Aung San Suu Kyi muốn gặp phe quân đội Myanmar
Bà Suu Kyi đề nghị tổ chức họp để bàn về những vấn đề cơ bản của “hòa giải dân tộc”
Chính trị gia dân chủ Aung San Suu Kyi, người giành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử lịch sử vừa diễn ra ở Myanmar, đã đề nghị tổ chức một cuộc gặp với Tổng thống và người đứng đầu quân đội nước này để bàn về hòa giải dân tộc.
Theo kết quả kiểm phiếu tính đến thời điểm này, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã giành hơn 90% số ghế Hạ viện, đồng thời dẫn trước về số ghế ở Thượng viện.
Nếu kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử khẳng định xu hướng này, chiến thắng của bà Suu Kyi sẽ loại bỏ một loạt nhân vật quân đội vốn là những người kiểm soát Quốc hội Myanmar kể từ khi quyền lực được chuyển giao cho Chính phủ nửa quân sự-nửa dân sự của Tổng thống Thein Sein vào năm 2011.
Tuy nhiên, quân đội Myanmar vẫn sẽ giữ quyền lực lớn trong các cơ quan nhà nước, và chưa rõ liệu bà Suu Kyi và các vị tướng sẽ làm việc với nhau như thế nào.
Trong một lá thư gửi Tổng tham mưu trưởng quân đội Myanmar và Tổng thống vào ngày 10/11, bà Suu Kyi đề nghị tổ chức họp trong vòng một tuần để bàn về những vấn đề cơ bản của “hòa giải dân tộc”. Nội dung của lá thư được công bố trước báo giới ngày 11/11.
“Đây là một việc rất quan trọng đối với đất nước và để đem đến sự yên tâm cho người dân”, bà Suu Kyi nói trong lá thư.
Ông Zaw Htay, một quan chức cấp cao của văn phòng Tổng thống Thein Sein, cho biết ông Thein Sein sẽ gặp bà Suu Kyi, nhưng chưa xác định được thời điểm của cuộc gặp.
Mối quan hệ giữa bà Suu Kyi và Tổng tham mưu trưởng quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing, được cho là đang căng thẳng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự căng thẳng này là một điều khoản trong Hiến pháp do Quân đội Myanmar soạn thảo không cho phép bà Suu Kyi trở thành Tổng thống vì các con bà là công dân nước ngoài. Không ai nghi ngờ việc đưa điều khoản như vậy vào Hiến pháp là nhằm mục đích loại trừ bà Suu Kyi.
Cho dù gửi thư nhằm tìm kiếm sự hòa giải, bà Suu Kyi đang ngày càng thể hiện rõ sự phản đối quyết liệt đối với điều khoản hiến pháp không cho phép bà trở thành tổng thống.
Nữ chính trị gia này đã tuyên bố rõ ràng rằng bà sẽ điều hành đất nước, bất chấp việc ai là Tổng thống, đồng thời miêu tả Hiến pháp của Myanmar là “rất ngớ ngẩn”.
“Chúng tôi sẽ tìm được một người”, bà Suu Kyi nói với hãng tin BBC trong một cuộc phỏng vấn ngày 10/11 về việc lựa chọn một người làm Tổng thống Myanmar. “Nhưng điều đó sẽ không ngăn tôi khỏi việc đưa ra tất cả mọi quyết định với tư cách nhà lãnh đạo của đảng chiến thắng”.
Theo kết quả kiểm phiếu tính đến thời điểm này, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã giành hơn 90% số ghế Hạ viện, đồng thời dẫn trước về số ghế ở Thượng viện.
Nếu kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử khẳng định xu hướng này, chiến thắng của bà Suu Kyi sẽ loại bỏ một loạt nhân vật quân đội vốn là những người kiểm soát Quốc hội Myanmar kể từ khi quyền lực được chuyển giao cho Chính phủ nửa quân sự-nửa dân sự của Tổng thống Thein Sein vào năm 2011.
Tuy nhiên, quân đội Myanmar vẫn sẽ giữ quyền lực lớn trong các cơ quan nhà nước, và chưa rõ liệu bà Suu Kyi và các vị tướng sẽ làm việc với nhau như thế nào.
Trong một lá thư gửi Tổng tham mưu trưởng quân đội Myanmar và Tổng thống vào ngày 10/11, bà Suu Kyi đề nghị tổ chức họp trong vòng một tuần để bàn về những vấn đề cơ bản của “hòa giải dân tộc”. Nội dung của lá thư được công bố trước báo giới ngày 11/11.
“Đây là một việc rất quan trọng đối với đất nước và để đem đến sự yên tâm cho người dân”, bà Suu Kyi nói trong lá thư.
Ông Zaw Htay, một quan chức cấp cao của văn phòng Tổng thống Thein Sein, cho biết ông Thein Sein sẽ gặp bà Suu Kyi, nhưng chưa xác định được thời điểm của cuộc gặp.
Mối quan hệ giữa bà Suu Kyi và Tổng tham mưu trưởng quân đội Myanmar, ông Min Aung Hlaing, được cho là đang căng thẳng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự căng thẳng này là một điều khoản trong Hiến pháp do Quân đội Myanmar soạn thảo không cho phép bà Suu Kyi trở thành Tổng thống vì các con bà là công dân nước ngoài. Không ai nghi ngờ việc đưa điều khoản như vậy vào Hiến pháp là nhằm mục đích loại trừ bà Suu Kyi.
Cho dù gửi thư nhằm tìm kiếm sự hòa giải, bà Suu Kyi đang ngày càng thể hiện rõ sự phản đối quyết liệt đối với điều khoản hiến pháp không cho phép bà trở thành tổng thống.
Nữ chính trị gia này đã tuyên bố rõ ràng rằng bà sẽ điều hành đất nước, bất chấp việc ai là Tổng thống, đồng thời miêu tả Hiến pháp của Myanmar là “rất ngớ ngẩn”.
“Chúng tôi sẽ tìm được một người”, bà Suu Kyi nói với hãng tin BBC trong một cuộc phỏng vấn ngày 10/11 về việc lựa chọn một người làm Tổng thống Myanmar. “Nhưng điều đó sẽ không ngăn tôi khỏi việc đưa ra tất cả mọi quyết định với tư cách nhà lãnh đạo của đảng chiến thắng”.