Cà phê cuối tuần: TienPhong Bank có thành công?
Mới đi vào hoạt động từ tháng 6/2008, TienPhong Bank đã phải đặt ra yêu cầu tái cơ cấu quyết liệt. Liệu họ có thành công?
Có lẽ là khá bất ngờ với nhiều người khi TienPhong Bank dự tính sẽ trở thành thành viên thứ 6 nhóm các ngân hàng tham gia bình ổn thị trường vàng.
Bất ngờ bởi thành viên mới này chưa từng tham gia lĩnh vực kinh doanh vàng. Sắp tới, nhóm “G5” mà nhiều người quen gọi trước đây có thể trở thành… “G6”.
Nhưng trước hết, điều thị trường quan tâm hơn thời gian qua là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhong Bank) sẽ vượt qua khó khăn có từ năm 2011 và hiện nay như thế nào. Thậm chí, trong hiệu ứng thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng rộ lên cuối 2011 đầu 2012, đây là một cái tên có trong những đồn đoán…
Là ngân hàng trẻ, mới đi vào hoạt động từ tháng 6/2008, tại đây đã phải đặt ra yêu cầu tái cơ cấu một cách quyết liệt. Liệu họ có thành công hay không?
“Cà phê cuối tuần” kỳ này, VnEconomy giới thiệu cuộc trao đổi với ông Đỗ Minh Phú, người vừa đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị TienPhong Bank, sau đại hội đồng cổ đông cuối tháng 4 vừa qua.
Ông Phú cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI - tổ chức vừa rót vốn và trở thành cổ đông chiến lược của TienPhong Bank.
“Đủ điều kiện để hoạt động độc lập”
Trước hết, xin hỏi ông điều mà hẳn nhiều người quan tâm trong thời gian qua: TienPhong Bank có định hướng sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác theo chủ trương tái cơ cấu hệ thống của Ngân hàng Nhà nước hay không?
Tôi có thể khẳng định TienPhong Bank đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động độc lập. Chúng tôi hoàn toàn chủ động được nguồn lực nội tại để tái cơ cấu.
Sau đại hội đồng cổ đông vừa rồi, chúng tôi đã thống nhất chọn được hướng đi thích hợp, củng cố lại hoạt động, đổi mới hệ thống quản trị để tập trung theo đuổi chiến lược phát triển bền vững trong tương lai.
Nguồn lực nội tại một phần có sự tham gia của Tập đoàn DOJI sau kế hoạch đầu tư và trở thành cổ đông chiến lược mới đây. Ngay sau đó TienPhong Bank cho biết bắt đầu tiến hành tái cơ cấu. Và như ông nói, có thể hiểu là ngân hàng sẽ tự thân vượt qua những khó khăn hiện nay?
Đầu năm 2012, TienPhong Bank đã xây dựng đề án tái cơ cấu chi tiết dựa trên nội lực của mình và được Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, chấp thuận thông qua. TienPhong Bank chắc chắn sẽ ra khỏi khó khăn và chủ động được hoạt động phát triển của chính mình.
Vừa đi vào hoạt động, TienPhong Bank đã phải đặt ra yêu cầu tái cơ cấu như vậy, có phải chiến lược hoạt động ban đầu, khi thành lập, đến nay là không còn phù hợp, hay định vị ban đầu có sự chủ quan và chưa lường trước được những biến động của thị trường và đặc thù của lĩnh vực ngân hàng, thưa ông?
Theo tôi, từ chính xác nhất để miêu tả tình trạng vừa qua của ngành ngân hàng không phải “khó khăn” mà là phát triển quá nóng. Tiềm lực của hệ thống ngân hàng phát triển chưa tương xứng, chưa đáp ứng được các đòi hỏi của nền kinh tế. Đa số ngân hàng chưa cân bằng được nội lực và kinh doanh, đầu tư quá nhiều, quá dàn trải, không kiểm soát được rủi ro và không phát huy được vai trò tư vấn tài chính cho doanh nghiệp.
Xét về tầm vĩ mô, tái cơ cấu là quá trình bình thường, liên tục, đặc biệt đối với nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam nhằm tìm ra mô hình phát triển tốt nhất.
Mỗi khi nền kinh tế xuất hiện những lỗ hổng, hệ thống tài chính ngân hàng, được ví như mạch máu hay xương sống của nền kinh tế, chắc chắn sẽ cần tái cơ cấu đầu tiên.
