“Chưa có căn cứ để nói có sự bao che cho Vinashin”
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền khẳng định chưa thấy có dấu hiệu hoặc căn cứ để nói Chính phủ bao che cho Vinashin
“Có ý kiến cho rằng có dấu hiệu Chính phủ bao che cho sai phạm của Vinshin, nhưng bao che như thế nào thì chúng tôi chưa thấy có dấu hiệu hoặc có căn cứ để nói như vậy…”, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền khẳng định khi được mời phát biểu, ngay đầu phiên thảo luận về kinh tế xã hội của Quốc hội chiều 1/11.
Ngay trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cũng đã được mời nói về trách nhiệm của Bộ, sau khi đã có khá nhiều đại biểu đặt câu hỏi về vấn đề này tại phiên họp buổi sáng.
Hoàn toàn không phát hiện được sai trái
Theo Bộ trưởng Dũng, trong việc phân cấp quản lý Nhà nước với Vinashin, Thủ tướng và Chính phủ thực hiện quyền tập trung quản lý Nhà nước và tập trung quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với tập đoàn. Hội đồng Quản trị của tập đoàn là cơ quan đại diện chủ sở hữu trực tiếp của Nhà nước tại tập đoàn và với một chức trách nhiệm vụ và quyền hạn khá cao. Còn Bộ Giao thông Vận tải thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước và một số nội dung quản lý, sở hữu của Nhà nước đối với tập đoàn mà được Chính phủ giao.
Cụ thể, đối với Vinashin, Bộ quản lý về mặt nhà nước trong lĩnh vực hàng hải. Gồm kết cấu hạ tầng cảng biển, luồng cảng biển, vận tải biển, đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải biển, an ninh, an toàn hàng hải biển … Những việc đó tương đối rõ ràng, đúng theo luật và phù hợp với qui định của quốc tế, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, đối với chức năng được phân công một số nội dung đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với tập đoàn này, theo Bộ trưởng là “có khó khăn, có lúng túng”. Bộ trưởng Dũng phân trần “chức năng đại diện chủ sở hữu làm rất khó, báo cáo với Quốc hội làm rất khó”.
Hai nội dung lớn mà Bộ được phân công thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu được Bộ trưởng cho biết, Bộ phải báo cáo Chính phủ ý kiến khi tập đoàn trình Chính phủ về một số các nội dung liên quan đến mục tiêu, quy hoạch, phát triển chiến lược phát triển của tập đoàn. Tiếp nữa là điều lệ; tổ chức, cơ cấu tổ chức…, nhưng Bộ “hoàn toàn không có được một quyền nào quyết định trong tất cả những nội dung này”.
Nội dung thứ hai là cùng với các bộ giám sát đầu tư đối với tập đoàn, Bộ cũng có phát hiện một số vấn đề báo cáo Chính phủ. “Tuy nhiên là nhiều vấn đề không phát hiện được, nhiều vấn đề phát hiện chậm, thậm chí tất cả những vấn đề cố ý làm sai trái là hoàn toàn không phát hiện được”, ông Dũng cho biết.
“Qua vấn đề này chúng tôi cũng kiểm điểm thấy có trách nhiệm của mình, thấy có khuyết điểm của mình”, Bộ trưởng Dũng trình bày trước Quốc hội.
Ba lần "hụt" thanh tra toàn diện
Được mời phát biểu ngay sau Bộ trưởng Dũng, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nhấn mạnh, báo cáo Chính phủ gửi đến đại biểu đã xác định rõ trách nhiệm của Chính phủ còn lúng túng trong việc xác định cơ chế quản lý trong khi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tập đoàn. Thể chế, cơ chế, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán thì chưa tương xứng, kém hiệu quả, do đó chưa phát hiện kịp thời những yếu kém, vi phạm trong hoạt động quản lý của tập đoàn để ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Liên quan đến câu hỏi được nhiều đại biểu đề cập, rằng tại sao qua 11 lần thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát mà không phát hiện được yếu kém, vi phạm của Vinashin, ông Truyền nhắc lại nhiều nội dung đã trả lời báo chí từ đầu kỳ họp. Đó là pháp luật chưa quy định cơ quan nào phải thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện. Còn kiểm toán và Thanh tra của Chính phủ thì vì phải tránh chồng chéo, nên chưa tiến hành thanh tra toàn diện được.
