Bất động sản nghỉ dưỡng từ góc nhìn phong thủy
Ở Việt Nam, một dự án đẹp thường có mặt dài quay về hướng Nam hoặc Đông Nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định
TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội từng bình luận, đa phần khách mua nhà tại những dự án bất động sản hiện nay đều quan tâm đến phong thủy, xem đây là yếu tố đem lại may mắn, tài lộc của cả gia đình.
Ghi nhận trên thị trường, phong thủy dường như đang ngày càng trở thành một trong những tiêu chí quan trọng tạo nên giá trị bất động sản cho người sở hữu lẫn đơn vị phát triển, đặc biệt đối với các dự án quy mô lớn như bất động sản nghỉ dưỡng.
"Tọa sơn, nghinh hải"
Đối với những người tin vào phong thủy, yếu tố đầu tiên cần xem xét ở một dự án nghỉ dưỡng là địa thế. Trong đó, "tọa sơn, nghinh hải" (lưng dựa núi, mặt hướng biển) chính là địa thế đại cát giúp hưng tài, đắc lộc, vạn sự hanh thông.
Thứ hai, dự án cần nằm trên các thế đất không bị ảnh hưởng bởi đường sá, cầu đường xuyên tâm, cần có khoảng lùi tương xứng với trục giao thông để giảm xung sát bên ngoài xâm nhập vào không gian nghỉ dưỡng.
Thứ ba, không gian cảnh quan trong lành, thoáng đãng. Đặc biệt tránh những dự án nằm cạnh các khu vực sông suối, dòng nước chảy xiết hay bị ô nhiễm nặng.
Thứ tư, yếu tố gió và ánh sáng cần xem xét kỹ, tránh lựa chọn những khu vực có gió lớn, hoặc không đủ ánh sáng mặt trời.
Ở Việt Nam, một dự án đẹp thường có mặt dài quay về hướng Nam hoặc Đông Nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định. Các cạnh ngắn quay về hướng xấu sẽ giúp cho các căn phòng bên trong giảm thiểu được ảnh hưởng của nắng và gió tây khô nóng.
Đó là những yếu tố tổng quan về ngoại khu. Còn với nội khu, tức không gian sống và nghỉ dưỡng trực tiếp của du khách, rất nhiều yếu tố phức tạp cũng cần tính toán chi tiết, như hướng gió, hướng nắng, tầm nhìn hoặc bày trí trong từng khu vực.
Tìm khó, làm càng khó
Chưa cần xem xét tổng hợp mọi vấn đề, nếu chỉ tính đến yếu tố đầu tiên, có thể thấy không phải dự án nghỉ dưỡng mới nào hiện cũng may mắn sở hữu thế đất "tọa sơn, nghinh hải".
Đơn cử như tại Nha Trang, con đường Trần Phú 12 km ôm lấy vịnh Nha Trang đến nay hầu như không còn chỗ trống cho các dự án nghỉ dưỡng mới.
Hay tại Đà Nẵng, tuyến đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa dài 40 km hình chữ S bên bãi biển Mỹ Khê nối Đà Nẵng về phố cổ Hội An được giới chuyên gia đánh giá là "con đường tỷ đô". Với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng quy tụ san sát, hầu hết những vị trí đẹp trên tuyến đường này đã có chủ.
Tình hình tương tự đang diễn ra tại các cung đường ven biển ở hầu hết các thành phố du lịch nổi tiếng, gây tiếc nuối cho những nhà đầu tư chậm chân.
Tuy nhiên, ngay cả khi sở hữu một khu đất được công nhận là đẹp về phong thủy, thì nhà đầu tư vẫn có thể khó phát huy những lợi thế này một cách tốt nhất, nếu can thiệp quá thô bạo vào tự nhiên, tạo ra những biến đổi khó lường lên hệ sinh thái.
