Biến động tỷ giá: “Sẽ thật buồn tẻ nếu không có tin đồn”?
Nguồn tin của VnEconomy cho hay, bám sát thị trường những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm đưa ra thông điệp mạnh mẽ
Ngày 16/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xuất hiện trở lại trước công chúng, sau 10 ngày “biến mất”. Khi đề cập đến những phỏng đoán về mình, Putin nói: “Mọi thứ sẽ thật buồn tẻ nếu không có tin đồn”.
Tại một buổi gặp mặt báo chí cách đây vài năm, khi đề cập đến vấn đề tỷ giá, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cũng có một câu nói đùa tương tự, đại ý: thị trường ổn định quá cũng không hẳn là tốt với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có sóng thì mới dễ có cơ hội.
Ba khả năng đang đến gần
Ngày 7/1/2015, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng USD với VND. Quyết định đưa ra sớm, giải tỏa hơi hướng căng thẳng trước đó.
Tỷ giá USD/VND và thị trường đối ổn định từ đó. Thậm chí Ngân hàng Nhà nước đã chặn giá xuống, mua vào một lượng ngoại tệ đáng kể.
Nhưng hai tuần trở lại đây, tỷ giá bắt đầu nổi sóng. Từ phố biến 21.370 - 21.390 VND giá bán ra, mức cao nhất trên biểu niêm yết của một số ngân hàng thương mại đã lên tới 21.580 VND.
Có chút điều chỉnh cuối tuần qua, giá rơi về 21.490 - 21.500 VND. Nhưng đầu tuần này, đặc biệt từ chiều 23/3, tỷ giá lại biến động trở lại khá mạnh. Mức cao nhất 21.580 VND được tái lập. Diễn biến này xuất phát và thể hiện nhịp giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.
Tại thời điểm này, diễn biến tăng đang thể hiện trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, thì mốc giá 21.600 VND trở nên nhạy cạm. Một khi chạm đến mốc đó, có thể dẫn đến hai tình huống.
Thứ nhất, khi nhu cầu trên thị trường liên ngân hàng đẩy giá USD lên mức 21.600 VND, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán ra can thiệp. Vì đó là mức định hướng mà đầu mối này đã định sẵn sau lần điều chỉnh ngày 7/1 vừa qua.
Thứ hai, bên cạnh diễn biến nhu cầu và giá giao dịch, Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các yếu tố khác để quyết định điều chỉnh, như một biện pháp can thiệp.
Tuy nhiên, cũng có một khả năng thứ ba: Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông điệp đủ mạnh để định hướng thị trường.
Cũng có vấn đề?
Trong các đợt biến động tỷ giá, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng luôn sôi động. Cơ hội bán giá cao xuất hiện, nhưng mỗi lo thua lỗ cũng song hành.
Với các đầu mối có thế mạnh ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ tốt, có sóng để bán giá cao dĩ nhiên là tốt hơn sự ổn định đến “buồn tẻ” của tỷ giá; thậm chí họ còn chịu áp lực chỉ tiêu kinh doanh, kiếm lời từ hoạt động này.
Với các thành viên có trạng thái ngoại tệ âm, tỷ giá dâng lên tạo nên sức ép mua đuổi để cân bằng trạng thái, bởi chậm đóng vị thế có thể phải mua giá cao hơn và lỗ. Vòng quay này khiến cầu tăng lên nhanh, tỷ giá tăng nhanh hơn. Nếu Ngân hàng Nhà nước có động thái xoa dịu ở điểm này, việc bình ổn sẽ diễn ra nhanh hơn.
Hiện có một số chuyên gia đã bắt đầu lên tiếng về yêu cầu phải phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu, khi mà đồng USD lên giá nhanh trên thị trường thế giới và nhiều quốc gia cũng đã phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ cho sức cạnh tranh hàng hóa của mình…
Thế nhưng, đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn tạm thời im lặng.
Trong một lần trò chuyện bên lề với một số người trong cuộc, có ý kiến đặt ra, rằng: người bên ngoài nhìn vào việc điều hành chính sách tỷ giá và cho là có vấn đề, người điều hành tỷ giá nhìn ra các khuyến nghị bên ngoài và cũng cho rằng là có vấn đề. Họ khó gặp nhau ở cùng một lựa chọn thỏa đáng.
