“Bộ đến kiểm tra, tập đoàn không tiếp”
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư nói về việc giám sát đầu tư và chế độ báo cáo đầu tư của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp
Thông tin từng xuất hiện trong thảo luận tại nghị trường về việc đoàn cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến giám sát các hoạt động đầu tư, nhưng có tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước không tiếp, đã được Bộ trưởng Võ Hồng Phúc xác nhận tại phiên họp chiều nay (2/11).
Trước các ý kiến quan ngại về giám sát đầu tư và việc thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp với các cơ quan Trung ương, người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư đã được mời giải trình thêm những vấn đề có liên quan.
Bộ trưởng Phúc cho biết, hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn yêu cầu các địa phương, các bộ, các ngành, các tập đoàn kinh tế Nhà nước báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư và công tác bố trí vốn cụ thể cho từng dự án, từng công trình. Từ đó để có nhận xét đánh giá về vấn đề phân bổ, vấn đề triển khai kế hoạch cũng như vấn đề thực thi các dự án.
Song, qua giám sát, các địa phương triển khai rất tốt, các bộ khá tốt, nhưng khối các doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn Nhà nước thực hiện không đầy đủ. “Có vấn đề này chính là do lỗ hổng của luật pháp”, ông Phúc nhìn nhận.
Rồi ông dẫn chứng: tháng 7/2008, Bộ thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cử 7 đoàn đi kiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư và việc thực hiện quyết định của Thủ tướng về đình hoãn, giãn tiến độ của các công trình không cần thiết. “6 đoàn đến địa phương hoạt động rất tốt, 1 đoàn đi đến tập đoàn doanh nghiệp Nhà nước nhiệm vụ thực hiện rất khó khăn, thậm chí có tập đoàn không tiếp đoàn kiểm tra của Bộ”.
Và, khi đoàn kiểm tra nói đây là quyết định của Thủ tướng thì doanh nghiệp đưa luật ra. Vì quy định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 có cho quyền chủ tịch hội đồng quản trị hoặc hội đồng quản trị ủy quyền cho tổng giám đốc được phép quyết định đầu tư vốn của một dự án không quá 50% vốn của tập đoàn, tổng công ty đó trên sổ sách, ông Phúc giải thích.
Trong đó khi quy định vấn đề giám sát đầu tư thì chỉ giám sát về vốn, về nghiệp vụ chuyên môn thôi, không nói về giám sát đầu tư.
Ví dụ cụ thể vào Vinashin, Bộ trưởng giải thích, hiện nay vốn có đến 113 nghìn tỷ đồng theo sổ sách thì họ có thể quyết định đầu tư đến 55 đến 57 nghìn tỷ đồng, hơn cả dự án quan trọng phải trình Quốc hội. Vấn đề sửa luật đã được đặt ra, nhưng theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì Luật Doanh nghiệp nhà nước đến ngày 1/7/2010 mới hết hiệu lực. Vì không đủ thời gian và không đủ quy trình, thủ tục để thực hiện cho nên đành phải thôi, Bộ trưởng phân trần.
Cũng theo Bộ trưởng, trong quản lý về vốn của tập đoàn, đã là quản lý vốn thì phải quản lý đầu tư, nhưng quyền của giám sát đầu tư thì không ghi. Cho nên khi đoàn Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm việc với Bộ đối chiếu chức năng, nhiệm vụ, thì thấy rằng việc Bộ đã làm đúng pháp luật.
“Họ có phê bình một câu, là các anh phát hiện ra vấn đề nhưng các anh không theo dõi đến cùng để mà kiên trì bảo vệ quan điểm của mình, và chúng tôi xin nhận. Nhưng lý để bảo vệ quan điểm của chúng tôi là không có lý, về luật mà nói thì chúng tôi không làm được”, ông Phúc "thanh minh".
Quan điểm của Bộ trưởng là, “trong thí điểm sẽ có những điều mắc mớ, những điều sai sót và từ đó chúng ta sẽ rút ra bài học để sửa chữa, để khắc phục, để không bao giờ có hiện tượng Vinashin thứ hai”.
Đề cập rộng hơn, ông Phúc cho rằng, hiện nay đang có một quan niệm sai lầm là muốn để cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động như tư nhân. Nhưng “tôi cho rằng điều đó là không thể được”. Vì tư nhân là vốn của người ta, còn doanh nghiệp Nhà nước là vốn của Nhà nước, là tiền thuế của dân. Hiện nay Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai một loạt các nghiên cứu để xác lập lại vai trò chủ sở hữu là thế nào, ông Phúc nói.
