Bộ trưởng Đinh La Thăng: “Hành động chứ đừng bàn mãi”
VnEconomy cập nhật diễn biến phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tại nghị trường Quốc hội
Đúng 8h30 sáng nay (23/11), phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 13 đã bắt đầu với sự đăng đàn của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng.
Y hẹn, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đã nhấn nút đầu tiên để chất vấn lại Bộ trưởng vấn đề mà ông đã chất vấn bằng văn bản nhưng câu trả lời khiến ông chưa hài lòng.
"Tôi ngưỡng mộ Bộ trưởng rất trẻ, dám nghĩ, dám làm, nhưng xin hỏi là không học về chuyên ngành giao thông, nhưng được giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, khó khăn lớn nhất của Bộ trưởng là gì? Xin cho biết để đại biểu Quốc hội cùng chia sẻ…".
Ông Thuyền nêu tiếp hai câu hỏi liên quan đến an toàn, ùn tắc giao thông và tiến độ một công trình cụ thể.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, câu hỏi đầu tiên Bộ trưởng trả lời trực tiếp cho đại biểu.
Ba vị đại biểu tiếp theo được mời nêu chất vấn đều muốn nghe các giải pháp đột phá của Bộ trưởng Đinh La Thăng về giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông, giải pháp đầu tư khắc phục các công trình giao thông quan trọng trong khi phải cắt giảm vốn theo tinh thần Nghị quyết 11.
"Tôi mong đại biểu và cử tri chia sẻ vì mới nhận nhiệm vụ được 3 tháng 15 ngày, lại trả lời chất vấn đầu tiên nên sẽ có lúng túng nhất định", Bộ trưởng nói và bắt đầu trả lời câu hỏi đầu tiên của đại biểu Thuyền: "Đại biểu có hỏi là tôi không học giao thông vận tải mà làm Bộ trưởng thì có khó khăn gì không...".
Chủ tịch Quốc hội ngắt lời, "đề nghị Bộ trưởng đi vào chủ đề là các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn".
"Về xử lý vấn đề tai nạn giao thông thì chúng tôi cho rằng mấu chốt là phải đầu tư nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh. Chính vì vậy Đảng và Chính phủ coi đây là một điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ và tập trung phát triển hạ tầng cơ sở giao thông là điểm đột phá cho nhiệm vụ trong 10 năm tới", Bộ trưởng nói.
Nhấn mạnh tai nạn giao thông đang làm chết 30 người mỗi ngày và bằng đó người bị thương, ông Thăng cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất của tai nạn giao thông là quản lý nhà nước chưa đáp ứng dược yêu cầu, còn yếu kém. Ý thức tham gia giao thông của người dân chưa được tốt cũng do quản lý kém, bởi đa số là muốn tham gia một cách an toàn.
"Vừa qua chúng tôi dự định đổi giờ làm, cũng có ý kiến làm như vậy là chắp vá, nhưng xin báo cáo toàn thể nhân dân, đây là giải pháp nằm trong tổng thể chứ không phải manh mún. Quan điểm của chúng tôi là phải hành động ngay, chứ cứ chờ đến đầy đủ mới thực hiện thì tức là không thực hiện!", ông Thăng nói.
Cả 4 vị đại biểu đã đặt câu hỏi đều tiếp tục nhấn nút.
Đại biểu Thuyền sốt ruột: "Tôi cũng rất chia sẻ với Bộ trưởng vì Bộ trưởng mới trả lời lần đầu nhưng nếu cứ trả lời lòng vòng như thế thì ai cũng làm Bộ trưởng được. Tôi đề nghị Bộ trưởng trả lời có gì đó mang tính chất đột phá, thứ hai là thời hạn bao lâu để đại biểu Quốc hội và cử tri giám sát quyết định của mình. Xin đề nghị Bộ trưởng trả lời xem mấy năm thì Bộ trưởng có thể giảm được tai nạn giao thông, mấy năm thì giảm bớt được ùn tắc giao thông?".
"Sở dĩ tôi nói dài vì bao gồm rất nhiều giải pháp, thế còn đột phá là gì như tôi đã báo cáo đột phá là phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà trước hết là các người thực thi công vụ phải thực hiện nghiêm trách nhiệm của mình cũng như phải vào cuộc ngay, phải hành động một cách kiên quyết. Bây giờ đến lúc chúng ta phải hành động chứ không phải là lúc chúng ta đưa ra các giải pháp này, đưa ra các giải pháp kia rồi bàn là có làm hay không nên làm", Bộ trưởng cũng tỏ ra sốt ruột.