“Không phải Ngân hàng Nhà nước không nhìn thấy đồng USD lên giá trên thế giới, không phải không biết để hỗ trợ xuất khẩu thì làm như thế nào, không phải không nắm được tâm lý hiện nay ra sao. Vậy tại sao họ chưa có phản ứng gì?”, một chuyên gia đặt vấn đề với VnEconomy trong cuộc gọi trao đổi sáng nay (24/3).
Ông nêu thêm quan điểm: “Tôi nghĩ họ đang có ứng xử chắc chắn, bởi không ai trên thị trường này nắm được từng ngóc ngách các con số, các dòng chảy, các diễn biến thực sự của thị trường như Ngân hàng Nhà nước. Phải nắm rõ được như thế để dự đoán, tính toán có điều chỉnh hay không, can thiệp như thế nào. Bản thân sự im lặng của họ cũng là một câu trả lời đấy chứ!”.
Việc Ngân hàng Nhà nước chưa lên tiếng cũng dễ hiểu. Bởi lẽ tỷ giá USD/VND hiện vẫn nằm trong các khung biên độ định hướng, theo trần - sàn biên độ quy định, theo khung giá định hướng mua vào - bán ra của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Và đặc biệt, dù biến động, nhưng chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra của nhiều ngân hàng thương mại vẫn rất dè chừng, khi doãng rộng từ 90 - 100 VND. Tức là cầu chưa có biểu hiện căng thẳng thực sự.
Trong khi đó, cùng lúc nhà điều hành phải cân đối nhiều mục tiêu xoay quanh tỷ giá, lãi suất, lạm phát, thanh khoản tiền đồng, thậm chí cả vấn đề chi phí nợ công… chứ không chỉ là yêu cầu hỗ trợ xuất khẩu hay không.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường là yếu tố khó kiểm soát và cần định hướng... Nguồn tin của VnEconomy cho hay, bám sát thị trường những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm đưa ra thông điệp mạnh mẽ.
Còn với những ngân hàng thương mại “không muốn thị trường buồn tẻ” thì sao? Liệu Ngân hàng Nhà nước có định hướng cho họ dẫn dắt và ổn định thị trường, khi đó là một nghiệp vụ kinh doanh trong các khuôn khổ cho phép?
Tại một buổi gặp mặt báo chí cách đây vài năm, khi đề cập đến vấn đề tỷ giá, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cũng có một câu nói đùa tương tự, đại ý: thị trường ổn định quá cũng không hẳn là tốt với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có sóng thì mới dễ có cơ hội.
Ba khả năng đang đến gần
Ngày 7/1/2015, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng USD với VND. Quyết định đưa ra sớm, giải tỏa hơi hướng căng thẳng trước đó.
Tỷ giá USD/VND và thị trường đối ổn định từ đó. Thậm chí Ngân hàng Nhà nước đã chặn giá xuống, mua vào một lượng ngoại tệ đáng kể.
Nhưng hai tuần trở lại đây, tỷ giá bắt đầu nổi sóng. Từ phố biến 21.370 - 21.390 VND giá bán ra, mức cao nhất trên biểu niêm yết của một số ngân hàng thương mại đã lên tới 21.580 VND.
Có chút điều chỉnh cuối tuần qua, giá rơi về 21.490 - 21.500 VND. Nhưng đầu tuần này, đặc biệt từ chiều 23/3, tỷ giá lại biến động trở lại khá mạnh. Mức cao nhất 21.580 VND được tái lập. Diễn biến này xuất phát và thể hiện nhịp giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.
Tại thời điểm này, diễn biến tăng đang thể hiện trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, thì mốc giá 21.600 VND trở nên nhạy cạm. Một khi chạm đến mốc đó, có thể dẫn đến hai tình huống.
Thứ nhất, khi nhu cầu trên thị trường liên ngân hàng đẩy giá USD lên mức 21.600 VND, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán ra can thiệp. Vì đó là mức định hướng mà đầu mối này đã định sẵn sau lần điều chỉnh ngày 7/1 vừa qua.
Thứ hai, bên cạnh diễn biến nhu cầu và giá giao dịch, Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các yếu tố khác để quyết định điều chỉnh, như một biện pháp can thiệp.