Trước các ý kiến quan ngại về giám sát đầu tư và việc thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp với các cơ quan Trung ương, người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư đã được mời giải trình thêm những vấn đề có liên quan.
Bộ trưởng Phúc cho biết, hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn yêu cầu các địa phương, các bộ, các ngành, các tập đoàn kinh tế Nhà nước báo cáo về tình hình thực hiện đầu tư và công tác bố trí vốn cụ thể cho từng dự án, từng công trình. Từ đó để có nhận xét đánh giá về vấn đề phân bổ, vấn đề triển khai kế hoạch cũng như vấn đề thực thi các dự án.
Song, qua giám sát, các địa phương triển khai rất tốt, các bộ khá tốt, nhưng khối các doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn Nhà nước thực hiện không đầy đủ. “Có vấn đề này chính là do lỗ hổng của luật pháp”, ông Phúc nhìn nhận.
Rồi ông dẫn chứng: tháng 7/2008, Bộ thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cử 7 đoàn đi kiểm tra giám sát các hoạt động đầu tư và việc thực hiện quyết định của Thủ tướng về đình hoãn, giãn tiến độ của các công trình không cần thiết. “6 đoàn đến địa phương hoạt động rất tốt, 1 đoàn đi đến tập đoàn doanh nghiệp Nhà nước nhiệm vụ thực hiện rất khó khăn, thậm chí có tập đoàn không tiếp đoàn kiểm tra của Bộ”.
Và, khi đoàn kiểm tra nói đây là quyết định của Thủ tướng thì doanh nghiệp đưa luật ra. Vì quy định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 có cho quyền chủ tịch hội đồng quản trị hoặc hội đồng quản trị ủy quyền cho tổng giám đốc được phép quyết định đầu tư vốn của một dự án không quá 50% vốn của tập đoàn, tổng công ty đó trên sổ sách, ông Phúc giải thích.
Trong đó khi quy định vấn đề giám sát đầu tư thì chỉ giám sát về vốn, về nghiệp vụ chuyên môn thôi, không nói về giám sát đầu tư.
Ví dụ cụ thể vào Vinashin, Bộ trưởng giải thích, hiện nay vốn có đến 113 nghìn tỷ đồng theo sổ sách thì họ có thể quyết định đầu tư đến 55 đến 57 nghìn tỷ đồng, hơn cả dự án quan trọng phải trình Quốc hội. Vấn đề sửa luật đã được đặt ra, nhưng theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì Luật Doanh nghiệp nhà nước đến ngày 1/7/2010 mới hết hiệu lực. Vì không đủ thời gian và không đủ quy trình, thủ tục để thực hiện cho nên đành phải thôi, Bộ trưởng phân trần.
Cũng theo Bộ trưởng, trong quản lý về vốn của tập đoàn, đã là quản lý vốn thì phải quản lý đầu tư, nhưng quyền của giám sát đầu tư thì không ghi. Cho nên khi đoàn Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm việc với Bộ đối chiếu chức năng, nhiệm vụ, thì thấy rằng việc Bộ đã làm đúng pháp luật.
“Họ có phê bình một câu, là các anh phát hiện ra vấn đề nhưng các anh không theo dõi đến cùng để mà kiên trì bảo vệ quan điểm của mình, và chúng tôi xin nhận. Nhưng lý để bảo vệ quan điểm của chúng tôi là không có lý, về luật mà nói thì chúng tôi không làm được”, ông Phúc "thanh minh".
Quan điểm của Bộ trưởng là, “trong thí điểm sẽ có những điều mắc mớ, những điều sai sót và từ đó chúng ta sẽ rút ra bài học để sửa chữa, để khắc phục, để không bao giờ có hiện tượng Vinashin thứ hai”.
Đề cập rộng hơn, ông Phúc cho rằng, hiện nay đang có một quan niệm sai lầm là muốn để cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động như tư nhân. Nhưng “tôi cho rằng điều đó là không thể được”. Vì tư nhân là vốn của người ta, còn doanh nghiệp Nhà nước là vốn của Nhà nước, là tiền thuế của dân. Hiện nay Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai một loạt các nghiên cứu để xác lập lại vai trò chủ sở hữu là thế nào, ông Phúc nói.