giữ ở nước ngoài có thể sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới.