Bán ý tưởng theo nghề tư vấn
Lê Hải Châu cho biết chưa lúc nào anh thực hiện hết những ý tưởng kinh doanh lóe lên trong đầu
Lê Hải Châu được nhiều người biết đến vì giàu ý tưởng sáng tạo do anh nắm bắt được những nhu cầu đơn giản trong cuộc sống.
Có điều, dường như ý tưởng chỉ hào phóng đối với những ai chịu tìm tòi, nung nấu cải thiện cuộc sống. Và đôi khi, có những ý tưởng buộc người ta phải trả giá.
Táo bạo từ ý tưởng
“Tôi có máu phiêu lưu từ nhỏ và có lẽ bản tính dám nghĩ, dám làm khiến tôi phải lận đận nhiều phen”, anh Lê Hải Châu mở đầu câu chuyện.
Ý tưởng kinh doanh đầu tiên nảy ra trong anh là vào cuối thập niên 1980, giai đoạn mà túi xốp chưa được sử dụng phổ biến ở trong nước. Trong khi đó các thùng quà từ nước ngoài gửi về lại luôn có sẵn một ít túi xốp để gói quà, khá gọn và tiện lợi. Nắm bắt ý tưởng đó, công ty tư nhân sản xuất bao bì nhựa và túi xốp của Lê Hải Châu được thành lập vào đầu năm 1992 và đã được thị trường đón nhận.
Thế nhưng không lâu sau đó một ý tưởng kinh doanh khác lại đến với anh, đó là khi Nhà nước ban hành quyết định cấm đốt pháo. Tết mà thiếu pháo làm sao có thể vui? Với ý nghĩ đó anh đặt hết niềm tin vào việc sản xuất pháo nhựa dùng để trang trí. Tiền vốn và tiền vay mượn của người thân được 20 tỉ đồng, anh Châu đầu tư hết vào cơ sở sản xuất.
Quả thật mặt hàng này bán rất chạy nhưng nhanh chóng bị các cơ quan quản lý thị trường tịch thu, bởi lý do pháo nổ hay không nổ cũng đều là... pháo! Kinh doanh thất bại, nợ nần chồng chất, gia đình tan vỡ là bài học đắt giá cho ý tưởng được quyết định vội vàng.
Từ cú sốc đó Châu chợt nhận ra: “Không ai thương mình bằng chính bản thân mình”, thế là anh quyết tâm tìm mọi cách làm việc để kiếm tiền, để lấy lại danh dự. “Cay đắng nhất là nhiều ý tưởng kinh doanh lại tiếp tục nảy sinh nhưng đâu còn ai dám cho tôi vay vốn để khởi nghiệp lại”, anh Châu kể.
Năm tháng trôi qua, cuối cùng thì với bản tính cần cù và chí thú làm ăn, Lê Hải Châu đã thuyết phục được những người thân quay lại bỏ vốn đầu tư vào các ý tưởng kinh doanh của anh. Lần này Châu kết hợp với các xưởng cơ khí ở Tp.HCM chế tạo máy chế biến cá viên chiên, máy làm kem mi ni để bán ra Hà Nội với mức giá bằng một phần ba so với giá thị trường nên được khách hàng rất ưa chuộng.
Ngoài ra anh còn làm dịch vụ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và xây dựng, rồi thành lập Công ty cổ phần Tài chính-Đầu tư-Xây dựng Chu Việt vào năm 2004.
Với gạch cát và thịt ngựa
Tham gia hoạt động trong ngành xây dựng, ý tưởng lại đến với Lê Hải Châu “Cát dùng làm vữa xây được thì cũng có thể chế tạo thành gạch?!”.
Hứng thú với vùng nguyên liệu cát trải dài theo các bờ biển, cùng với nỗi cám cảnh các lò nung gạch truyền thống đang gây ô nhiễm môi trường, anh tập hợp được một nhóm nghiên cứu trong ngành xây dựng và hóa học tìm công thức sản xuất gạch từ cát và nước biển. Sau hơn ba năm khổ công, lứa gạch sản xuất thử đã ra đời.