"Sáng nay chúng tôi mới nhận được tin, có thể chưa chính xác lắm, là một xe lao xuống vực, có 6 người chết. Nên quan trọng là phải hành động, tất cả phải hành động, Ngành giao thông vận tải phải là người đề xướng, chắp nối để các bộ, các ngành cùng toàn dân thực hiện các giải pháp mà Chính phủ đã nêu ra. Tai nạn và ùn tắc giao thông thì với sự nhất trí cao và thực hiện hết sức quyết liệt sẽ giảm, chứ còn nói bao giờ giảm hết, khẳng định hết tai nạn thì chưa thể khẳng định được, mong đại biểu thông cảm cho", ông Thăng tiếp tục trả lời.
Đặt vấn đề rộng hơn, nhấn mạnh mâu thuẫn nghiêm trọng giữa nhu cầu đầu tư cao cho kết cấu hạ tầng - dự kiến lên đến vài trăm tỷ USD - với thực tế yếu kém trong thi công và quản lý, đại biểu Trần Du Lịch đã chất vấn Bộ trưởng Thăng về những giải pháp mang tính đột phá chiến lược để cử tri tin tưởng.
Ông Lịch cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về ý kiến cử tri kiến nghị xây dựng một đôi đường sắt Bắc - Nam lên khổ 1,435 m, để có thể đạt vận tốc từ 150 - 250 km/h.
Hoàn toàn đồng tình với cách đặt vấn đề của đại biểu Lịch, tuy nhiên ông Thăng cũng nhấn mạnh việc nâng cấp đường sắt là vấn đề lớn. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đã ký hợp đồng tư vấn với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), có đưa đầu bài về đường sắt khổ 1,435 m và nghiên cứu đường sắt cao tốc, dự kiến quý 2/2012 JICA sẽ báo cáo, khi đó sẽ báo cáo lại với Quốc hội.
Về câu hỏi thứ nhất của đại biểu Lịch, ông Thăng nhấn mạnh cho biết trong 10 năm tới thì nhu cầu về vốn đầu tư để xây dựng giao thông khoảng trên 70 tỷ USD, tức là khoảng 1.500.000 tỷ đồng. Để có vốn làm theo mục tiêu đề ra, quan điểm của ngành giao thông vận tải là phải thay đổi tư duy trong việc xây dựng quy hoạch cũng như đầu tư tập trung dứt điểm, rà soát lại toàn bộ các hạng mục, các danh mục, hướng vào mục tiêu đến năm 2020, đất nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại để đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng giao thông, không đầu tư theo số tiền có được bao nhiêu, làm bấy nhiêu.
Ngay sau đó, ba vị bộ trưởng đã được mời "chia lửa" với tư lệnh ngành giao thông.
Đồng tình về những giải pháp quản lý giao thông của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chất tải thêm các công trình cao tầng có nhiều người làm việc, nhiều người ở tại các quận nội thành của 2 thành phố lớn.
"Nhóm giải pháp dài hạn ở đây phải đạt mục tiêu là khoảng 10 năm nữa, phải cơ bản giải quyết ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn, 15 năm triệt để ngoài những lý do bất khả kháng về ùn tắc giao thông", ông Dũng nói.
Được mời làm rõ thêm những giải pháp làm giảm tai nạn giao thông, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho rằng cần nâng thẩm quyền của cảnh sát giao thông, đăng tải công khai danh tính người vi phạm luật giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nghiêm cấm cán bộ các cấp và công chức can thiệp vào xử lý vi phạm giao thông.
Liên quan đến đột phá tư duy đầu tư hạ tầng giao thông, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được mời phát biểu. Ông cho biết nguồn vốn cho giao thông là khó cân đối, bất cập nhất trong các nguồn vốn của Chính phủ. Chính phủ đưa ra nguyên tắc khi đầu tư công giảm dần thì tăng vốn trong nước và ngoài nước, vốn ngân sách thay vì đầu tư 100% cho công trình nay sẽ phân ra. Công trình nào nếu có khả năng thu hồi vốn thì ngân sách chỉ làm vốn "mồi", vốn đối ứng
"Quyết định đầu tư phải có hiệu quả hơn vì nguồn lực có hạn, nhu cầu quá lớn. Chính phủ đã yêu cầu bố trí đầu tư không dàn trải, người nào có thẩm quyền ký quyết định đầu tư mà không cân đối được nguồn lực, để dàn trải thì phải chịu trách nhiệm. Chính phủ cũng đang chuẩn bị trình Trung ương dự án về quy hoạch cho hạ tầng giao thông", ông Vinh cho biết.