Mỗi ngân hàng luôn luôn phải tìm ra những “gót chân Asin” nhằm khắc phục, hoàn thiện, tìm ra hướng đi tốt nhất cho mình.
Còn với TienPhong Bank thì sao?
TienPhong Bank không phải là ngoại lệ. Trong quá trình phát triển chúng tôi chắc chắn có nhiều thiếu sót cần điều chỉnh.
Vấn đề quan trọng là TienPhong Bank đã thấu rõ được khó khăn của mình, xác định được hoạt động trọng yếu mang tính đặc thù, không “đụng hàng” làm lợi thế cạnh tranh với ngân hàng bạn.
“Tin tưởng sớm thành công”
Vậy, kế hoạch tái cơ cấu của TienPhong Bank hiện đã xác định như thế nào? Lộ trình và các kết quả dự kiến?
Một trong những điểm mạnh nổi bật của TienPhong Bank là sở hữu các cổ đông rất mạnh, nhưng do được thành lập chưa lâu, lại gặp đúng lúc khủng hoảng kinh tế nên TienPhong Bank chưa có cơ hội chứng tỏ mình.
Nếu nói về công nghệ thông tin thì FPT thực sự “có vai có vế”, về viễn thông thì VMS MobiFone là số một, lĩnh vực tái bảo hiểm thì Vinare là anh cả. Còn tập đoàn SBI VenHolding sở hữu dịch vụ Ngân hàng điện tử hàng đầu Nhật Bản hiện nay. TienPhong Bank lại được đón nhận cổ đông mới là Tập đoàn DOJI, công ty đứng top 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, doanh thu năm 2011 lên tới trên 30.000 tỷ đồng.
Kế hoạch tái cơ cấu của TienPhong Bank theo đó sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực trọng điểm.
Thứ nhất, TienPhong Bank sẽ tận dụng thế mạnh của DOJI mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh vàng, tạo đà tham gia ổn định thị trường vàng cùng một số ít ngân hàng khác.
Thứ hai, với cổ đông FPT với bề dày lĩnh sử trong lĩnh vực công nghệ, TienPhong Bank sẽ là “bà đỡ” cho các công ty, đơn vị ứng dụng công nghệ cao về mặt tài chính, kinh nghiệm quản trị.
Thứ ba, TienPhong Bank sẽ tập trung phục vụ lĩnh công nghiệp hỗ trợ - một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Hướng đi này đã được mở sẵn với việc DOJI là một trong 3 chủ đầu tư xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) với diện tích khoảng 700ha. Khu công nghiệp Hanssip nhận được sự ủng hộ lớn của các ngân hàng, tổ chức hỗ trợ của Nhật Bản, nguồn vốn dự kiến đạt 21.000 tỷ đồng. TienPhong Bank sẽ tham gia cung cấp tín dụng cùng đa dạng dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại như bảo lãnh, thanh toán, tài trợ, tư vấn tài chính…
Thứ tư, dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những thế mạnh từ ngày đầu thành lập của TienPhong Bank. Chúng tôi sẽ tập trung khai thác tiềm năng này, mang lại thu nhập thực sự dựa trên kinh nghiệm của SoftBank (thuộc SBI Nhật Bản).
Cũng giải thích thêm rằng, SoftBank có số lượng dưới 100 người nhưng quản lý tổng tài sản lên tới 10 tỷ USD chỉ dựa trên công nghệ ngân hàng điện tử.
Với kế hoạch đó, có thể quá trình tái cơ cấu sẽ sớm mang lại những kết quả bước đầu. Nếu vậy TienPhong Bank có tin tưởng sẽ được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn, để thuận lợi hơn trong kinh doanh ngay trong năm nay?
Là đơn vị kinh doanh, TienPhong Bank chắc chắn mong muốn các điều kiện thuận lợi hơn. Đề án tái cơ cấu và trọng điểm là các chiến lược kinh doanh của chúng tôi đã được Ngân hàng Nhà nước ủng hộ và thông qua. Chúng tôi tin tưởng sẽ sớm thành công, vững bước tiến xa trong tương lai rất gần.
