Bài thuốc gia truyền trăm năm mang niềm vui đến với hàng triệu người viêm mũi xoang
Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán là thành quả kế thừa bài thuốc gia truyền của Lương y Trần Đồng trên nền bài cổ phương Tân Di Tán nghìn năm, đã chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, được hàng triệu người tin dùng.
Từ ngàn đời, những bậc tiên hiền Thiền sư Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã soi đường, tỏ lối tìm tòi ra dược liệu quý báu bào chế các bài thuốc phù hợp với khí hậu, bệnh tật người phương Nam. Thấm nhuần tâm - đức người xưa, với hơn 40 năm nối nghiệp bài thuốc trị xoang gia truyền kế thừa trên nền bài cổ phương Tân Di Tán nghìn năm, Lương y Trần Đồng tâm niệm "thuốc dùng đúng bệnh là thuốc quý". Bởi vậy ông muốn đưa bài thuốc - "viên ngọc" Đông y đến với ánh sáng của khoa học hiện đại, tạo ra sản phẩm thuốc thảo dược đặc trị viêm xoang, chắt lọc từ những gì tinh túy nhất của nền y học cổ truyền.Xưa kia, Thiền sư Tuệ Tĩnh - Thánh tổ thuốc Nam - Người đặt nền móng cho nền y học dân tộc nước nhà gọi các loại cây cỏ, dược liệu quý nước Nam là "Nam Dược thần diệu". Người đã mở lối, lập thềm, tìm tòi ra dược liệu quý báu, đúc kết thành các bài thuốc phù hợp với đặc tính khí hậu, bệnh tật người nước Nam. Khoảng 400 năm sau, Đại Y tôn Hải Thượng Lãn Ông đã kế thừa 496 bài thơ dược tính của"Nam Dược thần hiệu" chép vào sách "Lĩnh nam bản thảo" với nhiều phương thuốc Nam của Tuệ Tĩnh. Các tư liệu quý mà bậc tiên hiền để lại có ảnh hưởng rất sâu rộng trong y gia người Việt, trở thành sách gối đầu giường qua bao thế hệ.Ở nước ta, một năm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; và 6 khí (Lục khí): Phong (gió), Hàn (lạnh), Thử (nắng), Thấp (ẩm) (ướt), Táo (khô ráo), Hỏa (nóng) tác động đến sức khỏe con người. Sức khỏe yếu (chính khí hư) thì tà khí sẽ xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm… Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thay đổi theo mùa dẫn đến dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm xoang mũi.Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây viêm xoang, viêm mũi là do cơ địa dị ứng nhiễm khuẩn (huyết nhiệt), dị ứng do lạnh (phế khí hư, vệ khí hư) gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc mà gây bệnh. Trong cuốn "Bách khoa toàn thư bệnh học" của nhà xuất bản Y học có viết: Từ cổ xưa, đã có nhiều thầy thuốc chú ý đến những phản ứng không bình thường trên niêm mạc mũi, một số người hít phải phấn hoa, bụi, gió… có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, trong khi nhiều người khác không ảnh hưởng. Do đó, việc điều trị viêm xoang mũi cũng là bỏ các yếu tố ngoại tà là phong, hàn, thấp, không nằm ngoài quy luật trên.Phát triển bài thuốc cổ truyền trên nền bài cổ phương Tân Di TánTrong các y văn cổ, ông cha ta để lại rất nhiều bài thuốc chữa viêm xoang và trải qua hàng nghìn năm hậu thế vẫn dùng. Đến bây giờ, các tài liệu, phương thuốc vẫn được lưu truyền. Cùng với đó, rất nhiều thảo dược không chỉ được đội ngũ y, bác sĩ trong nước, mà cả thế giới nghiên cứu. Và kết quả nghiên cứu hiện nay là bằng chứng sống động để thảo dược tiếp tục được kỳ vọng chữa viêm mũi, viêm xoang hiệu quả.Sách cổ Đông y có ghi chép lại các bài cổ phương lưu truyền nghìn năm chữa trị viêm xoang. Nổi bật nhất phải kể đến bài cổ phương Tân Di Tán (Tân Di Tán III – Cổ Tự Y Thư). Bài thuốc sử dụng Tân Di làm vị quân, được xem là khắc tinh hàng đầu