11 vị đại biểu được mời chất vấn tiếp.
Đại biểu Bùi Thị An "phê" câu trả lời của Bộ trưởng Thăng (trước khi các vị bộ trưởng khác phát biểu) chưa làm rõ được ý đại biểu là các dự án giao thông thất thoát bao nhiêu phần trăm, trách nhiệm do ai? Bộ trưởng khẳng định có hiện tượng bán thầu, vậy lý do tại sao?
Đại biểu Trần Quốc Khánh nói, vì thời gian có hạn nên không nhắc lại lời khen của cử tri dành cho Bộ trưởng, tuy nhiên vẫn chưa thấy rõ giải pháp để hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông.
Đại biểu Danh Út thì chất vấn, phương tiện công cộng xe buýt đến nay liệu đã đảm bảo đi lại cho dân và cơ quan quản lý đã có đề án phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt chưa?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa hỏi, Bộ trưởng có thể cam kết quỹ bảo trì đường bộ được sử dụng công khai, minh bạch hay không? Có thể cam kết giảm tai nạn giao thông chết người xuống bao nhiêu phần trăm trong năm 2012?
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói, Nghị quyết 11 là đúng, nhưng việc cắt giảm một số công trình là cực đoan, ý kiến Bộ trưởng thế nào? Hiện tượng tiêu cực trong đăng kiểm phương tiện cơ giới hết sức nguy hiểm, đề nghị Bộ trưởng cho ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Đức Hiền đánh giá cao nhiệt huyết của Bộ trưởng, nhưng từ lãnh đạo một tập đoàn lớn nay chuyển sang tư lệnh một lĩnh vực lớn, vậy Bộ trưởng sẽ có những kinh nghiệm nào để quản lý tốt? Ông cũng hỏi, trong điều kiện nguồn vốn hạn chế, sáng kiến huy động nguồn vốn của Bộ trưởng thế nào?
Đại biểu Đỗ Văn Đương hỏi, Bộ trưởng có dám cam kết đến 2012 và 2013 sẽ xóa bỏ các "điểm đen" gây tai nạn giao thông?
Trước khi trả lời các câu hỏi, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị, do thời gian còn ít, nên nếu chưa thỏa mãn thì các đại biểu cho biết để trả lời bằng văn bản.
"Câu hỏi của đai biểu An thì giải pháp chung nhất là lựa chọn nhà thầu tốt. Sở dĩ có hiện tượng bán thầu vì với quy định như hiện nay không cho một số doanh nghiệp của Bộ Giao thông Vận tải tham gia, một số đơn vị yếu trúng thầu không làm được nên bán lại, chúng tôi sẽ đàm phán để các doanh nghiệp trong ngành được tham gia", Bộ trưởng nói.
"Đối với một số công trình giao thông dở dang, mong các đại biểu chia sẻ vì ưu tiên kiềm chế lạm phát nên không bố trí đủ vốn, tất nhiên ngành sẽ có trách nhiệm kiểm tra quản lý chặt tiến độ và chất lượng".
"Bộ đã có đề án phát triển giao thông công cộng bằng xe buýt và đang trình Chính phủ để ban hành. Đã đề xuất chính sách, ưu tiên vốn và trợ giá cho người tham gia và đầu tư xe buýt hiện đại. Về quỹ bảo trì đường bộ anh Nghĩa hỏi thì đã có phương án thu phí trực tiếp trên chủ phương tiện nên không thể có chuỵện bắt dân đóng góp. Tuy nhiên phí quá lạc hậu rồi nên cần có thay đổi để đảm bảo tái đầu tư hạ tầng giao thông", Bộ trưởng nói.
Về chất vấn của đại biểu về một số tuyến đường giao thông đang xuống cấp hết sức nghiêm trọng, Bộ trưởng cho biết do đang thưc hiện Nghị quyết 11 nên vẫn phải ưu tiên kiềm chế lạm phát, khi có vốn năm 2012 thì sẽ phân bổ ngay với điều kiện hoàn thành ngay trong năm.
