Chất vấn Bộ trưởng Thăng: “Tôi sẽ bấm nút đầu tiên”
Tâm tư bộ trưởng, tâm sự đại biểu trước phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của kỳ họp Quốc hội thứ hai
Bộ trưởng mới đã sẵn sàng, đại biểu mới cũng không ngại ngần, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa 13 bắt đầu từ sáng 23/11 hứa hẹn những cung bậc mới, của cả cảm xúc và trách nhiệm.
Người đầu tiên, cũng là lần đầu tiên đứng ở vị trí thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng.
Được nhiều cử tri và cả đại biểu nhận xét là làm dám nghĩ dám làm, lại đang “đau đầu” với các giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông được so sánh với thảm họa sóng thần, chắc hẳn, Bộ trưởng Thăng cũng phải chịu ít nhiều áp lực.
Nhất là thời gian nắm bắt công việc, theo như ông nhẩm tính thì chưa được nhiều. Được phê chuẩn làm bộ trưởng hơn 3 tháng thì họp Quốc hội mất hơn một tháng, họp Trung ương, họp Chính phủ, đi công tác nước ngoài hai lần…
“Tất nhiên, mình không đổ lỗi thế là vì thế mà chưa nắm công việc được nhiều, nhưng khách quan là như thế, vì vậy nếu đại biểu hỏi vấn đề gì quá cụ thể mình chưa nắm được thì ghi nhận rồi trả lời sau, chứ có gì mà sợ”, Bộ trưởng Thăng nói.
Rất thông cảm với các thành viên mới của Chính phủ chưa có nhiều thời gian nắm bắt công việc, song cũng không vì thế mà không chất vấn đến cùng, là tâm sự không chỉ của đại biểu tái cử.
Bên cạnh một số vị đại biểu chỉ “thích” chất vấn trực tiếp thì khá nhiều vị đã gửi câu hỏi bằng văn bản đến các thành viên Chính phủ. Và câu trả lời (cũng bằng văn bản) sẽ góp phần không nhỏ vào sự xuất hiện của các vị đại biểu đó ở phiên chất vấn trực tiếp.
Không học về chuyên ngành giao thông, nhưng được giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, khó khăn lớn nhất của Bộ trưởng là gì? Xin cho biết để đại biểu Quốc hội cùng chia sẻ… là chất vấn được đại biểu Nguyễn Bá Thuyền gửi đến Bộ trưởng Thăng.
Trước phiên chất vấn đầu tiên chưa đến một ngày, đại biểu Thuyền cho VnEconomy biết, ông đã nhận được câu trả lời của Bộ trưởng Thăng, song dường như Bộ trưởng đã “không hiểu ý” ông nên chỉ toàn nói về những khó khăn của ngành giao thông thôi.
“Than thở” rằng, câu hỏi này “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu”, đại biểu Thuyền cho biết, ông sẽ cố gắng bấm nút đầu tiên để hỏi lại Bộ trưởng Thăng câu hỏi đó.
Lần đầu tiên tham gia Quốc hội, song đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên - Huế) đã gửi chất vấn đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khá sớm.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, vị đại biểu này đề cập đến tình trạng một số cán bộ, nhân viên ngân hàng chiếm dụng, làm thất thoát số tiền rất lớn (hàng ngàn tỷ đồng), tạo dư luận xấu và bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, một số ngân hàng tự ý nâng trần lãi suất tiết kiệm (không theo quy định của pháp luật).
Với tình trạng đó, đại biểu Nghĩa đề nghị Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, “công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng thuộc quyền như thế nào: có buông lỏng, quan liêu hay không mà để những vụ việc cực kỳ nghiêm trọng đó xẩy ra?”. Và ban lãnh đạo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì xử lý những cán bộ lãnh đạo của các ngân hàng vi phạm?
Câu trả lời đã có, song theo ông thì chưa rõ, cả trách nhiệm và giải pháp. Vì thế, “tôi sẽ tiếp tục chất vấn khi Thống đốc trả lời trực tiếp trước Quốc hôi”, ông Nghĩa cho biết.
Theo ông, đại biểu Quốc hội lắng nghe ý kiến cử tri, phản ánh đến bộ trưởng, bộ trưởng cũng phải lắng nghe thì mới thấy khả năng hoàn thành nhiệm vụ đến đâu.
“Chất vấn không có nghĩa là chỉ trích, là làm cho mọi chuyện căng thẳng, nếu đã chất vấn bằng văn bản mà vẫn chưa hài lòng lại tiếp tục hỏi. Mong muốn của tôi khi chất vấn là muốn góp phần làm lành mạnh hơn cho ngành ngân hàng”, đại biểu Nghĩa nói rõ hơn quan điểm.
Cũng chất vấn Thống đốc, cũng chưa hài lòng với câu trả lời, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho biết là ông sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề đã nêu tại phiên chất vấn trực tiếp.
Với những vấn đề lớn như tái cơ cấu nền kinh tế đến những nội dung cụ thể hơn như tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, vị đại biểu này cho rằng, cả một tuần cuối cùng của kỳ họp thứ hai nên được dành để chất vấn và trả lời chất vấn, thay vì 2,5 ngày như mọi kỳ khác.
Nhất là thời gian dành cho Thủ tướng chỉ có chưa trọn một buổi sáng ngày 25/11 theo đại biểu Đồng là quá ít. Bởi một trong các nhóm vấn đề người đứng đầu Chính phủ sẽ trả lời là tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề rất mới mẻ.
Đại biểu Đồng nói rằng, ông mong chờ ở Thủ tướng và Chính phủ một tinh thần quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm qua các phiên chất vấn này.
