Bộ trưởng Đinh La Thăng “đã sẵn sàng trả lời chất vấn”
Danh sách 5 vị bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại hội trường vào cuối tuần sau đã được dự kiến
Danh sách 5 vị bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại hội trường vào cuối tuần sau đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất và đã gửi xin ý kiến đại biểu sáng nay (16/11), Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với VnEconomy.
Đứng đầu danh sách 5 vị bộ trưởng là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, với các nhóm vấn đề được dự kiến gồm các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.
Nhóm vấn đề thứ hai là biện pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và giải quyết tình trạng xuống cấp của các công trình giao thông trong điều kiện tiết giảm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Bộ trưởng Thăng cho VnEconomy biết, đây cũng là nội dung chính tại 15 chất vấn của đại biểu và hơn 100 ý kiến, kiến nghị của cử tri được gửi đến bộ này.
"Giao thông đang là vấn đề nóng, nhiều đại biểu quan tâm và tôi cũng đã sẵn sàng trả lời chất vấn", Bộ trưởng Thăng nói.
Bên cạnh Bộ trưởng Thăng, theo đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị bộ trưởng sẽ đăng đàn là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Đăng đàn sau cùng sẽ là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với trọng tâm là vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế. Thủ tướng cũng sẽ làm rõ thêm một số vấn đề được đại biểu và cử tri cả nước quan tâm.
Nằm trong các nhóm vấn đề được dự kiến cho các vị bộ trưởng có nhiều nội dung đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như lỗ lãi của các doanh nghiệp xăng dầu, điện, than và dịch vụ công. Giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển, giải pháp chống lạm phát nhưng không để nền kinh tế rơi vào trì trệ.
Với thời gian 2,5 ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết chỉ có khoảng 30 phút được dành cho báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri ngoài thời gian trả lời chất vấn trực tiếp.
Chủ nhiệm Phúc cho biết, sau khi xin ý kiến đại biểu, danh sách chính thức các vị bộ trưởng trả lời chất vấn sẽ được chốt vào cuối tuần này.
Số liệu được tập hợp gửi đến Quốc hội cho thấy, đến hết ngày 15/11 đã có121 chất vấn của 61 đại biểu ở 36 đoàn gửi đến Thủ tướng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và 16 vị bộ trưởng.
Theo nghị trình, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai sẽ diễn ra từ sáng 23 đến trưa 25/11.
Đứng đầu danh sách 5 vị bộ trưởng là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, với các nhóm vấn đề được dự kiến gồm các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.
Nhóm vấn đề thứ hai là biện pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và giải quyết tình trạng xuống cấp của các công trình giao thông trong điều kiện tiết giảm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Bộ trưởng Thăng cho VnEconomy biết, đây cũng là nội dung chính tại 15 chất vấn của đại biểu và hơn 100 ý kiến, kiến nghị của cử tri được gửi đến bộ này.
"Giao thông đang là vấn đề nóng, nhiều đại biểu quan tâm và tôi cũng đã sẵn sàng trả lời chất vấn", Bộ trưởng Thăng nói.
Bên cạnh Bộ trưởng Thăng, theo đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị bộ trưởng sẽ đăng đàn là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Đăng đàn sau cùng sẽ là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với trọng tâm là vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế. Thủ tướng cũng sẽ làm rõ thêm một số vấn đề được đại biểu và cử tri cả nước quan tâm.
Nằm trong các nhóm vấn đề được dự kiến cho các vị bộ trưởng có nhiều nội dung đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như lỗ lãi của các doanh nghiệp xăng dầu, điện, than và dịch vụ công. Giải pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển, giải pháp chống lạm phát nhưng không để nền kinh tế rơi vào trì trệ.
Với thời gian 2,5 ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết chỉ có khoảng 30 phút được dành cho báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri ngoài thời gian trả lời chất vấn trực tiếp.
Chủ nhiệm Phúc cho biết, sau khi xin ý kiến đại biểu, danh sách chính thức các vị bộ trưởng trả lời chất vấn sẽ được chốt vào cuối tuần này.
Số liệu được tập hợp gửi đến Quốc hội cho thấy, đến hết ngày 15/11 đã có121 chất vấn của 61 đại biểu ở 36 đoàn gửi đến Thủ tướng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và 16 vị bộ trưởng.
Theo nghị trình, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai sẽ diễn ra từ sáng 23 đến trưa 25/11.