"Việc kiểm tra kiểm soát phương tiện có tiêu cực trong đăng kiểm là trách nhiệm của bộ, giải pháp là kiên quyết xử lý, có thể đuổi việc, cách chức, không thể chấp nhận vì lợi ích của một nhóm người mà gây nguy hiểm cho bao nhiêu người", Bộ trưởng trả lời đại biểu Nguyễn Sỹ Cương.
"Về câu hỏi của đại biểu Hiền thì theo tôi, làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cần kiến thức tổng hợp chứ không chỉ duy nhất về giao thông. Bộ trưởng cũng là chính khách, tôi là bộ trưởng thứ 13 của Bộ Giao thông Vận tải, tôi phải kế thừa kinh nhiệm thành công của 12 bộ trưởng trước, để cùng với đội ngũ trong ngành làm tốt nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng, mở đường phát triển kinh tế - xã hội", Bộ trưởng Thăng nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "chốt" lại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: 24 đại biểu chất vấn, 4 đại biểu hỏi lại lần hai. Bộ trưởng đã trực tiếp trả lời tất cả các câu hỏi, các câu hỏi đã đặt ra đúng vào trọng tâm giao thông nói chung và tập trung vào tai nạn, ùn tắc, tiến độ công trình, kết hợp chống tiêu cực trong điều kiện tiết giảm đầu tư từ ngân sách, đã làm rõ thực trạng là tai nạn giao thông đang diễn ra rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân của tình hình đã được làm rõ, từ trả lời của các bộ trưởng và từ câu hỏi của đại biểu. Qua chất vấn, đã làm rõ thêm hệ thống giải pháp và khẳng định quyết tâm trước nhân dân.
"Tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri ghi nhận quyết tâm chính trị và quyết tâm điều hành, quản lý của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, của Chính phủ, của các bộ trưởng liên quan đến lĩnh vực quản lý ngành giao thông vận tải cho mục tiêu chúng ta đã định để giảm tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, thấy được một cách tích cực và rõ rệt từ năm 2012", Chủ tịch kết luận phiên chất vấn đầu tiên.
Y hẹn, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đã nhấn nút đầu tiên để chất vấn lại Bộ trưởng vấn đề mà ông đã chất vấn bằng văn bản nhưng câu trả lời khiến ông chưa hài lòng.
"Tôi ngưỡng mộ Bộ trưởng rất trẻ, dám nghĩ, dám làm, nhưng xin hỏi là không học về chuyên ngành giao thông, nhưng được giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, khó khăn lớn nhất của Bộ trưởng là gì? Xin cho biết để đại biểu Quốc hội cùng chia sẻ…".
Ông Thuyền nêu tiếp hai câu hỏi liên quan đến an toàn, ùn tắc giao thông và tiến độ một công trình cụ thể.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, câu hỏi đầu tiên Bộ trưởng trả lời trực tiếp cho đại biểu.
Ba vị đại biểu tiếp theo được mời nêu chất vấn đều muốn nghe các giải pháp đột phá của Bộ trưởng Đinh La Thăng về giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông, giải pháp đầu tư khắc phục các công trình giao thông quan trọng trong khi phải cắt giảm vốn theo tinh thần Nghị quyết 11.
"Tôi mong đại biểu và cử tri chia sẻ vì mới nhận nhiệm vụ được 3 tháng 15 ngày, lại trả lời chất vấn đầu tiên nên sẽ có lúng túng nhất định", Bộ trưởng nói và bắt đầu trả lời câu hỏi đầu tiên của đại biểu Thuyền: "Đại biểu có hỏi là tôi không học giao thông vận tải mà làm Bộ trưởng thì có khó khăn gì không...".
Chủ tịch Quốc hội ngắt lời, "đề nghị Bộ trưởng đi vào chủ đề là các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn".
"Về xử lý vấn đề tai nạn giao thông thì chúng tôi cho rằng mấu chốt là phải đầu tư nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ và tương đối hoàn chỉnh. Chính vì vậy Đảng và Chính phủ coi đây là một điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ và tập trung phát triển hạ tầng cơ sở giao thông là điểm đột phá cho nhiệm vụ trong 10 năm tới", Bộ trưởng nói.