Từ đó nhóm của Châu lại tiếp tục làm ra gạch lát vỉa hè, gạch chịu nhiệt và cả gạch ốp lát trang trí có giá thành rẻ hơn 20-50% so với các loại gạch thông thường.
Nhưng có lẽ anh được biết đến nhiều hơn qua nghề kinh doanh… thịt ngựa. Ban đầu rất nhiều người can ngăn anh vì cho rằng “ở Việt Nam chẳng mấy ai chịu ăn thịt ngựa”, tuy nhiên Lê Hải Châu vẫn bảo lưu ý nghĩ của mình. “Đi các nước, tôi thấy nhiều người rất khoái món thịt ngựa. Vậy cớ gì người Việt lại không thích? Không thử làm sao có thể khẳng định?”, anh Châu kể.
Thế là anh cất công tìm nguồn thịt nhập khẩu từ Mông Cổ, Trung Quốc và Lào. Quả thực lần này thực tế đã chứng minh điều anh nghĩ là đúng. Hiện anh đang sở hữu bí quyết chế biến gần mười loại rượu thuốc cao xương ngựa và hơn 20 món ăn từ thịt ngựa. Mỗi ngày tại Tp.HCM tiêu thụ khoảng 50 ki lô gam thịt ngựa do Công ty Chu Việt cung cấp, tính sơ mỗi tháng anh thu lãi trên 100 triệu đồng mà không cần đầu tư nhà máy chế biến gì to tát.
Theo nghề tư vấn
Lê Hải Châu cho biết chưa lúc nào anh thực hiện hết những ý tưởng kinh doanh lóe lên trong đầu, vì thế phải chỉ lại cho nhiều người khác làm. Đến khi họ thực hiện ý tưởng kinh doanh của anh thành công thì quay lại ngỏ ý đền đáp và xem đó là khoản chi phí tư vấn khởi nghiệp. Và anh chợt nhận ra loại nhu cầu này tăng nhanh không ngờ.
Cách nay vài năm, anh bắt đầu hành nghề tư vấn. Như một nhân duyên, từ đó đến nay, anh đã tư vấn cho hàng trăm người khởi nghiệp và đa số doanh nghiệp của họ vẫn đang hoạt động. Đối với Châu, sự thú vị của nghề tư vấn là anh cảm thấy hạnh phúc khi người khác kiếm ra tiền.
Nói về hành trang giúp anh hành nghề tư vấn, Châu thú nhận mình chỉ được tham dự một khóa học ngắn hạn vài tháng tại Mỹ chuyên về tư vấn phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên anh cho rằng, chính sự trải nghiệm qua những thăng trầm, cùng cái thú giao du khắp nơi, tiếp xúc được nhiều người và không ngừng chiêm nghiệm về cuộc đời đã tạo cho anh lối tư duy nhạy cảm và tương đối chính xác.
Nghe có vẻ thiếu cơ sở khoa học nhưng thực tế vẫn đang có nhiều khách hàng tìm đến anh thông qua... truyền miệng. Trong số đó có cả những đơn hàng tư vấn phát triển dự án nhà máy thủy điện, sản xuất thực phẩm… với quy mô vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng.
Cũng có thể chính điều này đã kích thích niềm đam mê tư vấn của Lê Hải Châu. Nếu chẳng phải thế thì anh đã không quyết định sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất gạch từ cát và nước biển cho người khác đầu tư và chuẩn bị rao bán ý tưởng lập chuỗi nhà hàng kinh doanh thịt ngựa.
Hiện Lê Hải Châu vẫn còn nhiều ý tưởng nhưng chưa thực hiện như: mở hệ thống cửa hiệu cho thuê tóc giả hay siêu thị chuyên phục vụ tiệc cưới… Châu cho biết anh đang tâm huyết xây dựng Chu Việt thành một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tư vấn phát triển doanh nghiệp.
“Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. Họ sẵn sàng trả chi phí cao để nhận lại những thông tin thiết thực. Vì thế mục tiêu của Chu Việt là đưa ra những giải pháp tư vấn có giá trị cao”, Châu nói.
Có điều, dường như ý tưởng chỉ hào phóng đối với những ai chịu tìm tòi, nung nấu cải thiện cuộc sống. Và đôi khi, có những ý tưởng buộc người ta phải trả giá.
Táo bạo từ ý tưởng
“Tôi có máu phiêu lưu từ nhỏ và có lẽ bản tính dám nghĩ, dám làm khiến tôi phải lận đận nhiều phen”, anh Lê Hải Châu mở đầu câu chuyện.
Ý tưởng kinh doanh đầu tiên nảy ra trong anh là vào cuối thập niên 1980, giai đoạn mà túi xốp chưa được sử dụng phổ biến ở trong nước. Trong khi đó các thùng quà từ nước ngoài gửi về lại luôn có sẵn một ít túi xốp để gói quà, khá gọn và tiện lợi. Nắm bắt ý tưởng đó, công ty tư nhân sản xuất bao bì nhựa và túi xốp của Lê Hải Châu được thành lập vào đầu năm 1992 và đã được thị trường đón nhận.
Thế nhưng không lâu sau đó một ý tưởng kinh doanh khác lại đến với anh, đó là khi Nhà nước ban hành quyết định cấm đốt pháo. Tết mà thiếu pháo làm sao có thể vui? Với ý nghĩ đó anh đặt hết niềm tin vào việc sản xuất pháo nhựa dùng để trang trí. Tiền vốn và tiền vay mượn của người thân được 20 tỉ đồng, anh Châu đầu tư hết vào cơ sở sản xuất.
Quả thật mặt hàng này bán rất chạy nhưng nhanh chóng bị các cơ quan quản lý thị trường tịch thu, bởi lý do pháo nổ hay không nổ cũng đều là... pháo! Kinh doanh thất bại, nợ nần chồng chất, gia đình tan vỡ là bài học đắt giá cho ý tưởng được quyết định vội vàng.
Từ cú sốc đó Châu chợt nhận ra: “Không ai thương mình bằng chính bản thân mình”, thế là anh quyết tâm tìm mọi cách làm việc để kiếm tiền, để lấy lại danh dự. “Cay đắng nhất là nhiều ý tưởng kinh doanh lại tiếp tục nảy sinh nhưng đâu còn ai dám cho tôi vay vốn để khởi nghiệp lại”, anh Châu kể.
Năm tháng trôi qua, cuối cùng thì với bản tính cần cù và chí thú làm ăn, Lê Hải Châu đã thuyết phục được những người thân quay lại bỏ vốn đầu tư vào các ý tưởng kinh doanh của anh. Lần này Châu kết hợp với các xưởng cơ khí ở Tp.HCM chế tạo máy chế biến cá viên chiên, máy làm kem mi ni để bán ra Hà Nội với mức giá bằng một phần ba so với giá thị trường nên được khách hàng rất ưa chuộng.
Ngoài ra anh còn làm dịch vụ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và xây dựng, rồi thành lập Công ty cổ phần Tài chính-Đầu tư-Xây dựng Chu Việt vào năm 2004.
Với gạch cát và thịt ngựa
Tham gia hoạt động trong ngành xây dựng, ý tưởng lại đến với Lê Hải Châu “Cát dùng làm vữa xây được thì cũng có thể chế tạo thành gạch?!”.
Hứng thú với vùng nguyên liệu cát trải dài theo các bờ biển, cùng với nỗi cám cảnh các lò nung gạch truyền thống đang gây ô nhiễm môi trường, anh tập hợp được một nhóm nghiên cứu trong ngành xây dựng và hóa học tìm công thức sản xuất gạch từ cát và nước biển. Sau hơn ba năm khổ công, lứa gạch sản xuất thử đã ra đời.
