Bất động sản nghỉ dưỡng đang “nóng” trở lại
Phân khúc này chỉ thực sự dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, cộng thêm tầm nhìn dài hạn
Sau khi Quốc hội chính thức thông qua chính sách cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, bất động sản nói chung và phân khúc nghỉ dưỡng nói riêng đang có cơ sôi động trở lại, trong bối cảnh các kênh đầu tư truyền thống như vàng, chứng khoán, tiết kiệm… cũng không còn nhiều sức hút với nhà đầu tư.
Mặc dù được coi là kênh đầu tư an toàn, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là phân khúc kén khách nhất trên thị trường bất động sản. Với giá trị lên tới hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD, phân khúc này chỉ thực sự dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, cộng thêm tầm nhìn dài hạn.
“Trước đây, phần lớn doanh nghiệp và nhà đầu tư chú trọng vào tiềm năng tăng giá, thì nay họ quan tâm nhiều hơn đến khả năng tìm kiếm doanh thu từ cho thuê. Với họ, chẳng gì bằng có một chốn vừa đầu tư sinh lời an toàn, vừa là một chỗ đi về nghỉ ngơi, thăm thân”, một chuyên gia nhìn nhận.
Trong số hàng nghìn dự án bất động sản hiện nay, số dự án nghỉ dưỡng dường như cũng chỉ dừng ở con số hàng chục, trong đó tập trung hầu hết ở các thành phố ven biển như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hạ Long…
Mà trong những địa danh nói trên, số dự án đẳng cấp, có thương hiệu của một số chủ đầu tư danh tiếng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tại miền Bắc có khu đô thị sinh thái rộng 516 ha tại đảo Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) của một nhà đầu tư Đài Loan; miền Trung có khu phức hợp du lịch và nghỉ dưỡng tại Vũng Rô (Phú Yên), với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD; dự án khu nghỉ dưỡng Cam Ranh Flowers, dự án Diamond Bay Nha Trang, dự án Bãi Vòng Phú Quốc…
Tuy nhiên, hầu hết các dự án vẫn đều trong giai đoạn đầu thực hiện, một số dự án đã đi vào hoạt động lại có quy mô nhỏ, kém danh tiếng.
Nếu xét về đẳng cấp và tên tuổi của chủ đầu tư, Vingroup vẫn nổi lên như “anh cả” của phân khúc đầy tiềm năng này với hệ thống khách sạn nổi tiếng Vinpearl và dòng bất động sản nghỉ dưỡng Vinpearl Premium (thương hiệu vừa được tập đoàn này đưa vào khai thác) gồm: Vinpearl Premium Phú Quốc, Vinpearl Premium Nha Trang Bay, Vinpearl Premium Golf Land Nha Trang và Vinpearl Premium Đà Nẵng.
Sự thắng thế của Vingroup trong phân khúc này không chỉ nhờ vào tiềm lực tài chính, mà quan trọng hơn chính là vị trí mà chủ đầu tư đã chọn lựa. Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng đều là những địa danh du lịch biển hàng đầu Việt Nam.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội kể, từ khi Luật Nhà ở sửa đổi được thông qua đến nay, doanh nghiệp này nhận được nhiều yêu cầu của khách hàng là người nước ngoài.
Còn với ông Rudol Hever, Giám đốc Công ty Tư vấn bất động sản Alternaly, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng còn nhiều tiềm năng phát triển khi Việt Nam tiếp tục là điểm đến của khách du lịch quốc tế, nhiều tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế vẫn đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam, nhu cầu mua bất động sản nghỉ dưỡng của người Việt còn cao…
Theo đánh giá của Savills Việt Nam, thị trường bất động sản du lịch ở những thành phố trên được phát triển dựa trên một quan niệm đang dần trở nên phổ biến: những người Việt "có điều kiện" có xu hướng muốn sở hữu một căn nhà thứ hai làm nơi nghỉ dưỡng.
* Mới đây, Vingroup đã giới chương trình cho thuê với mức lợi nhuận được xem là "chưa từng có". Cụ thể, sau khi ký hợp đồng mua bán, chủ sở hữu biệt thự Vinpearl Premium có thể đăng ký tham gia chương trình cho chủ đầu tư thuê lại biệt thự, với cam kết nhận 85% lợi nhuận cho thuê trong thời gian tới 10 năm, nếu tính theo lãi suất thì sẽ là tối thiểu 8%/năm, đảm bảo biên độ trượt giá của đồng tiền đầu tư.
Theo tính toán của doanh nghiệp này, với một biệt thự trị giá 18 tỷ đồng tại Vinpearl Premium, chỉ cần có 5 tỷ đồng vốn sẵn có ban đầu, số tiền còn lại đi vay ngân hàng bằng cách thế chấp chính căn biệt thự, sau 10 năm, nhà đầu tư thứ cấp không những sở hữu căn biệt thự đẳng cấp 5 sao, có giá trị 18 tỷ sau khi trả xong cả vốn lẫn lãi vay, mà còn có thêm một khoản tiền không nhỏ từ việc được chia lợi tức từ cho thuê (chưa tính giá trị căn BT sẽ tăng gấp nhiều lần sau 10 năm).
Mặc dù được coi là kênh đầu tư an toàn, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là phân khúc kén khách nhất trên thị trường bất động sản. Với giá trị lên tới hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD, phân khúc này chỉ thực sự dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, cộng thêm tầm nhìn dài hạn.
“Trước đây, phần lớn doanh nghiệp và nhà đầu tư chú trọng vào tiềm năng tăng giá, thì nay họ quan tâm nhiều hơn đến khả năng tìm kiếm doanh thu từ cho thuê. Với họ, chẳng gì bằng có một chốn vừa đầu tư sinh lời an toàn, vừa là một chỗ đi về nghỉ ngơi, thăm thân”, một chuyên gia nhìn nhận.
Trong số hàng nghìn dự án bất động sản hiện nay, số dự án nghỉ dưỡng dường như cũng chỉ dừng ở con số hàng chục, trong đó tập trung hầu hết ở các thành phố ven biển như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hạ Long…
Mà trong những địa danh nói trên, số dự án đẳng cấp, có thương hiệu của một số chủ đầu tư danh tiếng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Tại miền Bắc có khu đô thị sinh thái rộng 516 ha tại đảo Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) của một nhà đầu tư Đài Loan; miền Trung có khu phức hợp du lịch và nghỉ dưỡng tại Vũng Rô (Phú Yên), với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD; dự án khu nghỉ dưỡng Cam Ranh Flowers, dự án Diamond Bay Nha Trang, dự án Bãi Vòng Phú Quốc…
Tuy nhiên, hầu hết các dự án vẫn đều trong giai đoạn đầu thực hiện, một số dự án đã đi vào hoạt động lại có quy mô nhỏ, kém danh tiếng.
Nếu xét về đẳng cấp và tên tuổi của chủ đầu tư, Vingroup vẫn nổi lên như “anh cả” của phân khúc đầy tiềm năng này với hệ thống khách sạn nổi tiếng Vinpearl và dòng bất động sản nghỉ dưỡng Vinpearl Premium (thương hiệu vừa được tập đoàn này đưa vào khai thác) gồm: Vinpearl Premium Phú Quốc, Vinpearl Premium Nha Trang Bay, Vinpearl Premium Golf Land Nha Trang và Vinpearl Premium Đà Nẵng.
Sự thắng thế của Vingroup trong phân khúc này không chỉ nhờ vào tiềm lực tài chính, mà quan trọng hơn chính là vị trí mà chủ đầu tư đã chọn lựa. Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng đều là những địa danh du lịch biển hàng đầu Việt Nam.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội kể, từ khi Luật Nhà ở sửa đổi được thông qua đến nay, doanh nghiệp này nhận được nhiều yêu cầu của khách hàng là người nước ngoài.
Còn với ông Rudol Hever, Giám đốc Công ty Tư vấn bất động sản Alternaly, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng còn nhiều tiềm năng phát triển khi Việt Nam tiếp tục là điểm đến của khách du lịch quốc tế, nhiều tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế vẫn đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam, nhu cầu mua bất động sản nghỉ dưỡng của người Việt còn cao…
Theo đánh giá của Savills Việt Nam, thị trường bất động sản du lịch ở những thành phố trên được phát triển dựa trên một quan niệm đang dần trở nên phổ biến: những người Việt "có điều kiện" có xu hướng muốn sở hữu một căn nhà thứ hai làm nơi nghỉ dưỡng.
* Mới đây, Vingroup đã giới chương trình cho thuê với mức lợi nhuận được xem là "chưa từng có". Cụ thể, sau khi ký hợp đồng mua bán, chủ sở hữu biệt thự Vinpearl Premium có thể đăng ký tham gia chương trình cho chủ đầu tư thuê lại biệt thự, với cam kết nhận 85% lợi nhuận cho thuê trong thời gian tới 10 năm, nếu tính theo lãi suất thì sẽ là tối thiểu 8%/năm, đảm bảo biên độ trượt giá của đồng tiền đầu tư.
Theo tính toán của doanh nghiệp này, với một biệt thự trị giá 18 tỷ đồng tại Vinpearl Premium, chỉ cần có 5 tỷ đồng vốn sẵn có ban đầu, số tiền còn lại đi vay ngân hàng bằng cách thế chấp chính căn biệt thự, sau 10 năm, nhà đầu tư thứ cấp không những sở hữu căn biệt thự đẳng cấp 5 sao, có giá trị 18 tỷ sau khi trả xong cả vốn lẫn lãi vay, mà còn có thêm một khoản tiền không nhỏ từ việc được chia lợi tức từ cho thuê (chưa tính giá trị căn BT sẽ tăng gấp nhiều lần sau 10 năm).