Nhấn mạnh tai nạn giao thông đang làm chết 30 người mỗi ngày và bằng đó người bị thương, ông Thăng cho rằng nguyên nhân quan trọng nhất của tai nạn giao thông là quản lý nhà nước chưa đáp ứng dược yêu cầu, còn yếu kém. Ý thức tham gia giao thông của người dân chưa được tốt cũng do quản lý kém, bởi đa số là muốn tham gia một cách an toàn.
"Vừa qua chúng tôi dự định đổi giờ làm, cũng có ý kiến làm như vậy là chắp vá, nhưng xin báo cáo toàn thể nhân dân, đây là giải pháp nằm trong tổng thể chứ không phải manh mún. Quan điểm của chúng tôi là phải hành động ngay, chứ cứ chờ đến đầy đủ mới thực hiện thì tức là không thực hiện!", ông Thăng nói.
Cả 4 vị đại biểu đã đặt câu hỏi đều tiếp tục nhấn nút.
Đại biểu Thuyền sốt ruột: "Tôi cũng rất chia sẻ với Bộ trưởng vì Bộ trưởng mới trả lời lần đầu nhưng nếu cứ trả lời lòng vòng như thế thì ai cũng làm Bộ trưởng được. Tôi đề nghị Bộ trưởng trả lời có gì đó mang tính chất đột phá, thứ hai là thời hạn bao lâu để đại biểu Quốc hội và cử tri giám sát quyết định của mình. Xin đề nghị Bộ trưởng trả lời xem mấy năm thì Bộ trưởng có thể giảm được tai nạn giao thông, mấy năm thì giảm bớt được ùn tắc giao thông?".
"Sở dĩ tôi nói dài vì bao gồm rất nhiều giải pháp, thế còn đột phá là gì như tôi đã báo cáo đột phá là phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước mà trước hết là các người thực thi công vụ phải thực hiện nghiêm trách nhiệm của mình cũng như phải vào cuộc ngay, phải hành động một cách kiên quyết. Bây giờ đến lúc chúng ta phải hành động chứ không phải là lúc chúng ta đưa ra các giải pháp này, đưa ra các giải pháp kia rồi bàn là có làm hay không nên làm", Bộ trưởng cũng tỏ ra sốt ruột.
"Sáng nay chúng tôi mới nhận được tin, có thể chưa chính xác lắm, là một xe lao xuống vực, có 6 người chết. Nên quan trọng là phải hành động, tất cả phải hành động, Ngành giao thông vận tải phải là người đề xướng, chắp nối để các bộ, các ngành cùng toàn dân thực hiện các giải pháp mà Chính phủ đã nêu ra. Tai nạn và ùn tắc giao thông thì với sự nhất trí cao và thực hiện hết sức quyết liệt sẽ giảm, chứ còn nói bao giờ giảm hết, khẳng định hết tai nạn thì chưa thể khẳng định được, mong đại biểu thông cảm cho", ông Thăng tiếp tục trả lời.
Đặt vấn đề rộng hơn, nhấn mạnh mâu thuẫn nghiêm trọng giữa nhu cầu đầu tư cao cho kết cấu hạ tầng - dự kiến lên đến vài trăm tỷ USD - với thực tế yếu kém trong thi công và quản lý, đại biểu Trần Du Lịch đã chất vấn Bộ trưởng Thăng về những giải pháp mang tính đột phá chiến lược để cử tri tin tưởng.
Ông Lịch cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về ý kiến cử tri kiến nghị xây dựng một đôi đường sắt Bắc - Nam lên khổ 1,435 m, để có thể đạt vận tốc từ 150 - 250 km/h.
Hoàn toàn đồng tình với cách đặt vấn đề của đại biểu Lịch, tuy nhiên ông Thăng cũng nhấn mạnh việc nâng cấp đường sắt là vấn đề lớn. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đã ký hợp đồng tư vấn với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), có đưa đầu bài về đường sắt khổ 1,435 m và nghiên cứu đường sắt cao tốc, dự kiến quý 2/2012 JICA sẽ báo cáo, khi đó sẽ báo cáo lại với Quốc hội.