Tuy nhiên, cũng có một khả năng thứ ba: Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông điệp đủ mạnh để định hướng thị trường.
Cũng có vấn đề?
Trong các đợt biến động tỷ giá, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng luôn sôi động. Cơ hội bán giá cao xuất hiện, nhưng mỗi lo thua lỗ cũng song hành.
Với các đầu mối có thế mạnh ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ tốt, có sóng để bán giá cao dĩ nhiên là tốt hơn sự ổn định đến “buồn tẻ” của tỷ giá; thậm chí họ còn chịu áp lực chỉ tiêu kinh doanh, kiếm lời từ hoạt động này.
Với các thành viên có trạng thái ngoại tệ âm, tỷ giá dâng lên tạo nên sức ép mua đuổi để cân bằng trạng thái, bởi chậm đóng vị thế có thể phải mua giá cao hơn và lỗ. Vòng quay này khiến cầu tăng lên nhanh, tỷ giá tăng nhanh hơn. Nếu Ngân hàng Nhà nước có động thái xoa dịu ở điểm này, việc bình ổn sẽ diễn ra nhanh hơn.
Hiện có một số chuyên gia đã bắt đầu lên tiếng về yêu cầu phải phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu, khi mà đồng USD lên giá nhanh trên thị trường thế giới và nhiều quốc gia cũng đã phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ cho sức cạnh tranh hàng hóa của mình…
Thế nhưng, đến nay Ngân hàng Nhà nước vẫn tạm thời im lặng.
Trong một lần trò chuyện bên lề với một số người trong cuộc, có ý kiến đặt ra, rằng: người bên ngoài nhìn vào việc điều hành chính sách tỷ giá và cho là có vấn đề, người điều hành tỷ giá nhìn ra các khuyến nghị bên ngoài và cũng cho rằng là có vấn đề. Họ khó gặp nhau ở cùng một lựa chọn thỏa đáng.
“Không phải Ngân hàng Nhà nước không nhìn thấy đồng USD lên giá trên thế giới, không phải không biết để hỗ trợ xuất khẩu thì làm như thế nào, không phải không nắm được tâm lý hiện nay ra sao. Vậy tại sao họ chưa có phản ứng gì?”, một chuyên gia đặt vấn đề với VnEconomy trong cuộc gọi trao đổi sáng nay (24/3).
Ông nêu thêm quan điểm: “Tôi nghĩ họ đang có ứng xử chắc chắn, bởi không ai trên thị trường này nắm được từng ngóc ngách các con số, các dòng chảy, các diễn biến thực sự của thị trường như Ngân hàng Nhà nước. Phải nắm rõ được như thế để dự đoán, tính toán có điều chỉnh hay không, can thiệp như thế nào. Bản thân sự im lặng của họ cũng là một câu trả lời đấy chứ!”.
Việc Ngân hàng Nhà nước chưa lên tiếng cũng dễ hiểu. Bởi lẽ tỷ giá USD/VND hiện vẫn nằm trong các khung biên độ định hướng, theo trần - sàn biên độ quy định, theo khung giá định hướng mua vào - bán ra của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Và đặc biệt, dù biến động, nhưng chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra của nhiều ngân hàng thương mại vẫn rất dè chừng, khi doãng rộng từ 90 - 100 VND. Tức là cầu chưa có biểu hiện căng thẳng thực sự.
Trong khi đó, cùng lúc nhà điều hành phải cân đối nhiều mục tiêu xoay quanh tỷ giá, lãi suất, lạm phát, thanh khoản tiền đồng, thậm chí cả vấn đề chi phí nợ công… chứ không chỉ là yêu cầu hỗ trợ xuất khẩu hay không.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường là yếu tố khó kiểm soát và cần định hướng... Nguồn tin của VnEconomy cho hay, bám sát thị trường những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm đưa ra thông điệp mạnh mẽ.
Còn với những ngân hàng thương mại “không muốn thị trường buồn tẻ” thì sao? Liệu Ngân hàng Nhà nước có định hướng cho họ dẫn dắt và ổn định thị trường, khi đó là một nghiệp vụ kinh doanh trong các khuôn khổ cho phép?