“Đây chính là vấn đề vừa qua Chính phủ đã kiểm điểm là có trách nhiệm trong việc quản lý, và cũng có một phần là do lỗi của cơ chế”, ông Truyền nói,
Về trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trước những vi phạm của Vinashin và ý kiến cho rằng Thanh tra Chính phủ không kiên quyết, ông Truyền cho biết chức năng của Thanh tra Chính phủ “không thể kiểm soát và cũng không thể đánh giá lại tất cả các hoạt động kiểm tra giám sát, kể cả kiểm toán”.
Thanh tra Chính phủ đã chủ động nắm tình hình, đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm của Vinashin, và đã 3 lần đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện chứ không phải là 2 lần, nhưng vì nhiều lý do khác nhau cho đến khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào xem xét kết luận vẫn chưa làm được, ông Truyền nói.
Nêu chi tiết diễn biến cả ba lần thanh tra “hụt”, ông Truyền cho rằng không có sự đùn đẩy hoặc là sự nhùng nhằng như một số ý kiến phê phán, mà là do điều hành còn có những khiếm khuyết.
“Về mặt này Chính phủ và thanh tra Chính phủ chúng tôi cũng nhận hết trách nhiệm và chúng tôi cũng đã kiểm điểm rút kinh nghiệm”, người đứng đầu Thanh tra Chính phủ nói.
Sau phần phát biểu của Tổng thanh tra Chính phủ, các ý kiến có liên quan đến Vinashin vẫn tiếp tục được bày tỏ tại nghị trường.
Theo đại biểu Lê Thị Dung thì có thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra về Vinashin như ý kiến của một số đại biểu tại phiên thảo luận buổi sáng hay không thì cũng “chưa thể quyết định được”. Bởi, ngay cả trách nhiệm của Quốc hội và đại biểu Quốc hội thế nào trong việc này cũng còn chưa rõ.
Đại biểu Đào Xuân Nay cũng cho rằng trong sai phạm của Vinashin “không chỉ có trách nhiệm chính của Chính phủ mà còn có cả vai trò của lập pháp và giám sát của Quốc hội”.
Ngay trước đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cũng đã được mời nói về trách nhiệm của Bộ, sau khi đã có khá nhiều đại biểu đặt câu hỏi về vấn đề này tại phiên họp buổi sáng.
Hoàn toàn không phát hiện được sai trái
Theo Bộ trưởng Dũng, trong việc phân cấp quản lý Nhà nước với Vinashin, Thủ tướng và Chính phủ thực hiện quyền tập trung quản lý Nhà nước và tập trung quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với tập đoàn. Hội đồng Quản trị của tập đoàn là cơ quan đại diện chủ sở hữu trực tiếp của Nhà nước tại tập đoàn và với một chức trách nhiệm vụ và quyền hạn khá cao. Còn Bộ Giao thông Vận tải thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước và một số nội dung quản lý, sở hữu của Nhà nước đối với tập đoàn mà được Chính phủ giao.
Cụ thể, đối với Vinashin, Bộ quản lý về mặt nhà nước trong lĩnh vực hàng hải. Gồm kết cấu hạ tầng cảng biển, luồng cảng biển, vận tải biển, đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải biển, an ninh, an toàn hàng hải biển … Những việc đó tương đối rõ ràng, đúng theo luật và phù hợp với qui định của quốc tế, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, đối với chức năng được phân công một số nội dung đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với tập đoàn này, theo Bộ trưởng là “có khó khăn, có lúng túng”. Bộ trưởng Dũng phân trần “chức năng đại diện chủ sở hữu làm rất khó, báo cáo với Quốc hội làm rất khó”.