Về câu hỏi thứ nhất của đại biểu Lịch, ông Thăng nhấn mạnh cho biết trong 10 năm tới thì nhu cầu về vốn đầu tư để xây dựng giao thông khoảng trên 70 tỷ USD, tức là khoảng 1.500.000 tỷ đồng. Để có vốn làm theo mục tiêu đề ra, quan điểm của ngành giao thông vận tải là phải thay đổi tư duy trong việc xây dựng quy hoạch cũng như đầu tư tập trung dứt điểm, rà soát lại toàn bộ các hạng mục, các danh mục, hướng vào mục tiêu đến năm 2020, đất nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại để đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng giao thông, không đầu tư theo số tiền có được bao nhiêu, làm bấy nhiêu.
Ngay sau đó, ba vị bộ trưởng đã được mời "chia lửa" với tư lệnh ngành giao thông.
Đồng tình về những giải pháp quản lý giao thông của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đề nghị kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chất tải thêm các công trình cao tầng có nhiều người làm việc, nhiều người ở tại các quận nội thành của 2 thành phố lớn.
"Nhóm giải pháp dài hạn ở đây phải đạt mục tiêu là khoảng 10 năm nữa, phải cơ bản giải quyết ùn tắc giao thông ở hai thành phố lớn, 15 năm triệt để ngoài những lý do bất khả kháng về ùn tắc giao thông", ông Dũng nói.
Được mời làm rõ thêm những giải pháp làm giảm tai nạn giao thông, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho rằng cần nâng thẩm quyền của cảnh sát giao thông, đăng tải công khai danh tính người vi phạm luật giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nghiêm cấm cán bộ các cấp và công chức can thiệp vào xử lý vi phạm giao thông.
Liên quan đến đột phá tư duy đầu tư hạ tầng giao thông, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh được mời phát biểu. Ông cho biết nguồn vốn cho giao thông là khó cân đối, bất cập nhất trong các nguồn vốn của Chính phủ. Chính phủ đưa ra nguyên tắc khi đầu tư công giảm dần thì tăng vốn trong nước và ngoài nước, vốn ngân sách thay vì đầu tư 100% cho công trình nay sẽ phân ra. Công trình nào nếu có khả năng thu hồi vốn thì ngân sách chỉ làm vốn "mồi", vốn đối ứng
"Quyết định đầu tư phải có hiệu quả hơn vì nguồn lực có hạn, nhu cầu quá lớn. Chính phủ đã yêu cầu bố trí đầu tư không dàn trải, người nào có thẩm quyền ký quyết định đầu tư mà không cân đối được nguồn lực, để dàn trải thì phải chịu trách nhiệm. Chính phủ cũng đang chuẩn bị trình Trung ương dự án về quy hoạch cho hạ tầng giao thông", ông Vinh cho biết.
11 vị đại biểu được mời chất vấn tiếp.
Đại biểu Bùi Thị An "phê" câu trả lời của Bộ trưởng Thăng (trước khi các vị bộ trưởng khác phát biểu) chưa làm rõ được ý đại biểu là các dự án giao thông thất thoát bao nhiêu phần trăm, trách nhiệm do ai? Bộ trưởng khẳng định có hiện tượng bán thầu, vậy lý do tại sao?
Đại biểu Trần Quốc Khánh nói, vì thời gian có hạn nên không nhắc lại lời khen của cử tri dành cho Bộ trưởng, tuy nhiên vẫn chưa thấy rõ giải pháp để hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông.
Đại biểu Danh Út thì chất vấn, phương tiện công cộng xe buýt đến nay liệu đã đảm bảo đi lại cho dân và cơ quan quản lý đã có đề án phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt chưa?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa hỏi, Bộ trưởng có thể cam kết quỹ bảo trì đường bộ được sử dụng công khai, minh bạch hay không? Có thể cam kết giảm tai nạn giao thông chết người xuống bao nhiêu phần trăm trong năm 2012?
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói, Nghị quyết 11 là đúng, nhưng việc cắt giảm một số công trình là cực đoan, ý kiến Bộ trưởng thế nào? Hiện tượng tiêu cực trong đăng kiểm phương tiện cơ giới hết sức nguy hiểm, đề nghị Bộ trưởng cho ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Đức Hiền đánh giá cao nhiệt huyết của Bộ trưởng, nhưng từ lãnh đạo một tập đoàn lớn nay chuyển sang tư lệnh một lĩnh vực lớn, vậy Bộ trưởng sẽ có những kinh nghiệm nào để quản lý tốt? Ông cũng hỏi, trong điều kiện nguồn vốn hạn chế, sáng kiến huy động nguồn vốn của Bộ trưởng thế nào?