“Kinh doanh vàng không phải con bò sữa dễ vắt”
Ngoài cơ cấu lại cổ đông và những điểm tái cơ cấu như trên, TienPhong Bank sẽ có điều chỉnh trong hoạt động và một điểm mới là mở hướng kinh doanh vàng. Ông nói gì về hướng đi mới này, triển vọng và thử thách của nó?
Sau nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, người ngoài ngành cho rằng kinh doanh vàng đã bị siết nhưng thực tế vàng là loại hàng hóa đặc biệt, vừa mang tính vật chất vừa là đơn vị tiền tệ. Nhu cầu mua bán, tích trữ, sản xuất vàng luôn luôn lớn, đặc biệt tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên kinh doanh vàng không phải con bò sữa dễ vắt. Giá vàng không tuân theo quy luật cung cầu thông thường mà chịu tác động của nhiều yếu tố như giá cả quốc tế, tình hình kinh tế vĩ mô, tâm lý người dân, tỷ giá của nhiều đồng tiền, tình hình khai thác, chi phí sản xuất vàng… Để kinh doanh vàng tốt cần có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn và kinh nghiệm dày dạn.
TienPhong Bank mặc dù chưa bao giờ tham gia lĩnh vực này nhưng lại có cổ đông lớn DOJI, một trong số ít doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng. DOJI là một trong ít tên tuổi hàng đầu trong ngành vàng bạc đã quý có mạng lưới kinh doanh vàng, trang sức, đá quý rộng khắp toàn quốc. Tập đoàn sẵn sàng hỗ trợ để đưa TienPhong Bank trở thành ngân hàng thứ 6 được Ngân hàng Nhà nước tin tưởng cho phép tham gia ổn định thị trường vàng.
Hơn nữa, một hướng đầy tiềm năng cho TienPhong Bank cấp tín dụng và dịch vụ tài chính cho hơn 12.000 hộ kinh doanh vàng miếng sẽ phải chuyển đổi ngành nghề sang chế tác và kinh doanh vàng trang sức.
Ở hướng kinh doanh mới là vậy. Còn ở hướng tăng cường năng lực tài chính. TienPhong Bank có nêu dự kiến sẽ tăng mạnh vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm nay. Vậy tính khả thi của mục tiêu này như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi đã có kế hoạch tăng vốn chi tiết. Tôi có thể khẳng định cổ đông TienPhong Bank đã có tiền sẵn trong tài khoản, chỉ chờ Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sẽ tăng vốn ngay lập tức lên ít nhất 4.500 tỷ đồng.
Bất ngờ bởi thành viên mới này chưa từng tham gia lĩnh vực kinh doanh vàng. Sắp tới, nhóm “G5” mà nhiều người quen gọi trước đây có thể trở thành… “G6”.
Nhưng trước hết, điều thị trường quan tâm hơn thời gian qua là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TienPhong Bank) sẽ vượt qua khó khăn có từ năm 2011 và hiện nay như thế nào. Thậm chí, trong hiệu ứng thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng rộ lên cuối 2011 đầu 2012, đây là một cái tên có trong những đồn đoán…
Là ngân hàng trẻ, mới đi vào hoạt động từ tháng 6/2008, tại đây đã phải đặt ra yêu cầu tái cơ cấu một cách quyết liệt. Liệu họ có thành công hay không?
“Cà phê cuối tuần” kỳ này, VnEconomy giới thiệu cuộc trao đổi với ông Đỗ Minh Phú, người vừa đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị TienPhong Bank, sau đại hội đồng cổ đông cuối tháng 4 vừa qua.
Ông Phú cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI - tổ chức vừa rót vốn và trở thành cổ đông chiến lược của TienPhong Bank.
“Đủ điều kiện để hoạt động độc lập”
Trước hết, xin hỏi ông điều mà hẳn nhiều người quan tâm trong thời gian qua: TienPhong Bank có định hướng sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác theo chủ trương tái cơ cấu hệ thống của Ngân hàng Nhà nước hay không?
Tôi có thể khẳng định TienPhong Bank đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động độc lập. Chúng tôi hoàn toàn chủ động được nguồn lực nội tại để tái cơ cấu.
Sau đại hội đồng cổ đông vừa rồi, chúng tôi đã thống nhất chọn được hướng đi thích hợp, củng cố lại hoạt động, đổi mới hệ thống quản trị để tập trung theo đuổi chiến lược phát triển bền vững trong tương lai.