của viêm xoang mạn tính. Tân Di vừa có tác dụng làm giãn mạch cục bộ, tăng cường lưu lượng dòng máu, vừa giúp giảm đau, tiêu viêm.Lương y Trần Đồng (Hải Hậu - Nam Định) hậu duệ đời thứ tư nối nghiệp bài thuốc trị xoang gia truyền cho biết: "Bài thuốc của mỗi gia đình, dòng họ gọi là nghiệm phương - tức phỏng theo phương thuốc dựa trên nền bài cổ phương. Khi kết hợp Tân Di với bài thuốc gia truyền gia thêm các vị Bạch Chỉ, Phòng Phong, Thăng Ma, Tế Tân, Xuyên khung và Cam Thảo, làm tăng hiệp đồng điều trị, tác dụng loại bỏ các yếu tố ngoại tà: phong, hàn, thấp. Đến khi làm người thầy thuốc sẽ gọt rũa, linh hoạt điều phối vị dược liệu thật khéo léo theo tính năng, tính dược, tương tác với nhau để tăng hiệu quả của bài thuốc".Sự nổi trội của bài thuốc trị xoang gia truyền hơn các bài thuốc khác nằm ở sự kết hợp nhiều vị thuốc, với tác dụng bổ trợ lẫn nhau, làm mạnh công năng. Bài thuốc có 8 vị chính được xây dựng trên quy tắc "Quân - Thần - Tá - Sứ" gồm: Tân Di - vị quân; Tế Tân - vị thần; Bạch Chỉ và Xuyên Khung - vị tá; Phòng Phong, Cảo Bản, Thăng Ma, Cam Thảo - vị sứ, sẽ phát huy hiệu quả trị viêm xoang, loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.Dưới ánh sáng khoa học hiện đại càng làm sáng tỏ hơn những kiến thức, kinh nghiệm tinh túy cổ xưa. Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS.TS Đỗ Tất Lợi có viết rất rõ về từng công dụng của từng vị thuốc này. Tân Di hoa vị cay, tính ấm, có công dụng trừ phong, tán hàn, thông khiếu, thường được dùng để chữa các bệnh lý về mũi, xoang… Lương y Trần Đồng cho biết thêm: Tân Di là "kháng sinh thực vật" mạnh, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tiêu mủ. Tuy nhiên, vị thuốc này khó bào chế, nên phải xử lý qua các khâu sơ chế, tinh chế mới chiết ra được hoạt chất.Tân Di kết hợp với các thảo dược khác như Bạch Chỉ giúp giảm đau, nhức và chảy nước hôi; Tế Tân và Phòng Phong tán phong hàn, hành thuỷ khí, thông khiếu; Thăng Ma và Cam Thảo tác dụng bổ huyết, giải độc, tăng sức đề kháng và ngừa tái phát.Về hiệu quả trị xoang của bài thuốc, PGS.TS Lê Lương Đống - Nguyên Phó Giám đốc Học Viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam từng khẳng định: Tân Di Tán là một trong số các bài thuốc chữa xoang kinh điển, toàn diện và hiệu quả.Chữ "duyên" đưa viên thuốc đến triệu người viêm xoang mũiLương y Trần Đồng cho rằng, duyên với nghề y rất rộng nhưng với Đông y lại càng khắt khe hơn. Nghề này đòi hỏi ở thầy thuốc sự yêu nghề, tư chất, chọn nghề "nhân thuật", luôn mang Tâm – Đức, mới xứng đáng là "Lương y như từ mẫu". Ông luôn tâm niệm rằng, thuốc dùng đúng bệnh là thuốc quý, nếu không thì đắt tiền cũng không có giá trị. Người bốc thuốc qua khám, định danh bệnh, dùng bài thuốc, phối vị thuốc, nhưng không lãng phí, mà bệnh nào thuốc nấy.Hơn 40 năm nối nghiệp truyền thống của gia đình, ông luôn nhớ đến câu nói của truyền nhân răn dạy khi mới bước vào nghề "Thứ nhất sạch thuốc, thứ nhì thuộc sách". Thuốc Đông y phải đảm bảo tiêu chí sạch từ nguồn dược liệu cho đến chế biến và bảo quản để khi chiết xuất vẫn giữ nguyên hoạt chất, tính năng của vị thuốc. Cùng một bài thuốc, vị thuốc nhưng cách sao chế khác nhau thì tính năng, hiệu quả cũng khác nhau.
Tân Di - chủ vị trong bài thuốc chữa xoang, có tác dụng làm giãn mạch máu cục bộ, tăng cường lưu lượng dòng máu, giúp giảm đau, tiêu viêm, giảm tiết dịch mũi.
Lương y Trần Đồng giữ gìn bài thuốc trị xoang gia truyền xuất phát từ "tâm - đức".