Đại biểu Đỗ Văn Đương hỏi, Bộ trưởng có dám cam kết đến 2012 và 2013 sẽ xóa bỏ các "điểm đen" gây tai nạn giao thông?
Trước khi trả lời các câu hỏi, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị, do thời gian còn ít, nên nếu chưa thỏa mãn thì các đại biểu cho biết để trả lời bằng văn bản.
"Câu hỏi của đai biểu An thì giải pháp chung nhất là lựa chọn nhà thầu tốt. Sở dĩ có hiện tượng bán thầu vì với quy định như hiện nay không cho một số doanh nghiệp của Bộ Giao thông Vận tải tham gia, một số đơn vị yếu trúng thầu không làm được nên bán lại, chúng tôi sẽ đàm phán để các doanh nghiệp trong ngành được tham gia", Bộ trưởng nói.
"Đối với một số công trình giao thông dở dang, mong các đại biểu chia sẻ vì ưu tiên kiềm chế lạm phát nên không bố trí đủ vốn, tất nhiên ngành sẽ có trách nhiệm kiểm tra quản lý chặt tiến độ và chất lượng".
"Bộ đã có đề án phát triển giao thông công cộng bằng xe buýt và đang trình Chính phủ để ban hành. Đã đề xuất chính sách, ưu tiên vốn và trợ giá cho người tham gia và đầu tư xe buýt hiện đại. Về quỹ bảo trì đường bộ anh Nghĩa hỏi thì đã có phương án thu phí trực tiếp trên chủ phương tiện nên không thể có chuỵện bắt dân đóng góp. Tuy nhiên phí quá lạc hậu rồi nên cần có thay đổi để đảm bảo tái đầu tư hạ tầng giao thông", Bộ trưởng nói.
Về chất vấn của đại biểu về một số tuyến đường giao thông đang xuống cấp hết sức nghiêm trọng, Bộ trưởng cho biết do đang thưc hiện Nghị quyết 11 nên vẫn phải ưu tiên kiềm chế lạm phát, khi có vốn năm 2012 thì sẽ phân bổ ngay với điều kiện hoàn thành ngay trong năm.
"Việc kiểm tra kiểm soát phương tiện có tiêu cực trong đăng kiểm là trách nhiệm của bộ, giải pháp là kiên quyết xử lý, có thể đuổi việc, cách chức, không thể chấp nhận vì lợi ích của một nhóm người mà gây nguy hiểm cho bao nhiêu người", Bộ trưởng trả lời đại biểu Nguyễn Sỹ Cương.
"Về câu hỏi của đại biểu Hiền thì theo tôi, làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cần kiến thức tổng hợp chứ không chỉ duy nhất về giao thông. Bộ trưởng cũng là chính khách, tôi là bộ trưởng thứ 13 của Bộ Giao thông Vận tải, tôi phải kế thừa kinh nhiệm thành công của 12 bộ trưởng trước, để cùng với đội ngũ trong ngành làm tốt nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng, mở đường phát triển kinh tế - xã hội", Bộ trưởng Thăng nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "chốt" lại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: 24 đại biểu chất vấn, 4 đại biểu hỏi lại lần hai. Bộ trưởng đã trực tiếp trả lời tất cả các câu hỏi, các câu hỏi đã đặt ra đúng vào trọng tâm giao thông nói chung và tập trung vào tai nạn, ùn tắc, tiến độ công trình, kết hợp chống tiêu cực trong điều kiện tiết giảm đầu tư từ ngân sách, đã làm rõ thực trạng là tai nạn giao thông đang diễn ra rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân của tình hình đã được làm rõ, từ trả lời của các bộ trưởng và từ câu hỏi của đại biểu. Qua chất vấn, đã làm rõ thêm hệ thống giải pháp và khẳng định quyết tâm trước nhân dân.
"Tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội và đồng bào cử tri ghi nhận quyết tâm chính trị và quyết tâm điều hành, quản lý của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, của Chính phủ, của các bộ trưởng liên quan đến lĩnh vực quản lý ngành giao thông vận tải cho mục tiêu chúng ta đã định để giảm tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, thấy được một cách tích cực và rõ rệt từ năm 2012", Chủ tịch kết luận phiên chất vấn đầu tiên.