Hai nội dung lớn mà Bộ được phân công thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu được Bộ trưởng cho biết, Bộ phải báo cáo Chính phủ ý kiến khi tập đoàn trình Chính phủ về một số các nội dung liên quan đến mục tiêu, quy hoạch, phát triển chiến lược phát triển của tập đoàn. Tiếp nữa là điều lệ; tổ chức, cơ cấu tổ chức…, nhưng Bộ “hoàn toàn không có được một quyền nào quyết định trong tất cả những nội dung này”.
Nội dung thứ hai là cùng với các bộ giám sát đầu tư đối với tập đoàn, Bộ cũng có phát hiện một số vấn đề báo cáo Chính phủ. “Tuy nhiên là nhiều vấn đề không phát hiện được, nhiều vấn đề phát hiện chậm, thậm chí tất cả những vấn đề cố ý làm sai trái là hoàn toàn không phát hiện được”, ông Dũng cho biết.
“Qua vấn đề này chúng tôi cũng kiểm điểm thấy có trách nhiệm của mình, thấy có khuyết điểm của mình”, Bộ trưởng Dũng trình bày trước Quốc hội.
Ba lần "hụt" thanh tra toàn diện
Được mời phát biểu ngay sau Bộ trưởng Dũng, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nhấn mạnh, báo cáo Chính phủ gửi đến đại biểu đã xác định rõ trách nhiệm của Chính phủ còn lúng túng trong việc xác định cơ chế quản lý trong khi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tập đoàn. Thể chế, cơ chế, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán thì chưa tương xứng, kém hiệu quả, do đó chưa phát hiện kịp thời những yếu kém, vi phạm trong hoạt động quản lý của tập đoàn để ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Liên quan đến câu hỏi được nhiều đại biểu đề cập, rằng tại sao qua 11 lần thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát mà không phát hiện được yếu kém, vi phạm của Vinashin, ông Truyền nhắc lại nhiều nội dung đã trả lời báo chí từ đầu kỳ họp. Đó là pháp luật chưa quy định cơ quan nào phải thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện. Còn kiểm toán và Thanh tra của Chính phủ thì vì phải tránh chồng chéo, nên chưa tiến hành thanh tra toàn diện được.
“Đây chính là vấn đề vừa qua Chính phủ đã kiểm điểm là có trách nhiệm trong việc quản lý, và cũng có một phần là do lỗi của cơ chế”, ông Truyền nói,
Về trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trước những vi phạm của Vinashin và ý kiến cho rằng Thanh tra Chính phủ không kiên quyết, ông Truyền cho biết chức năng của Thanh tra Chính phủ “không thể kiểm soát và cũng không thể đánh giá lại tất cả các hoạt động kiểm tra giám sát, kể cả kiểm toán”.
Thanh tra Chính phủ đã chủ động nắm tình hình, đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm của Vinashin, và đã 3 lần đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện chứ không phải là 2 lần, nhưng vì nhiều lý do khác nhau cho đến khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào xem xét kết luận vẫn chưa làm được, ông Truyền nói.
Nêu chi tiết diễn biến cả ba lần thanh tra “hụt”, ông Truyền cho rằng không có sự đùn đẩy hoặc là sự nhùng nhằng như một số ý kiến phê phán, mà là do điều hành còn có những khiếm khuyết.
“Về mặt này Chính phủ và thanh tra Chính phủ chúng tôi cũng nhận hết trách nhiệm và chúng tôi cũng đã kiểm điểm rút kinh nghiệm”, người đứng đầu Thanh tra Chính phủ nói.
Sau phần phát biểu của Tổng thanh tra Chính phủ, các ý kiến có liên quan đến Vinashin vẫn tiếp tục được bày tỏ tại nghị trường.
Theo đại biểu Lê Thị Dung thì có thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra về Vinashin như ý kiến của một số đại biểu tại phiên thảo luận buổi sáng hay không thì cũng “chưa thể quyết định được”. Bởi, ngay cả trách nhiệm của Quốc hội và đại biểu Quốc hội thế nào trong việc này cũng còn chưa rõ.
Đại biểu Đào Xuân Nay cũng cho rằng trong sai phạm của Vinashin “không chỉ có trách nhiệm chính của Chính phủ mà còn có cả vai trò của lập pháp và giám sát của Quốc hội”.