Nguồn lực nội tại một phần có sự tham gia của Tập đoàn DOJI sau kế hoạch đầu tư và trở thành cổ đông chiến lược mới đây. Ngay sau đó TienPhong Bank cho biết bắt đầu tiến hành tái cơ cấu. Và như ông nói, có thể hiểu là ngân hàng sẽ tự thân vượt qua những khó khăn hiện nay?
Đầu năm 2012, TienPhong Bank đã xây dựng đề án tái cơ cấu chi tiết dựa trên nội lực của mình và được Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, chấp thuận thông qua. TienPhong Bank chắc chắn sẽ ra khỏi khó khăn và chủ động được hoạt động phát triển của chính mình.
Vừa đi vào hoạt động, TienPhong Bank đã phải đặt ra yêu cầu tái cơ cấu như vậy, có phải chiến lược hoạt động ban đầu, khi thành lập, đến nay là không còn phù hợp, hay định vị ban đầu có sự chủ quan và chưa lường trước được những biến động của thị trường và đặc thù của lĩnh vực ngân hàng, thưa ông?
Theo tôi, từ chính xác nhất để miêu tả tình trạng vừa qua của ngành ngân hàng không phải “khó khăn” mà là phát triển quá nóng. Tiềm lực của hệ thống ngân hàng phát triển chưa tương xứng, chưa đáp ứng được các đòi hỏi của nền kinh tế. Đa số ngân hàng chưa cân bằng được nội lực và kinh doanh, đầu tư quá nhiều, quá dàn trải, không kiểm soát được rủi ro và không phát huy được vai trò tư vấn tài chính cho doanh nghiệp.
Xét về tầm vĩ mô, tái cơ cấu là quá trình bình thường, liên tục, đặc biệt đối với nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam nhằm tìm ra mô hình phát triển tốt nhất.
Mỗi khi nền kinh tế xuất hiện những lỗ hổng, hệ thống tài chính ngân hàng, được ví như mạch máu hay xương sống của nền kinh tế, chắc chắn sẽ cần tái cơ cấu đầu tiên.
Mỗi ngân hàng luôn luôn phải tìm ra những “gót chân Asin” nhằm khắc phục, hoàn thiện, tìm ra hướng đi tốt nhất cho mình.
Còn với TienPhong Bank thì sao?
TienPhong Bank không phải là ngoại lệ. Trong quá trình phát triển chúng tôi chắc chắn có nhiều thiếu sót cần điều chỉnh.
Vấn đề quan trọng là TienPhong Bank đã thấu rõ được khó khăn của mình, xác định được hoạt động trọng yếu mang tính đặc thù, không “đụng hàng” làm lợi thế cạnh tranh với ngân hàng bạn.
“Tin tưởng sớm thành công”
Vậy, kế hoạch tái cơ cấu của TienPhong Bank hiện đã xác định như thế nào? Lộ trình và các kết quả dự kiến?
Một trong những điểm mạnh nổi bật của TienPhong Bank là sở hữu các cổ đông rất mạnh, nhưng do được thành lập chưa lâu, lại gặp đúng lúc khủng hoảng kinh tế nên TienPhong Bank chưa có cơ hội chứng tỏ mình.
Nếu nói về công nghệ thông tin thì FPT thực sự “có vai có vế”, về viễn thông thì VMS MobiFone là số một, lĩnh vực tái bảo hiểm thì Vinare là anh cả. Còn tập đoàn SBI VenHolding sở hữu dịch vụ Ngân hàng điện tử hàng đầu Nhật Bản hiện nay. TienPhong Bank lại được đón nhận cổ đông mới là Tập đoàn DOJI, công ty đứng top 3 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, doanh thu năm 2011 lên tới trên 30.000 tỷ đồng.
Kế hoạch tái cơ cấu của TienPhong Bank theo đó sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực trọng điểm.
Thứ nhất, TienPhong Bank sẽ tận dụng thế mạnh của DOJI mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh vàng, tạo đà tham gia ổn định thị trường vàng cùng một số ít ngân hàng khác.
Thứ hai, với cổ đông FPT với bề dày lĩnh sử trong lĩnh vực công nghệ, TienPhong Bank sẽ là “bà đỡ” cho các công ty, đơn vị ứng dụng công nghệ cao về mặt tài chính, kinh nghiệm quản trị.