KTS. Phạm Cương - một người nghiên cứu sâu về phong thủy - lấy ví dụ, đó có thể là một dự án phá đi lượng lớn thảm thực vật xanh nhưng không có sự bù đắp mảng xanh một cách thích đáng, hay một dự án san phẳng đồi núi để lấy mặt bằng… Những dự án này có thể làm suy giảm nguồn sinh khí tốt lành tại cả một khu vực.
"Những tương tác do con người gây ra một cách vô tình, thiếu tính toán có thể tác động tới thiên nhiên, môi trường sống và làm mất cân bằng về âm dương - ngũ hành trong một quần thể", ông Cương bình luận.
Không gian biển nhân tạo tại The Coastal Hill.
Giữ phong thuỷ theo định hướng xanh
Nhận định của những chuyên gia phong thuỷ như ông Phạm Cương có khá nhiều điểm giao thoa với hệ lý thuyết nền tảng của một xu hướng xây dựng đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới: xu hướng công trình xanh.
Với mục tiêu kiến tạo các công trình thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả và hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, khái niệm công trình xanh của phương Tây và học thuyết phong thuỷ của phương Đông, xét cho cùng, đều hướng tới một mục tiêu chung.
Đó là kết nối giữa con người với hệ sinh thái và tạo ra một môi trường sống tốt nhất cho con người dựa trên sự kết nối đó.
Đây cũng là lý do nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam đã tìm cách áp dụng các chuẩn mực công trình xanh vào dự án, nhằm hỗ trợ và phát huy yếu tố phong thuỷ trong các không gian sống, không gian nghỉ dưỡng đặc trưng.
Đơn cử như dự án The Coastal Hill tại Quy Nhơn, một dự án khách sạn quy mô lên tới gần 1.500 phòng, đang được chủ đầu tư triển khai xây dựng với hai hệ tiêu chuẩn xanh của cả Mỹ (LEED) và Việt Nam (LOTUS).
Dự án này quy tụ hầu hết các yếu tố phong thủy, trong đó nổi bật là địa thế "tọa sơn, nghinh hải", khi nằm tựa trên đồi nhìn thẳng ra bãi biển đẹp bậc nhất của Quy Nhơn, tạo ra sự liên kết trọn vẹn giữa núi đồi, rừng cây và biển cả - ba yếu tố quan trọng bậc nhất của một hệ sinh thái nghỉ dưỡng vùng nhiệt đới.
Chủ đầu tư cho biết, với mật độ xây dựng chỉ hơn 12% và hệ thống thực vật bản địa được bảo lưu gần như 100 %, hệ sinh thái này sẽ được gìn giữ ở mức cao nhất.
Theo chủ đầu tư, vấn đề khá thách thức khi triển khai dự án là vừa giảm thiểu can thiệp vào tự nhiên vừa phải tạo ra các hệ tiện ích phong phú, đồng bộ.
Để làm được điều này, các kiến trúc sư của Baumschlager Eberle Architekten (BE) - đơn vị thiết kế hàng đầu nước Áo về kiến trúc xanh - đã phải tính toán kỹ lưỡng để đặt các tiện ích hoà hợp trong khung cảnh nguyên sơ của khu vực.
Ví dụ, không gian biển nhân tạo dài 1 km dọc theo khách sạn sẽ tạo ra một lagoon độc đáo, bao phủ giữa những tán cây, bãi cát và điểm xuyết những ốc đảo nhỏ, giúp mang tới cảm giác nghỉ dưỡng đích thực giữa một vùng biển tràn đầy ánh nắng.
"Chúng tôi hy vọng The Coastal Hill sẽ là tiền đề để tiếp tục phát triển các công trình xanh trên cả nước trong thời gian tới, nhằm mang đến không gian sống, nghỉ dưỡng và đầu tư đầy sinh khí cho cả du khách lẫn các nhà đầu tư đang đặt nhiều kỳ vọng vào dự án này", đại diện chủ đầu tư nói.
* Thông tin chi tiết:
Hotline: 0915 638 898
Website: http://coastalhill.flcquynhon.com.vn