“Tôi sẽ chất vấn Thủ tướng”, đại biểu Đồng quả quyết. Tuy nhiên, cũng như nhiều vị đại biểu khác, nội dung chất vấn sẽ chỉ được ông quyết định sau khi các vị bộ trưởng đã đăng đàn.
Người đầu tiên, cũng là lần đầu tiên đứng ở vị trí thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng.
Được nhiều cử tri và cả đại biểu nhận xét là làm dám nghĩ dám làm, lại đang “đau đầu” với các giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông được so sánh với thảm họa sóng thần, chắc hẳn, Bộ trưởng Thăng cũng phải chịu ít nhiều áp lực.
Nhất là thời gian nắm bắt công việc, theo như ông nhẩm tính thì chưa được nhiều. Được phê chuẩn làm bộ trưởng hơn 3 tháng thì họp Quốc hội mất hơn một tháng, họp Trung ương, họp Chính phủ, đi công tác nước ngoài hai lần…
“Tất nhiên, mình không đổ lỗi thế là vì thế mà chưa nắm công việc được nhiều, nhưng khách quan là như thế, vì vậy nếu đại biểu hỏi vấn đề gì quá cụ thể mình chưa nắm được thì ghi nhận rồi trả lời sau, chứ có gì mà sợ”, Bộ trưởng Thăng nói.
Rất thông cảm với các thành viên mới của Chính phủ chưa có nhiều thời gian nắm bắt công việc, song cũng không vì thế mà không chất vấn đến cùng, là tâm sự không chỉ của đại biểu tái cử.
Bên cạnh một số vị đại biểu chỉ “thích” chất vấn trực tiếp thì khá nhiều vị đã gửi câu hỏi bằng văn bản đến các thành viên Chính phủ. Và câu trả lời (cũng bằng văn bản) sẽ góp phần không nhỏ vào sự xuất hiện của các vị đại biểu đó ở phiên chất vấn trực tiếp.
Không học về chuyên ngành giao thông, nhưng được giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, khó khăn lớn nhất của Bộ trưởng là gì? Xin cho biết để đại biểu Quốc hội cùng chia sẻ… là chất vấn được đại biểu Nguyễn Bá Thuyền gửi đến Bộ trưởng Thăng.
Trước phiên chất vấn đầu tiên chưa đến một ngày, đại biểu Thuyền cho VnEconomy biết, ông đã nhận được câu trả lời của Bộ trưởng Thăng, song dường như Bộ trưởng đã “không hiểu ý” ông nên chỉ toàn nói về những khó khăn của ngành giao thông thôi.
“Than thở” rằng, câu hỏi này “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu”, đại biểu Thuyền cho biết, ông sẽ cố gắng bấm nút đầu tiên để hỏi lại Bộ trưởng Thăng câu hỏi đó.
Lần đầu tiên tham gia Quốc hội, song đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên - Huế) đã gửi chất vấn đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khá sớm.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, vị đại biểu này đề cập đến tình trạng một số cán bộ, nhân viên ngân hàng chiếm dụng, làm thất thoát số tiền rất lớn (hàng ngàn tỷ đồng), tạo dư luận xấu và bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, một số ngân hàng tự ý nâng trần lãi suất tiết kiệm (không theo quy định của pháp luật).
Với tình trạng đó, đại biểu Nghĩa đề nghị Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, “công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra, thanh tra các ngân hàng thuộc quyền như thế nào: có buông lỏng, quan liêu hay không mà để những vụ việc cực kỳ nghiêm trọng đó xẩy ra?”. Và ban lãnh đạo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì xử lý những cán bộ lãnh đạo của các ngân hàng vi phạm?
Câu trả lời đã có, song theo ông thì chưa rõ, cả trách nhiệm và giải pháp. Vì thế, “tôi sẽ tiếp tục chất vấn khi Thống đốc trả lời trực tiếp trước Quốc hôi”, ông Nghĩa cho biết.
Theo ông, đại biểu Quốc hội lắng nghe ý kiến cử tri, phản ánh đến bộ trưởng, bộ trưởng cũng phải lắng nghe thì mới thấy khả năng hoàn thành nhiệm vụ đến đâu.
“Chất vấn không có nghĩa là chỉ trích, là làm cho mọi chuyện căng thẳng, nếu đã chất vấn bằng văn bản mà vẫn chưa hài lòng lại tiếp tục hỏi. Mong muốn của tôi khi chất vấn là muốn góp phần làm lành mạnh hơn cho ngành ngân hàng”, đại biểu Nghĩa nói rõ hơn quan điểm.
Cũng chất vấn Thống đốc, cũng chưa hài lòng với câu trả lời, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho biết là ông sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề đã nêu tại phiên chất vấn trực tiếp.
Với những vấn đề lớn như tái cơ cấu nền kinh tế đến những nội dung cụ thể hơn như tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, vị đại biểu này cho rằng, cả một tuần cuối cùng của kỳ họp thứ hai nên được dành để chất vấn và trả lời chất vấn, thay vì 2,5 ngày như mọi kỳ khác.
Nhất là thời gian dành cho Thủ tướng chỉ có chưa trọn một buổi sáng ngày 25/11 theo đại biểu Đồng là quá ít. Bởi một trong các nhóm vấn đề người đứng đầu Chính phủ sẽ trả lời là tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề rất mới mẻ.
Đại biểu Đồng nói rằng, ông mong chờ ở Thủ tướng và Chính phủ một tinh thần quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm qua các phiên chất vấn này.
“Tôi sẽ chất vấn Thủ tướng”, đại biểu Đồng quả quyết. Tuy nhiên, cũng như nhiều vị đại biểu khác, nội dung chất vấn sẽ chỉ được ông quyết định sau khi các vị bộ trưởng đã đăng đàn.