Thứ ba, TienPhong Bank sẽ tập trung phục vụ lĩnh công nghiệp hỗ trợ - một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Hướng đi này đã được mở sẵn với việc DOJI là một trong 3 chủ đầu tư xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) với diện tích khoảng 700ha. Khu công nghiệp Hanssip nhận được sự ủng hộ lớn của các ngân hàng, tổ chức hỗ trợ của Nhật Bản, nguồn vốn dự kiến đạt 21.000 tỷ đồng. TienPhong Bank sẽ tham gia cung cấp tín dụng cùng đa dạng dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại như bảo lãnh, thanh toán, tài trợ, tư vấn tài chính…
Thứ tư, dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những thế mạnh từ ngày đầu thành lập của TienPhong Bank. Chúng tôi sẽ tập trung khai thác tiềm năng này, mang lại thu nhập thực sự dựa trên kinh nghiệm của SoftBank (thuộc SBI Nhật Bản).
Cũng giải thích thêm rằng, SoftBank có số lượng dưới 100 người nhưng quản lý tổng tài sản lên tới 10 tỷ USD chỉ dựa trên công nghệ ngân hàng điện tử.
Với kế hoạch đó, có thể quá trình tái cơ cấu sẽ sớm mang lại những kết quả bước đầu. Nếu vậy TienPhong Bank có tin tưởng sẽ được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn, để thuận lợi hơn trong kinh doanh ngay trong năm nay?
Là đơn vị kinh doanh, TienPhong Bank chắc chắn mong muốn các điều kiện thuận lợi hơn. Đề án tái cơ cấu và trọng điểm là các chiến lược kinh doanh của chúng tôi đã được Ngân hàng Nhà nước ủng hộ và thông qua. Chúng tôi tin tưởng sẽ sớm thành công, vững bước tiến xa trong tương lai rất gần.
“Kinh doanh vàng không phải con bò sữa dễ vắt”
Ngoài cơ cấu lại cổ đông và những điểm tái cơ cấu như trên, TienPhong Bank sẽ có điều chỉnh trong hoạt động và một điểm mới là mở hướng kinh doanh vàng. Ông nói gì về hướng đi mới này, triển vọng và thử thách của nó?
Sau nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, người ngoài ngành cho rằng kinh doanh vàng đã bị siết nhưng thực tế vàng là loại hàng hóa đặc biệt, vừa mang tính vật chất vừa là đơn vị tiền tệ. Nhu cầu mua bán, tích trữ, sản xuất vàng luôn luôn lớn, đặc biệt tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên kinh doanh vàng không phải con bò sữa dễ vắt. Giá vàng không tuân theo quy luật cung cầu thông thường mà chịu tác động của nhiều yếu tố như giá cả quốc tế, tình hình kinh tế vĩ mô, tâm lý người dân, tỷ giá của nhiều đồng tiền, tình hình khai thác, chi phí sản xuất vàng… Để kinh doanh vàng tốt cần có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn và kinh nghiệm dày dạn.
TienPhong Bank mặc dù chưa bao giờ tham gia lĩnh vực này nhưng lại có cổ đông lớn DOJI, một trong số ít doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng. DOJI là một trong ít tên tuổi hàng đầu trong ngành vàng bạc đã quý có mạng lưới kinh doanh vàng, trang sức, đá quý rộng khắp toàn quốc. Tập đoàn sẵn sàng hỗ trợ để đưa TienPhong Bank trở thành ngân hàng thứ 6 được Ngân hàng Nhà nước tin tưởng cho phép tham gia ổn định thị trường vàng.
Hơn nữa, một hướng đầy tiềm năng cho TienPhong Bank cấp tín dụng và dịch vụ tài chính cho hơn 12.000 hộ kinh doanh vàng miếng sẽ phải chuyển đổi ngành nghề sang chế tác và kinh doanh vàng trang sức.
Ở hướng kinh doanh mới là vậy. Còn ở hướng tăng cường năng lực tài chính. TienPhong Bank có nêu dự kiến sẽ tăng mạnh vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm nay. Vậy tính khả thi của mục tiêu này như thế nào, thưa ông?
Chúng tôi đã có kế hoạch tăng vốn chi tiết. Tôi có thể khẳng định cổ đông TienPhong Bank đã có tiền sẵn trong tài khoản, chỉ chờ Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sẽ tăng vốn ngay lập tức lên ít nhất 4.500 tỷ đồng.