ASEAN chuẩn bị soạn thảo Hiến chương mới
Bản hiến chương mới - với mục tiêu biến ASEAN thành một khối liên kết dựa trên luật lệ - sẽ là bước cải tiến lớn nhất từ trước tới nay của ASEAN
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12 và các hội nghị liên quan vừa khai mạc tại đảo Cebu, Philippines và kéo dài đến hết 15/1. Với chủ đề "Một cộng đồng quan tâm và chia sẻ", các nhà lãnh đạo ASEAN thảo luận các vấn đề: thúc đẩy tự do thương mại, chống khủng bố... và xem xét việc soạn thảo Hiến chương mới cho Hiệp hội.
Theo chương trình nghị sự, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về kế hoạch đưa khu vực ASEAN thành khu vực tự do thương mại khổng lồ vào năm 2015. Ngoài ra, hội nghị cũng tập trung bàn cách chiến đấu chống đói nghèo, khủng bố và thúc đẩy thương mại giữa các nước trong khối.
Tổng thống Philippin Gloria Macapagal Arroyo đã đón lãnh đạo từ 9 nước thành viên ASEAN đến họp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu nước ta đã đến dự hội nghị.
Tối 12/1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Cebu, Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự cuộc họp với Nhóm các nhân vật nổi tiếng về soạn thảo Hiến chương ASEAN. Sáng 13/1, Thủ tướng đã dự phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12.
Khối ASEAN có 10 nước thành viên và chiếm 1/6 dân số thế giới, sẽ đồng ý đặt mục tiêu đến năm 2015 hình thành thị trường tự do trong khu vực về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và tiền tệ. Mục tiêu này nhanh hơn 5 năm so với kế hoạch trước đây.
Sau hai ngày làm việc, quan chức các nước thành viên ASEAN đã ký kết thoả thuận mở rộng các đường bay nối các thành phố ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines với khu vực phát triển Đông ASEAN (BiMP-EAGA). Theo Bản ghi nhớ này, 7 sân bay quốc tế lớn sẽ được hưởng một số quyền tự do giao thông vào năm 2008.
Bên cạnh đó, theo lịch trình, ASEAN cũng sẽ ký bản Hiến chương đầu tiên trong lịch sử 39 năm của Hiệp hội, nhằm định hướng hoạt động trong tương lai cho ASEAN theo mô hình EU.
Nếu hiến chương này được thực thi, ASEAN sẽ áp dụng chế tài đối với những thành viên vi phạm chính sách chung, thay vì nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ" đã tồn tại suốt nhiều năm qua.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, các thành viên ASEAN đã đồng ý về mặt nguyên tắc về việc soạn thảo hiến chương trong năm nay và sẽ cố gắng hoàn thiện bản hiến chương để trình lên hội nghị cấp cao lần thứ 13. Bản hiến chương mới sẽ biến ASEAN thành một khối liên kết dựa trên luật lệ, giống như hoạt động của EU.
Bản dự thảo hiến chương đề nghị áp dụng các biện pháp "trừng phạt" (nhưng không khai trừ) đối với các thành viên vi phạm chính sách chung của ASEAN. Dự thảo cũng đề nghị tiến hành bỏ phiếu và lấy theo đa số đối với một số quyết định chung nội khối, chứ không áp dụng hình thức đồng thuận như trước.
Các nhà phân tích đánh giá, nếu hiến chương được thực thi, thì đây sẽ là bước cải tiến lớn nhất từ trước tới nay của ASEAN, tạo cho hiệp hội một khung pháp lý vững mạnh và có cơ chế để thực thi những điều đã thỏa thuận.
Theo lịch trình hội nghị lần này, 10 nhà lãnh đạo ASEAN ký Hiệp ước chống khủng bố để ngăn ngừa và giúp điều tra về các vụ tấn công xảy ra trong khu vực.
Hội nghị ASEAN 12 diễn ra trong bối cảnh bị đe dọa đánh bom khủng bố tại
Tổng thống
Một số đơn vị cảnh sát cũng được điều đến từ các tỉnh lân cận để tăng cường an ninh. Cảnh sát và quân đội
Có khoảng 1.000 phóng viên trong và nước ngoài đến đưa tin về hội nghị ASEAN 12 và các hội nghị liên quan. Trong hai ngày tới, sẽ diễn ra các Hội nghị cấp cao ASEAN+1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ); Hội nghị cấp cao ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc); Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ hai.
Những lo ngại về an ninh khu vực chắc chắn cũng sẽ chi phối các cuộc họp vào ngày 14-15/1 giữa các lãnh đạo ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand và Australia.
Dự kiến, Hội nghị Đông Á cũng sẽ ký một tuyên bố chung về an ninh năng lượng, kêu gọi giảm chi phí đối với năng lượng tái tạo, các tiêu chuẩn về nhiên liệu sinh học và đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng để giảm sự phụ thuộc của khu vực vào dầu mỏ nhập khẩu.