Từ đó nhóm của Châu lại tiếp tục làm ra gạch lát vỉa hè, gạch chịu nhiệt và cả gạch ốp lát trang trí có giá thành rẻ hơn 20-50% so với các loại gạch thông thường.
Nhưng có lẽ anh được biết đến nhiều hơn qua nghề kinh doanh… thịt ngựa. Ban đầu rất nhiều người can ngăn anh vì cho rằng “ở Việt Nam chẳng mấy ai chịu ăn thịt ngựa”, tuy nhiên Lê Hải Châu vẫn bảo lưu ý nghĩ của mình. “Đi các nước, tôi thấy nhiều người rất khoái món thịt ngựa. Vậy cớ gì người Việt lại không thích? Không thử làm sao có thể khẳng định?”, anh Châu kể.
Thế là anh cất công tìm nguồn thịt nhập khẩu từ Mông Cổ, Trung Quốc và Lào. Quả thực lần này thực tế đã chứng minh điều anh nghĩ là đúng. Hiện anh đang sở hữu bí quyết chế biến gần mười loại rượu thuốc cao xương ngựa và hơn 20 món ăn từ thịt ngựa. Mỗi ngày tại Tp.HCM tiêu thụ khoảng 50 ki lô gam thịt ngựa do Công ty Chu Việt cung cấp, tính sơ mỗi tháng anh thu lãi trên 100 triệu đồng mà không cần đầu tư nhà máy chế biến gì to tát.
Theo nghề tư vấn
Lê Hải Châu cho biết chưa lúc nào anh thực hiện hết những ý tưởng kinh doanh lóe lên trong đầu, vì thế phải chỉ lại cho nhiều người khác làm. Đến khi họ thực hiện ý tưởng kinh doanh của anh thành công thì quay lại ngỏ ý đền đáp và xem đó là khoản chi phí tư vấn khởi nghiệp. Và anh chợt nhận ra loại nhu cầu này tăng nhanh không ngờ.
Cách nay vài năm, anh bắt đầu hành nghề tư vấn. Như một nhân duyên, từ đó đến nay, anh đã tư vấn cho hàng trăm người khởi nghiệp và đa số doanh nghiệp của họ vẫn đang hoạt động. Đối với Châu, sự thú vị của nghề tư vấn là anh cảm thấy hạnh phúc khi người khác kiếm ra tiền.
Nói về hành trang giúp anh hành nghề tư vấn, Châu thú nhận mình chỉ được tham dự một khóa học ngắn hạn vài tháng tại Mỹ chuyên về tư vấn phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên anh cho rằng, chính sự trải nghiệm qua những thăng trầm, cùng cái thú giao du khắp nơi, tiếp xúc được nhiều người và không ngừng chiêm nghiệm về cuộc đời đã tạo cho anh lối tư duy nhạy cảm và tương đối chính xác.
Nghe có vẻ thiếu cơ sở khoa học nhưng thực tế vẫn đang có nhiều khách hàng tìm đến anh thông qua... truyền miệng. Trong số đó có cả những đơn hàng tư vấn phát triển dự án nhà máy thủy điện, sản xuất thực phẩm… với quy mô vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng.
Cũng có thể chính điều này đã kích thích niềm đam mê tư vấn của Lê Hải Châu. Nếu chẳng phải thế thì anh đã không quyết định sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất gạch từ cát và nước biển cho người khác đầu tư và chuẩn bị rao bán ý tưởng lập chuỗi nhà hàng kinh doanh thịt ngựa.
Hiện Lê Hải Châu vẫn còn nhiều ý tưởng nhưng chưa thực hiện như: mở hệ thống cửa hiệu cho thuê tóc giả hay siêu thị chuyên phục vụ tiệc cưới… Châu cho biết anh đang tâm huyết xây dựng Chu Việt thành một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tư vấn phát triển doanh nghiệp.
“Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. Họ sẵn sàng trả chi phí cao để nhận lại những thông tin thiết thực. Vì thế mục tiêu của Chu Việt là đưa ra những giải pháp tư vấn có giá trị cao”, Châu nói.